Học lại cách ăn
Ai cũng ăn mới sống được, nhưng chưa chắc ai cũng biết ăn cho đúng, nên ông bà ta xưa mới có câu “ Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Bốn cái sai phổ biến nhất là:
Ăn ngay sau tập thể dục, ăn xong đi ngủ
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu cơ thể vừa trải qua một quá trình vận động mạnh, phần lớn huyết dịch vẫn tập trung ở tay chân, xương khớp và cơ thịt, vì thế lượng máu trong đường ruột tương đối ít. Thần kinh của hệ tiêu hoá chưa hưng phấn trở lại, hoạt động của dạ dày giảm rõ rệt, nên cảm giác thèm ăn giảm thấp. Nếu ăn trong trạng thái này, tất yếu sẽ tăng gánh nặng cho đường ruột, gây rối loạn cho hệ tiêu hoá và có nguy cơ sinh bệnh.
Vì vậy, thông thường chỉ nên ăn sau khi vận động từ 40 – 50 phút, lâu hơn càng tốt. Nhiều người có thói quen đi ngủ trưa sau khi ăn để dạ dày tập trung làm việc. Nếu để ý sẽ thấy có người sau khi ngủ dậy đầu óc choáng váng, mệt mỏi, đau nhức, chẳng muốn làm gì. Đó là vì sau khi ăn cơm xong, máu đang chảy xuống dạ dày, lượng máu lưu thông lên não và xuống chân tay bị giảm nhiều.
Do đó, không nên đi ngủ trưa sau khi vừa ăn xong mà giấc nghỉ trưa tốt nhất lại là từ trước khi ăn 30 phút đến 1 tiếng. Thực tế cho thấy, giấc ngủ trưa như vậy rất có hiệu quả trong giải toả mệt mỏi, nâng cao hiệu quả làm việc của buổi chiều.
Uống nước, dùng canh trước khi ăn
Đối với người béo phì, có thể uống nước, dùng canh ngay trước khi ăn nhằm làm căng dạ dày, giảm cảm giác đói, giảm lượng thức ăn để đỡ thừa cân béo phì. Nhưng với người bình thường hay trẻ em thì không nên, vì nước sẽ hoà loãng dịch vị và men tiêu hoá, không tốt cho sức khoẻ.
Video đang HOT
Hơn nữa, với người bình thường, uống nhiều nước trước khi ăn còn tạo cảm giác no bụng, giảm khả năng diệt vi khuẩn trong dạ dày, từ đó dễ nhiễm một số bệnh đường ruột. Lượng thức ăn ít cũng không đảm bảo nhu cầu calo cho hoạt động hàng ngày khiến cơ thể dễ bị gầy yếu. Tốt nhất, nếu khát nước chỉ nên uống trước bữa ăn 30 phút đến 1 giờ, với lượng thích hợp.
Lưu ý, không uống nước ngọt trước bữa ăn. Khi đói mà sử dụng thức uống có đường dễ làm ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn, tác động đến sự hấp thu dinh dưỡng của cơ thể, đặc biệt là cản trở hấp thu các loại protein.
Ăn trái cây sau bữa ăn
Thông thường mọi người đều cho rằng, ăn cơm xong mà tráng miệng bằng trái cây thì sẽ có ích cho tiêu hoá. Nhưng sự thực thì không phải vậy.
Các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và cho kết quả: ăn trái cây một giờ trước bữa ăn có tác dụng giảm béo và giúp tiêu hoá hiệu quả nhất. Trong trái cây có chứa chất đường, cơ thể dễ dàng hấp thu để bổ sung năng lượng. Hơn nữa, các chất xơ trong trái cây mà cơ thể không hấp thụ được giúp tạo cảm giác no, đó chính là bí quyết giảm béo khi dùng trái cây trước bữa ăn.
Các nhà nghiên cứu Đài Loan cũng có cùng kết luận với đồng nghiệp Mỹ, lý do là nếu ăn no rồi mới dùng trái cây thì lượng đường trong trái cây không kịp hấp thu vào hệ thống tiêu hoá, đường sẽ lên men trong dạ dày, sinh ra axít, dễ dẫn tới đầy bụng, tiêu chảy, ảnh hưởng không tốt tới chức năng tiêu hoá. Mặt khác, trái cây thuộc loại thức ăn sống, ăn trước bữa sẽ bảo vệ được hệ thống miễn dịch tránh bị kích thích không tốt bởi thức ăn chín.
Ăn rướn “để no lâu”
Nhiều người đã ăn đủ rồi nhưng thấy ngon miệng nên thường ăn thêm khá nhiều với lý do “để no lâu”. Điều này rất không nên, vì ăn quá no sẽ làm dạ dày trương lên quá độ, nhu động chậm chạp, dịch tiêu hoá tiết ra không đủ. Thức ăn nếu không được tiêu hoá sẽ tiết ra độc tố làm hại dạ dày, tá tràng và ảnh hưởng tới chức năng tiêu hoá, tăng nhanh tốc độ lão hoá. Ăn nhiều quá còn có thể gây béo phì hoặc tiểu đường. Nếu có cảm giác thèm ăn liên tục thì cũng nên đến khám ở bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá.
Yên dạ mới no lòng Trong ăn uống, yếu tố tâm lý rất quan trọng, nếu ta huy động các giác quan tập trung chú ý vào bữa ăn, món ăn không những ngon miệng mà các dịch tiêu hoá cũng được tiết ra nhiều và đầy đủ để tiêu hoá, do đó việc hấp thu chất dinh dưỡng sẽ tốt. Nhìn thấy một món ăn hấp dẫn, ngon mắt, ta tăng thèm ăn, ngửi thấy mùi thơm xào nấu là bụng thêm đói cồn cào, nghe nói đến mơ chua là ứa nước miếng…
Theo ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc
Hội Dinh dưỡng lâm sàng TPHCM (SGTT)
Đau dạ dày do thay đổi cách ăn uống
Một sự thay đổi trong chế độ ăn uống của bạn có thể gây đau dạ dày với một loạt các lý do. Thay đổi bao nhiêu hoặc cách bạn ăn cũng có thể dẫn đến đau dạ dày.
Khó tiêu, chất xơ quá nhiều hoặc quá ít, không hấp thụ thực phẩm hay dị ứng thức ăn có thể dẫn đến suy tiêu hóa và đều có thể xảy ra khi các loại thực phẩm bạn ăn khác biệt so với những thực phẩm quen thuộc hàng ngày. Ngoài ra, thay đổi bao nhiêu hoặc cách bạn ăn cũng có thể dẫn đến đau dạ dày. Hãy tham khảo lời khuyên của một chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chăm sóc sức khỏe trước khi thay đổi chế độ ăn uống của bạn hoặc nếu có một sự thay đổi trong chế độ ăn uống gây ra các vấn đề về như sau:
Khó tiêu
Triệu chứng phổ biến của chứng khó tiêu là đau dạ dày, và tình trạng này có thể xảy ra khi bạn thay đổi chế độ ăn uống. Ví dụ, nếu bạn ăn nhiều loại thực phẩm giàu protein hơn bình thường, bạn có thể bắt các enzym làm việc quá mức làm suy giảm protein trong dạ dày và ruột của bạn. Việc tồn đọng của thức ăn trong dạ dày có thể dẫn đến đau. Thậm chí nếu bạn thay đổi chế độ ăn, vẫn thực phẩm đó với số lượng như trước ( ví dụ, chuyển từ nhiều bữa ăn nhỏ sang một hoặc hai bữa ăn lớn) cũng vẫn có thể gây khó tiêu và đau dạ dày. Ngoài ra, ăn quá nhanh hoặc ăn các loại thực phẩm mà cơ thể cần tránh chẳng hạn như thức ăn cay... có thể ảnh hưởng đến chuyện tiêu hóa.
Bổ sung chất xơ
Chất xơ là một loại carbohydrate cgóp phần cho gây khó tiêu hóa cho cơ thể của bạn ngay cả khi bạn không nhận được chất dinh dưỡng từ nó. Hàng ngày, bạn chỉ nên bổ sung 20 đến 35 gram để giúp điều chỉnh việc đi tiêu của bạn. Tuy nhiên, thay đổi chế độ ăn uống của bạn nhanh chóng, kể cả tăng lên hay giảm chất xơ đi thì đều có thể dẫn đến triệu chứng khó tiêu hóa như đau dạ dày và táo bón. Tiêu thụ đầy đủ chất xơ mà bỏ qua để uống đủ nước để giữ cho chất xơ giữ nước và di chuyển qua đường ruột của bạn thì cũng có thể dẫn đến đau bụng.
Thực phẩm không hấp thu
Thay đổi chế độ ăn uống của bạn bao gồm một loại thức ăn mới có thể khiến cơ thể của bạn không thể chịu đựng được, dẫn đến đau dạ dày. Ví dụ, nếu các tế bào đường ruột của bạn không sản xuất ra lactase enzyme tiêu hóa hoặc không sản xuất đủ thì bạn có thể không có khả năng tiêu hóa một số hoặc tất cả các lactose, hoặc đường sữa... Nếu không được tiêu hóa, lactose di chuyển thông qua đường tiêu hóa của bạn tạo ra các vi khuẩn tác dụng gây đầy khí, gây ra đau bụng và đầy hơi.
Thực phẩm dị ứng
Dị ứng thực phẩm khác với chuyện không hấp thu thực phẩm, bởi vì nó liên quan đến hệ thống miễn dịch của bạn chứ không phải là hệ thống tiêu hóa của bạn. Với dị ứng thực phẩm, các tế bào miễn dịch của bạn tấn công một phần của hệ thống tiêu hóa để cố gắng thoát khỏi một thành phần thực phẩm cụ thể được coi là thực phẩm lạ". Tương tự như thức ăn không hấp thu, dị ứng thực phẩm cũng làm cho bạn bị đau dạ dày do tình trạng này có thể xảy ra khi bạn thay đổi chế độ ăn uống của bạn sang một loại thức ăn mới.
Theo PNO
Hủy diệt tế bào ung thư bằng nghệ vàng Đã có trên 1000 công trình khoa học ở các nước trên thế giới nghiên cứu về tác dụng của Curcumin tinh chiết từ cây nghệ vàng trong việc ngăn ngừa và điều trị ung thư hiệu quả. Hiệu quả của Curcumin từ nghệ trong điều trị ung thư. Người Ấn Độ có thói quen sử dụng các món cari có nghệ là...