Học lái xe số sàn đúng cách để bảo vệ xe và tăng tuổi thọ cho xe
Xe số sàn khó sử dụng hơn xe số tự động và rất dễ bị hư hỏng nếu như không biết sử dụng đúng cách. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc cách lái xe số sàn và những kinh nghiệm để đời giúp bải vệ xe lâu nhất.
Lái xe số sàn và kinh nghiệm để đời cho đoạn đường dốc
Kinh nghiệm đầu tiên, không trả số mo quá lâu
Một trong những sai lầm phổ biến là khi khi qua những đoạn đường cua, người lái xe thường trả lại số N (mo) quá lâu. Khi xe ở góc, không nên ngắt kết nối, nhưng nên để máy chạy chậm lại. Khi bạn di chuyển chiếc xe bằng quán tính bằng cách ngắt kết nối hoặc bằng N, bánh xe sẽ ít rảnh hơn khi bạn nhấn đèn gas và để cho chiếc xe chạy chậm.
Bên cạnh đó, nhiều cánh tài xế dùng số mo để xuống dốc để tiết kiệm nhiên liệu nhưng trên thực tế, như vậy là không an toàn. Khi xe đi xuống dốc mà không có lực phanh từ hộp số sẽ làm cho hệ thống phanh hoạt động liên tục. Khi phanh quá nóng, phanh sẽ mất hiệu lực và sẽ xảy ra tai nạn.
Một sai lầm phổ biến nhất đối với người lái xe số sàn
Một sai lầm mà đôi khi thậm chí có giáo viên dạy cho học viên: để tránh tình trạng xe hơi chết khi phanh, xử dụng bàn đạp ly hợp (cắt ly hợp) trước khi đạp phanh. Đây là một hoạt động rất nguy hiểm khi mất khả năng xử lý các tình huống bất ngờ. Trong thực tế, các hoạt động nên được đảo ngược: đầu tiên là bàn đạp phanh, và khi chiếc xe gần như dừng chân mới ly hợp, cắt ly hợp.
Hướng dẫn cách chạy xe số sàn không bị tắt máy
Những người mới chạy xe thì chắc hẳn sẽ chưa quen với chân côn, chân ga. Chính do đó, việc lái xe số sàn đúng cách sẽ cần nhiều thời gian cho người sử dụng. Tuy nhiên nếu đã quen với chân ga, đồng thời phối hợp với các kỹ năng khác như phán đoán tình huống, nghe tiếng máy, đi đúng số (không bị ép ga hoặc ép số), canh trớn ,…Khi người dùng đã quen với xe số sàn rồi thì sẽ thấy điều khiển xe nhịp nhàng, đủ trớn, đủ đà,…thì sẽ không bị tắt máy nữa. Một số kinh nghiệm nhỏ hướng dẫn cách chạy xe số sàn không bị tắt máy cho người mới bắt đầu:
Khi xe dừng hẳn
Bắt buộc phải trả về số 1 để depart lại. Sau khi depart nếu thấy đường có nguy cơ kẹt tiếp thì các bạn khoan hãy sang số 2 mà chuẩn bị rà côn để giảm tốc và để tránh xe bị tắt máy khi dừng. Còn nếu đường thoáng, xe vẫn lăn bánh đều đều không có nguy cơ kẹt tiếp thì sang số 2 ngay.
Khi xe đi tốc độ chậm
Trong trường hợp xe đi với tốc độ 5 – 10km/h chưa đủ trớn: Các bạn hãy sử dụng số 2, nhưng lưu ý nếu đang đi lên hoặc vướng vật cản dưới bánh xe thì người lái cần phải đệm thêm ga nhẹ nhẹ chút chút.
Khi lái xe sử dụng số 1 và 2
Khi đi số 1 và 2 thường nếu xe chưa đủ trớn thì hãy phối hợp thật tốt chân côn và chân ga để xe không bị giật hoặc tắt máy, thời gian rà côn không được kéo dài hoặc lạm dụng quá. Còn khi xe đủ trớn rồi thì các bạn chuyển tiếp sang số 3.
Khi lái xe sử dụng số 3
Từ số 3 trở đi thì xe ít bị tắt máy hơn. Nếu có tình huống phải giảm tốc thì các bạn rà thắng từ từ đến mức nào đó là biết xe đã hết trớn thì cắt côn ngay để về số thấp hơn. Nếu bạn chưa biết cách nhả côn thì hãy tìm hiểu thêm các bài viết về cách nhả côn ô tô.
Tóm lại, các bạn nên chú ý hơn vào đà và trớn của xe thay vì chỉ chú ý vào đi số nào. Tất nhiên để như vậy cũng cần có thời gian để tập lái.
Cách chạy xe số sàn không bị tắt máy cho người mới bắt đầu
Hướng dẫn lái xe số sàn đúng cách
Khi khởi động xe
Video đang HOT
Với chân trái đạp hết côn, tay phải đẩy cần số lên vị trí số 1. Từ từ nhả dần chân côn (không nhả nhanh và hết cỡ sẽ dẫn tới chết máy), đồng thời chân phải chuyển sang chân ga, nhả chân côn tới khi xe bắt đầu di chuyển. Nếu quên chưa nhả tay phanh thì phải nhả tại thời điểm này.
Nhấn chân ga nhưng ở mức độ nhẹ nhàng để vòng tua máy vượt qua chế độ chạy không tải đôi chút.Tiếp tục nhả chân côn, đồng thời đạp thêm ga một cách nhẹ nhàng, mức độ vừa phải. Tiếp tục đạp ga, bỏ hoàn toàn chân côn và bắt đầu di chuyển đều đều trên đường.
Khi lên số cao
Xác định thời điểm lên số. Thông thường thời điểm lên số là khi vòng tua máy lớn khiến lái xe cảm thấy máy hơi gằn, tiếng ống xả to hơn bình thường. Nhưng nếu đang lên dốc hoặc muốn tăng tốc nhanh, thời điểm chuyển số nên muộn hơn để tận dụng lực kéo lớn ở số thấp.
Bắt đầu quá trình lên số bằng cách giải phóng chân ga, đạp hết chân côn. Chú ý đạp hết chân côn để tách côn hoàn toàn nếu không sẽ gây hư hại hộp số khi chuyển số.
Khi chuyển cần số lên số cao
Bỏ chân côn và đạp thêm ga. Khi bắt đầu khởi động xe, việc nhả chân côn và đạp ga phải thực hiện đồng thời để xe không bị giật nhưng khi xe đã lăn bánh, nhả chân côn khi chuyển số cao có thể thực hiện nhanh hơn mà không sợ xe bị giật.
Khi về số thấp
Xác định khi nào về số thấp. Cũng giống như chuyển số cao, tài xế căn cứ vào tốc độ động cơ để chuyển số, thường khi tốc độ động cơ xuống dưới ngưỡng thích hợp với cấp số hiện tại, xe sẽ hơi giật cục, đạp ga không tác dụng như bình thường. Quy trình như sau:
Bắt đầu quá trình về số bằng cách bỏ chân ga, đạp lút côn.
Đạp lút côn, tay phải chuyển cần số về vị trí số thấp hơn.
Nhẹ nhàng nới chân côn và đặt chân phải lên chân ga. Khi quá trình về số thấp hoàn thành, xe sẽ như bị ngừng đột ngột, khi đó hơi nhích chân ga để tốc độ động cơ bắt kịp với tốc độ di chuyển của xe.
Nhả hoàn toàn chân côn, bắt đầu dùng chân ga để chạy bình thường.
Phanh để dừng
Hãy chắc chắn phanh xe khi cần số đang ở số chạy chứ không phải N, vì nếu ở N xe sẽ chạy theo quán tính, khi đó phanh sẽ chậm tác dụng. Phanh cho tới khi tốc độ vòng tua máy cao hơn chế độ chạy không tải đôi chút. Quy trình như sau:
Cắt côn, đưa cần số về vị trí N.
Tiếp tục đảm phanh để đảm bảo chắc chắn xe dừng hẳn.
Bỏ phanh khi tốc độ xe còn khoảng dưới 20 km/h để xe từ từ lăn tới chỗ đỗ. Hành động này giúp trọng lực vốn đang dồn lên giảm xóc ô tô trước lúc phanh sẽ chuyển đều lên cả phía trước và sau, tạo thế cân bằng, không bị giật khi xe dừng
Giữ lại phanh khi xe đã dừng, hành động này nhằm giữ cho xe chắn chắn dừng hẳn ở những địa hình không bằng phẳng hoặc luồng giao thông đông đúc.
Khi dừng trên dốc
Quý độc giả có thể tham khảo kỹ thuật lái xe số sàn lên xuống dốc
Cách 1: Về côn
Bắt đầu phanh như bình thường.
Cũng như khi phanh trên đường thẳng, gần tới chỗ dừng thì bỏ chân phanh để xe từ từ chạy về đúng điểm định dừng. Chắn chắn cần số đang ở vị trí 1.
Khi xe dừng, ngắt côn và hơi đạp ga. Cách thực hiện này được gọi là về côn, khi kết hợp nhuần nhuyễn chân ga và côn, xe sẽ đứng yên mà không cần đạp phanh. Nếu thấy xe bắt đầu trôi dốc thì nhả bớt chân côn, nếu xe có xu hướng lăn bánh tiếp thì đạp sâu thêm côn. Các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên dùng phương pháp này nếu dừng thời gian ngắn, ở nơi ít phương tiện, đồng thời cách làm này sẽ giảm tuổi thọ của côn, do đó không nên áp dụng nếu không thực sự cần thiết.
Cách 2: Dùng phanh tay
Phanh như bình thường khi tới điểm cần dừng, lúc này dùng phanh tay để giữ xe đứng yêu trên dốc.
Khi bắt đầu di chuyển trở lại, nhả ít côn sau khi vào số 1, từ từ đạp ga để xe dịch chuyển lên trước.
Khi xe đã bắt đầu có dấu hiệu di chuyển thì giải phóng phanh tay.
Đạp ga, bỏ hoàn toàn chân côn và di chuyển như bình thường. Khi đề-pa trên dốc, kết hợp nhuần nhuyễn chân ga và côn để không bị trôi và rung xe. Nhả chân côn cho tới khi xe có dấu hiệu bắt côn là lập tức sử dụng chân ga để kiểm soát.
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý độc giả, kính chúc quý độc giả lái xe an toàn!
Theo Khampha
Sử dụng xe số tự động bạn đã biết ý nghĩa những kí hiệu trên cần số hay chưa?
Tìm hiểu về ý nghĩa của những kí hiệu trên cần số xe số tự động. Bạn đã sử dụng xe số tự động đúng cách hay chưa? Cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau đây.
Khi sử dụng xe số tự động, trên cần số bạn sẽ dễ thấy những kí hiệu như P-R-N-D hay M,S,L, mỗi kí hiệu sẽ mang ý nghĩa khác nhau.
Ý nghĩa kí hiệu trên cần số xe số tự động
Đối với các ký hiệu cần số xe số tự động, các ký hiệu thường rườm rà hơn số sàn, vì được ký hiệu bằng tiếng Anh. Nhưng cơ cấu sang số của xe số tự động đơn giản hơn nhiều so với số sàn. Khi sang số, chỉ cần dùng tay bóp lẫy cố định trên cần số sao cho lẫy thụt vào là có thể di chuyển cần số đến vị trí mong muốn.
Về cơ bản, số tự động sẽ có ký hiệu sau:
- P (Parking) = đậu xe
- R (Reverse) = lùi xe
- N (Neutral) = trạng thái tự do
- D (Drive) = số tiến
Tùy thuộc vào dòng xe sẽ có thêm các ký hiệu và chức năng khác như:
- M (Manual): ( -) Vận hành như số sàn, cho phép xe chuyển sang số 1, 2, 3, 4, 5 và ngược lại (gạt về dấu " " là tăng số, dấu "-" là giảm số)
- S (Sport): Số kiểu thể thao, gần giống như chế độ M kể trên để chuyển số theo ý muốn người lái.
- D1 (Drive 1), D2 (Drive 2): Sử dụng khi cần đi tốc độ chậm, đường khó đi hoặc tăng tốc. Tuy nhiên công dụng rất quan trọng của những số này là hỗ trợ đổ đèo an toàn.
- OD (Overdrive): Số để vượt tốc, đổ đèo
- L (Low): Số thấp, dùng cho các trường hợp tải nặng, lên dốc, xuống dốc
- B (Brake): Số hãm, tương tự như số L. Dùng để hãm tốc bằng động cơ khi xe xuống dốc.
Trên đó là ý nghĩa của những kí hiệu trên cần số xe số tự động. Dưới đây là những sai lầm khi sử dụng xe số tự động bạn cần biết để sử dụng xe đúng cách.
Những sai lầm khi sử dụng xe số tự động cánh tài xế thường gặp
Sử dụng số D khi dừng xe và Sử dụng số N khi thả dốc
Phanh chân: Ở vị trí D xe vẫn có xu hướng chuyển động về phía trước, đạp phanh trong thời gian dài làm cho nhiệt độ của dầu ở hộp số tăng lên, dầu bôi trơn sẽ bị biến chất. Cùng với việc trạng thái hoạt động không tải duy trì ở múc độ cao dẫn đến việc tiêu tốn nhiên liệu. Nếu chỉ dừng trong thời gian ngắn thì có thể chấp nhận được, thời gian dài nên chuyển sang số N hoặc P và giữ chân phanh.
Khi xe xuống dốc nhiều người vẫn có thói quen để xe chuyển động theo quán tính, để số N vì muốn tiết kiệm nhiên liệu. Do khi đổ dốc hoặc đang ở tốc độ cao, vòng quay trục thứ cấp của hộp số là rất lớn, tuy nhiên làm như vậy sẽ rất dễ khiến cho hộp số bị hỏng. Vận hành ở chế độ không tải thì bơm dầu của hộp số tự động sẽ cung cấp không đủ.
Thói quen dùng cả 2 chân khi vận hành xe
Những người thường xuyên điều khiển xe ô tô chắc chắn biết nguyên tắc khi sử dụng hộp số: "Không sử dụng chân trái, chân phải điều khiển cả bàn đạp phanh và bàn đạp ga". Lái xe số tự động, chân phải sẽ thực hiện cả hai thao tác đạp phanh lẫn ga.
Nhiều người khi sử dụng xe ô tô, ví trí thiết kế chân phanh và chân ga thẳng với hướng chân phải đưa ra, chính do đó, chỉ nên sử dụng 1 chân khi điều khiển phanh và ga. Khi cố tình sử dụng cả 2 chân để tránh tình trạng "thừa 1 chân" sẽ tạo nên một tư thế ngồi tréo ngheo, điều này làm cho tài xế sẽ không kịp xử lí những tình huống gấp cần phản xạ nhanh.
Do tích hợp các thao tác vào cùng một chân, nên đa phần những sai lầm khi sử dụng xe số tự động đều thuộc về hành vi sử dụng chân, mà ở đây là trường hợp không thực hiện đúng nguyên tắc "không ga thì phanh", lười hoặc quên chuyển sang chân phanh mà vẫn chờ để trên bàn đạp ga.
Không rà hờ phanh khi hãm ga
Một nguyên tắc góp phần đảm bảo an toàn khi lái ô tô số tự động chính là "không ga thì phanh". Theo đó, khi xe đang di chuyển nếu không cần thêm ga để tăng tốc tài xế nên để hờ mũi chân phải lên bàn đạp phanh. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều tài xế, đặc biệt là các lái mới còn thiếu kinh nghiệm thường lơ đãng hoặc không thực hiện đúng nguyên tắc này, gây nguy hiểm khi điều khiển xe tham gia giao thông.
Đúng ra nếu không đạp ga, người lái phải chuyển ngay mũi chân sang phía bàn đạp phanh. Nếu cứ để chờ ở chân ga, khi gặp tình huống nguy hiểm, theo phản xạ tài xế sẽ đạp chân ngay, nhưng xe không dừng lại mà còn bất ngờ lao về phía trước.
Trong một số tình huống bất ngờ muốn hãm tốc, nếu tài xế vẫn để hờ chân phải ở bàn đạp ga, quá trình phản ứng sẽ chậm hơn khi phải chuyển sang bàn đạp phanh. Bên cạnh đó, một số lái xe theo phản xạ rất dễ đạp nhầm ga khiến xe bất ngờ lao lên phía trước, gây ra nhiều tai nạn đáng tiếc khi tham gia giao thông.
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý độc giả. Kính chúc quý độc giả lái xe an toàn.
Theo Khampha
Trời nắng nóng, cần lưu ý sử dụng điều hòa ôtô đúng cách Mùa nắng nóng, nhiệt độ trong ôtô khi dừng đỗ có thể lên đến 60-80 độ C. Sử dụng điều hòa không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe hành khách và hư hại hệ thống điều hòa. Khi đỗ xe vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ bên ngoài khoảng 40-42 độ C, nhiệt độ bên trong xe có...