Học hỏi ‘cuộc sống không TikTok’ từ quốc gia đông dân nhất thế giới
Khi những người dùng TikTok ở Mỹ hiện lo lắng về việc mất quyền truy cập vào ứng dụng mạng xã hội cực kỳ phổ biến này, họ có thể học hỏi kinh nghiệm từ một quốc gia ở nửa thế giới còn lại.
Biểu tượng TikTok. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đài truyền hình CNN, ngày 13/3, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật có thể dẫn đến một lệnh cấm TikTok trên toàn quốc. Mặc dù ứng dụng do Trung Quốc sở hữu này sẽ không ngay lập tức biến mất khỏi thị trường Mỹ, nhưng nhiều người trong số 170 triệu người dùng ở nước này đang vô cùng lo lắng.
Tuy nhiên, những người dân đó vẫn có thể sống và phát triển trong một thế giới không có TikTok. Điều mà họ nên làm là học hỏi kinh nghiệm từ Ấn Độ – quốc gia cấm TikTok cách đây 4 năm và họ vẫn rất ổn.
Tháng 6/2020, sau cuộc đụng độ bạo lực ở biên giới Ấn Độ – Trung Quốc khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, chính quyền New Delhi ra quyết định cấm TikTok và một số ứng dụng nổi tiếng khác của Trung Quốc.
Nikhil Pahwa, người sáng lập trang web công nghệ MediaNama có trụ sở tại Delhi, cho biết: “Điều quan trọng cần nhớ là khi Ấn Độ cấm TikTok và nhiều ứng dụng của Trung Quốc, Mỹ là nước đầu tiên ca ngợi quyết định này. Cựu Ngoại trưởng Hoa Mỹ Mike Pompeo đã hoan nghênh lệnh cấm, nói rằng nó sẽ thúc đẩy chủ quyền của Ấn Độ”.
Mặc dù quyết định đột ngột của Ấn Độ gây sốc cho 200 triệu người dùng TikTok của đất nước này, nhưng trong 4 năm kể từ đó, nhiều người đã tìm ra những lựa chọn thay thế phù hợp khác.
Video đang HOT
Ông Pahwa lý giải: “Lệnh cấm Tiktok đã mở ra cơ hội trị giá hàng tỷ USD. 200 triệu người dùng đó cần tìm kiếm một ứng dụng khác thay thế”, và cuối cùng thì chính các công ty công nghệ Mỹ đã nắm bắt được thời cơ.
Cuộc sống không TikTok
Sau khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm, những người làm sáng tạo nội dung trên TikTok vật lộn khi nguồn thu nhập của họ bị ảnh hưởng và cũng tuyệt vọng khi mất đi hình thức giải trí thường ngày.
Năm 2020, TikTok đã trở nên cực kỳ phổ biến đối với những người Ấn Độ bị mắc kẹt trong các đợt phong toả do đại dịch COVID-19. Saptarshi Ray, người đứng đầu sản phẩm tại Viralo, một nền tảng tiếp thị những người có sức ảnh hưởng trên MXH làm việc tại Bengaluru, cho biết: “Mọi người ở Ấn Độ đều muốn trở thành ngôi sao Bollywood và TikTok đã biến ước mơ đó thành hiện thực bằng cách biến người bình thường, kể cả những người ở các thị trấn nhỏ, trở thành ngôi sao chỉ sau một đêm”.
Một cuộc chiến khốc liệt để lấp đầy khoảng trống do TikTok để lại đã xảy ra sau đó giữa những gã khổng lồ công nghệ Mỹ và các công ty khởi nghiệp trong nước. Trong vòng một tuần kể từ lệnh cấm, Instagram thuộc sở hữu của Meta đã kiếm được tiền bằng cách tung ra Instagram Reels ở Ấn Độ. Google cũng giới thiệu dịch vụ cung cấp video ngắn là YouTube Shorts.
Các lựa chọn thay thế trong nước như MX Taka Tak và Moj cũng bắt đầu nhận thấy mức độ phổ biến ngày càng tăng và nguồn tài trợ dồi dào. Tuy nhiên, những công ty khởi nghiệp trong nước này sớm thất bại vì không thể sánh được với phạm vi tiếp cận và sức mạnh tài chính của các công ty Mỹ đang phát triển mạnh mẽ.
Theo công ty tư vấn Oxford Economics, người phát ngôn của Google cho biết hệ sinh thái sáng tạo YouTube đã đóng góp khoảng 2 tỷ USD cho nền kinh tế Ấn Độ vào năm 2022.
Theo Ray, những người sáng tạo nội dung Ấn Độ đã nhanh chóng chuyển tất cả nội dung cũ mà họ đã quay cho TikTok sang Instagram Reels và YouTube Shorts. “Một số người có thể tải lên 7 video/ngày và thu hút được bốn đến năm triệu người đăng ký mỗi năm”, ông Ray cho hay.
Nhưng không phải ai cũng có thể xây dựng được lượng người theo dõi đáng kể trên các nền tảng mới.
Clyde Fernandes, giám đốc điều hành – quản lý người nổi tiếng tại Opraahfx, cho biết: “Nhiều người dùng và người sáng tạo nội dung rơi vào khoảng lặng tối tăm sau lệnh cấm và một số vẫn chưa thoát ra khỏi không gian đó. Cách một người đạt được phạm vi tiếp cận và người theo dõi trên TikTok vẫn lớn hơn rất nhiều so với bất kỳ nền tảng nào khác hiện có vào thời điểm hiện tại”.
Người dân Ấn Độ đã không dùng TikTok gần 4 năm nay. Ảnh minh hoạ: Getty Images
Câu chuyện về an toàn mạng
Từ lâu, các quan chức và nhà lập pháp Mỹ đã bày tỏ lo ngại chính phủ Trung Quốc có thể buộc ByteDance, công ty mẹ của TikTok, giao nộp dữ liệu được thu thập từ người dùng Mỹ.
Các chuyên gia an ninh mạng cho rằng những lo ngại về an ninh quốc gia xung quanh TikTok phần lớn vẫn chỉ là giả thuyết. Trong khi đó, các chuyên gia Ấn Độ cho biết việc loại bỏ cuộc sống kỹ thuật số quốc gia không mang lại một không gian an toàn hơn.
“Tôi không chắc việc loại bỏ TikTok có tác động gì đến bối cảnh mối đe dọa an ninh mạng hay không”, Vivan Sharan, đối tác của công ty tư vấn chính sách công nghệ Koan Advisory Group có trụ sở tại Delhi cho biết. Ông này nói thêm điều quan trọng là cần có bước thay đổi trong nhận thức của người dùng về phần mềm trên điện thoại cá nhân và những gì họ tải xuống từ mạng lưới Internet mở. Bên cạnh đó, theo ông Sharan, dù không có TikTok, ngừoi Ấn Độ hàng ngày vẫn phải vật lộn trước những mối đe doạ từ việc lan truyền thông tin sai lệch, công nghệ deepfake lừa đảo…
Hạ viện Mỹ tiến tới việc bỏ phiếu phản đối TikTok
Ngày 13/3, Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu về một dự luật buộc ByteDance - công ty mẹ của TikTok, phải thoái vốn quyền sở hữu ứng dụng trong 6 tháng, nếu không sẽ bị cấm hoàn toàn tại nước này.
Biểu tượng Tiktok tại văn phòng ở Culver City, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là động thái diễn ra chỉ hơn một tuần kể từ khi dự luật được đề xuất. Ủy ban Năng lượng và Thương mại Hạ viện hôm 7/3 cũng đã bỏ phiếu thúc dẩy dự luật trên, với kết quả 50 phiếu thuận và không có phiếu phản đối nào. Cụ thể, dự luật yêu cầu công ty ByteDance phải có các biện pháp để từ bỏ quyền kiểm soát ứng dụng TikTok trong vòng 180 ngày, nếu không ứng dụng này sẽ bị cấm khỏi các cửa hàng ứng dụng Apple và Google ở Mỹ.
Cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện dự kiến sẽ diễn ra vào khoảng 10 giờ sáng (giờ địa phương), theo đó cần có sự ủng hộ của 2/3 số nghị sĩ nhằm thông qua dự luật. Tuy nhiên, "số phận" của dự luật vẫn chưa thể chắc chắn tại Thượng viện, nơi một số thượng nghị sĩ muốn thực hiện một cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn việc phản đối quyết liệt đối với một ứng dụng phổ biến có tới 170 triệu người dùng tại Mỹ.
Tuần trước, Nhà Trắng cũng tuyên bố Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ sẵn sàng ký ban hành thành luật nếu dự luật này được thông qua. Dự luật có tên "Bảo vệ người Mỹ khỏi các ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm soát", cho phép Tổng thống cấm các ứng dụng khác nếu được cho là nguy hại tới an ninh quốc gia.
Giám đốc điều hành TikTok Shou Zi Chew cũng sẽ đến thăm Đồi Capitol (Washington, Mỹ) vào ngày 13/3, trong nỗ lực ngăn chặn việc thông qua dự luật.
Đây được coi là mối đe dọa lớn nhất đối với ứng dụng chia sẻ video TikTok, vốn đã trở nên phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới, do những cáo buộc về vi phạm quyền sở hữu và lạm dụng dữ liệu người dùng. Trong khi đó, phía TikTok đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc trên.
Vì sao ông Trump đổi ý về việc cấm TikTok? Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từng là người đi đầu trong việc phản đối TikTok nhưng vừa qua có phát ngôn gây bất ngờ khi có vẻ phản đối việc cấm nền tảng mạng chia sẻ video của Trung Quốc. "Nếu các bạn loại bỏ TikTok, Facebook và Zuckerschmuck sẽ tăng gấp đôi hoạt động kinh doanh của họ. Tôi không muốn...