Học Hội An để khôi phục Thu Xà
Khi Hội An là đại diện duy nhất của Việt Nam, đứng thứ 20 trong danh sách 25 thành phố được du khách bình chọn nhiều nhất năm 2022, tôi rất vui mừng nhưng không quá ngạc nhiên.
Ngày 15/7/2022, tạp chí Travel & Leisure công bố 25 thành phố tốt nhất thế giới 2022. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ giải thưởng World’s Best Awards, diễn ra thường niên, dựa trên bình chọn của hàng trăm nghìn độc giả là khách du lịch khắp thế giới.
Phố cổ Hội An Ảnh: Internet
Theo tôi, cái tinh chất đầu tiên của Hội An có lẽ là “ tinh chất thiền”. Nó nằm trước hết ở cư dân thành phố. Đây là thành phố trầm mặc bậc nhất trong các thành phố ở Việt Nam, một thành phố mà dù bây giờ những phố cổ ở giữa lòng thành phố đã được bao bọc bằng những đường phố, khu phố mới hiện đại, nhưng vẻ hiện đại của nó vẫn khiêm nhường, e ấp, trầm mặc như những phố cổ. Sự lịch thiệp, có phần nhẫn nhịn đã khiến thành phố này có một vẻ ngoài khiêm nhường và một nội tâm bình lặng, khiến du khách càng ở những thành phố lớn trên thế giới càng thèm không khí của Hội An. Khi lần đầu đến thăm Hội An, tôi đã thốt lên: “Đây là thành phố hiện thực một giấc mơ trần thế”.
Quảng Ngãi chúng ta cũng từng có một Thu Xà, từng hưng thịnh cùng thời với Hội An cách đây đã 400 năm có lẻ. Thu Xà ngày xưa cũng là một thương cảng sầm uất của miền Trung, nơi thuyền buôn các nước thường ghé, mua và bán, đi gần và đi rất xa. Quảng Ngãi thời đó đã xuất khẩu quế thơm và trầm hương, đường phèn và đường phổi đi tới tận Trung Đông và được đón nhận rất nồng nhiệt. Thu Xà chính là phố thị thương cảng làm nhiệm vụ “xuất nhập khẩu” nhiều mặt hàng quý và cần thiết như thế.
Nhưng Thu Xà không may mắn như Hội An. Chiến tranh đã nhiều lần tàn phá phố thị cổ này, lần sau cùng năm 1972 gần như bị xóa sạch bởi bom đạn của giặc Mỹ.
Nhưng may mắn, chúng ta còn có Hội An, một phố cảng cùng tuổi với Thu Xà. Bây giờ, có thể ra Hội An để vẽ hay chụp lại các bức ảnh về kiến trúc những ngôi nhà cổ, những đường phố cổ nhỏ bé nhưng ấm áp. Có thể tìm hiểu về lối sống có văn hóa cao của người Hội An, rồi tìm hiểu về lịch sử và hiện tại của ẩm thực Hội An. Đến những thành phố du lịch nổi tiếng bây giờ, nhiều khi cái mà du khách quan tâm không phải là chỗ ngủ như thế nào, mà là chỗ ăn ra sao. Ẩm thực đã trở thành sự cuốn hút nhiều khi vô đối với du khách. Hội An là một thành phố du lịch mà thực đơn ẩm thực vừa nói lên tính cách của người phố Hội, vừa thể hiện được “tính dân tộc” đậm đà của ẩm thực miền Trung.
Khi lần đầu biết Thu Xà, tôi đã vô cùng ngạc nhiên, vì Thu Xà “cổ” không còn trong kiến trúc nhà cửa, nhưng còn nguyên vẹn trong ẩm thực, trong các món ăn tinh tế, trong các loại bánh đầy màu sắc và độc đáo không thể tả. Mỗi lần được về ăn giỗ ở nhà thờ họ của nhà thơ Bích Khê, tôi đều được ăn những món ngon, thưởng thức những chiếc bánh vừa đẹp về hình thức, vừa tuyệt vời về nội dung.
Video đang HOT
Tôi nghĩ, Quảng Ngãi nên bắt đầu khôi phục lại Thu Xà bằng các món ăn dân dã, bằng các loại bánh thơm ngon, và coi nó như hồn cốt của Thu Xà, một phố cảng nay không còn trong kiến trúc nhà cửa, nhưng còn trong niềm nhớ thương của người dân ở đây, còn trong ẩm thực Thu Xà, các loại bánh Thu Xà, đường phèn, đường phổi Thu Xà. Chúng ta có thể tìm hiểu kiến trúc Hội An để khôi phục lại một số ngôi nhà Thu Xà như xưa đã từng có, nhưng quan trọng hơn, nên tìm lại và mời được những “nghệ nhân ẩm thực” của Thu Xà bây giờ vẫn đang còn sống ở đây hoặc ở Sài Gòn, tổ chức những lớp dạy nấu ăn, làm bánh và mời những nghệ nhân ấy tụ họp về để truyền dạy cho con cháu của mình, cho những người trẻ Quảng Ngãi muốn học nghề “Ẩm thực Thu Xà”. Như thế cũng là bước khởi đầu rất thực tế để khôi phục Thu Xà, khôi phục từng bước như vậy để có thể đưa hình ảnh Thu Xà trở lại với du khách muốn tìm hiểu lịch sử của phố cảng đã mất dấu này.
Bí quyết hồi sinh ngành du lịch của Campuchia
Với lượng du khách đến từ Trung Quốc, từng là dòng khách quốc tế chính của Campuchia, đang 'nhỏ giọt', quốc gia này có kế hoạch hồi sinh ngành du lịch như thế nào?
Angkor Wat, viên ngọc quý của ngành du lịch Campuchia, hiện chỉ đón 2.000 du khách mỗi ngày, giảm so với con số 8.000 du khách thời điểm trước đại dịch Covid-19. (Nguồn: Business Insider)
Đại dịch bắt đầu vào đầu năm 2020 và năm đó, ngành du lịch Campuchia sụt giảm 80% lượng khách du lịch. Năm 2021, con số này tiếp tục giảm thêm 85%.
Thời điểm đó, những người từng phụ thuộc du lịch đã phải đa dạng hóa nguồn thu nhập. Ngay cả những người không sống dựa chủ yếu vào du lịch cũng đang cảm thấy khó khăn.
Những đám mây đen của Covid-19 đã phủ bóng lên ngành du lịch Campuchia - một trong bốn trụ cột hỗ trợ nền kinh tế của quốc gia này.
Một phát ngôn viên của Cơ quan quốc gia Apsara - cơ quan quản lý "viên ngọc quý" Angkor Wat cho biết, vào thời kỳ đỉnh cao, nơi đây đã đón 8.000 du khách mỗi ngày. Nhưng hiện tại, lượng khách ghé thăm Angkor Wat chỉ bằng 1/4, khoảng 2.000 du khách/ngày.
Du khách đến từ Trung Quốc từng chiếm 40% lượng khách du lịch quốc tế đến Campuchia. Tuy nhiên, các lệnh hạn chế nghiêm ngặt ngăn ngừa sự lây lan của Covid-19 tại quốc gia đông dân nhất thế giới đã khiến dòng khách này đang dần cạn kiệt.
"Trải thảm đỏ" đón khách du lịch quốc tế
Trong thời kỳ đại dịch, các doanh nghiệp du lịch nhận được sự hỗ trợ của chính phủ như giảm thuế. Trong khi đó, lao động trong ngành bị mất việc nhận hỗ trợ 40 USD/tháng.
Năm 2021, Bộ Du lịch Campuchia đưa ra lộ trình phục hồi hướng tới khôi phục và thúc đẩy ngành du lịch trong và sau đại dịch.
Tháng 10/2021, quốc gia này thử nghiệm "cơ chế hộp cát" - mô hình mở cửa du lịch cho phép khách du lịch quốc tế đến thành phố Sihanoukville, đảo Koh Rong và Dara Sakor kể từ ngày 30/11 mà không cần cách ly. Đây là bước đi đầu tiên trong chiến lược tổng thể từng bước mở cửa trở lại đón khách quốc tế.
Song song với đó, quốc gia này nỗ lực đẩy nhanh việc xây dựng một sân bay quốc tế mới ở thủ đô Phnom Penh và xây dựng thêm nhiều cầu đường. Khi cơ sở hạ tầng mới được hoàn thiện, khách du lịch có thể đến những vùng ít được khám phá của Campuchia.
Ở Angkor Wat, Cơ quan quốc gia Apsara đã tận dụng thời gian ngừng hoạt động vì Covid-19 để trùng tu các phần của ngôi đền. Điều này giúp hơn 4.000 công nhân tại Angkor Wat giữ được việc làm trong thời gian dịch bệnh.
Ông Long Kosal, phát ngôn viên của Cơ quan quốc gia Apsara cho rằng: "Trước khi xảy ra đại dịch, chúng tôi đón rất nhiều du khách trên thế giới. Thời gian dịch bệnh, Angkor Wat đã được trùng tu. Bên cạnh đó, cổng vào Angkor Wat được dọn dẹp sạch sẽ. Các quầy hàng, trước đây tập trung gần lối vào đền, đã được chuyển sang khu vực khác".
Hiện tại, Cơ quan quốc gia Apsara có kế hoạch bắt đầu các chuyến tham quan văn hóa địa phương xung quanh Angkor Wat và ở Siem Reap, đồng thời, khởi động lại các tour du lịch bằng xe bò sẽ tập trung vào các ngôi làng gần đó, nơi khách du lịch có thể khám phá các thợ thủ công địa phương làm trống truyền thống từ thân cây và đồ lưu niệm bằng gỗ.
Các "cánh cửa" của ngành du lịch Campuchia đã được mở hoàn toàn. (Nguồn: Shutterstock)
Vào giữa tháng 7/2022, các "cánh cửa" của ngành du lịch Campuchia đã được mở hoàn toàn.
Campuchia là một trong những nước đầu tiên "trải thảm đỏ" cho khách du lịch quốc tế, sau khi thực hiện các bước để kiểm soát tình hình dịch Covid-19. Cho đến nay, khoảng 95% trong số 16 triệu người ở Campuchia được tiêm vaccine Covid-19 - một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm vaccine cao nhất thế giới.
Bảy tháng đầu năm 2022, Campuchia đón hơn nửa triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng gần 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Khách du lịch nội địa - nguồn cứu trợ cần thiết
Trong khi du khách nước ngoài giảm mạnh trong hai năm qua, khách du lịch nội địa là nguồn cứu trợ rất cần thiết cho ngành "công nghiệp không khói" của Campuchia.
Trong cả năm 2020 và 2021, khoảng 300.000 du khách nội địa đến thăm các điểm du lịch sinh thái. Riêng năm 2021, con số này lên đến khoảng nửa triệu.
Bộ trưởng Bộ Môi trường Campuchia Neth Pheaktra hy vọng, người dân địa phương có thể truyền bá hình ảnh quê hương đến phần còn lại của thế giới.
Ông Pheaktra nói: "Du lịch sinh thái rất quan trọng đối với chúng tôi bởi đây là những điểm đến mới, khai thác cảnh quan của Campuchia. Chúng tôi có rừng, ruộng lúa, cộng đồng người dân sinh sống giữ vai trò bảo tồn giá trị văn hóa. Họ có khả năng thu hút thêm nhiều khách du lịch nước ngoài đến thăm, đồng thời, khiến du khách nội địa thêm yêu mến đất nước".
Khôi phục đường bay quốc tế đến Đà Lạt sau hơn 2 năm tạm ngừng Chuyến bay charter của Korean Air chở theo 141 hành khách đã tới Đà Lạt đêm 23/7. Đây là chuyến bay quốc tế chở khách du lịch đầu tiên đến Đà Lạt sau hơn 2 năm tạm ngừng hoạt động vì COVID-19. Sân bay Liên Khương. (Nguồn: doanhnghiepvn.vn) Đêm 23/7, chuyến bay quốc tế xuất phát từ Incheon (Hàn Quốc) đã hạ cánh...