Học giả Trung Quốc: Việt Nam, Phi, Mỹ, Nhật đều bị bất ngờ vụ đảo hóa Gạc Ma?!
Nói theo thuật ngữ cờ vây, với thủ đoạn biến đá thành đảo không chỉ giúp Trung Quốc chiếm được đất (biển – đảo) mà còn chiếm được thế.
Thạch Tề Bình, một trong những “hỏa lực mồm” của truyền thông Trung Quốc
Đài Phượng Hoàng tại Hồng Kông ngày 12/9 dẫn lời Thạch Tề Bình, một nhà phân tích Trung Quốc bình luận, biến đá thành đảo (bất hợp pháp) ở Trường Sa sẽ giúp Trung Quốc tạo ra mối uy hiếp chiến lược về mặt quân sự đối với các nước ven Biển Đông. Nói theo thuật ngữ cờ vây, với thủ đoạn biến đá thành đảo không chỉ giúp Trung Quốc chiếm được đất (biển – đảo) mà còn chiếm được thế.
Lâm Vĩ Tiệp, một học giả Trung Quốc khác tham gia diễn đàn trực tuyến cùng Thạch Tề Bình cho biết, trong số gần 10 đảo, đá, rặng san hô mà Trung Quốc, Đài Loan chiếm đóng (bất hợp pháp) ở Đài Loan, Trung Quốc đã biến 6 bãi đá thành đảo nhân tạo chỉ trong vòng nửa năm trở lại đây.
Thạch Tề Bình xác nhận, việc biến đá thành đảo ở Trường Sa đã được phía Trung Quốc hoàn thành trong tháng 7 vừa rồi. Ông Bình cho rằng đây là một nước cờ “quá đẹp” của Bắc Kinh, giúp Trung Quốc từ chỗ thế yếu trong cục diện bàn cờ Trường Sa thành thế thượng phong.
Cái gọi là “thế thượng phong” mà Thạch Tề Bình đề cập bao gồm 2 góc độ. Thứ nhất từ góc độ pháp lý hàng hải quốc tế, Trung Quốc mưu đồ đòi hỏi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế bằng (thủ đoạn bóp méo) Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Với tham vọng này, Thạch Tề Bình cho rằng Trung Quốc đã giành được thực lực rất lớn.
Thứ hai, Thạch Tề Bình cho rằng quần đảo Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, một khi xây được căn cứ quân sự (phi pháp) ở Gạc Ma, Chữ Thập và đưa radar ra khu vực này thì bán kính tác chiến của quân đội Trung Quốc ở khu vực Biển Đông chỉ khoảng 700, 800 km nên hình thành mối uy hiếp chiến lược về mặt quân sự đối với các nước xung quanh Biển Đông. Nói theo thuật ngữ cờ vây, Trung Quốc vừa chiếm được đất vừa chiếm được thế.
Video đang HOT
Xung quanh vấn đề quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc cất quân thôn tính năm 1974), Thạch Tề Bình cho rằng thế kỷ trước Trung Quốc và Việt Nam đã từng giao chiến ở đây, ngày nay quần đảo này nằm trong phạm vi kiểm soát (bất hợp pháp) của Trung Quốc nên “đương nhiên có thể biến đá thành đảo, biến đảo nhỏ thành đỏa lớn và Trung Quốc đã làm như vậy với đảo Phú Lâm”.
Thạch Tề Bình cho rằng, kể cả ở Hoàng Sa hay Trường Sa, thủ đoạn biến đá thành đảo của Trung Quốc chỉ 1 năm trước đây cả Việt Nam lẫn Philippines, thậm chí là Mỹ và Nhật Bản không ai lường trước được.
Ông Bình cho rằng chỉ Trung Quốc mới có đủ tiền và sức mạnh quân sự biến đá thành đảo (bất hợp pháp) ở Trường Sa, còn dù Việt Nam và Philippines hiện đang nắm giữ một phần các đảo, bãi đá và rặng san hô ở Trường Sa nhưng không đủ tiền để làm, không đủ sức mạnh quân sự để bảo vệ. Còn Mỹ và Nhật Bản dù có rất muốn, nhưng 2 nước này không có “danh phận” để làm việc đó ở Biển Đông.
Về những gì Trung Quốc sẽ làm tiếp theo, Thạch Tề Bình cho rằng có 2 điều: Thứ nhất, Trung Quốc sẽ tiếp tục xây đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở bãi James mà họ gọi là “Tăng Mẫu” nằm ở cực Nam quần đảo Trường Sa, cách bờ biển Malaysia khoảng 80 km.
Thứ hai, một khi Eo đất Kra nối bán đảo Malay với lục địa châu Á được đả thông, toàn bàn cờ (Biển Đông) sẽ nằm trong tay Trung Quốc. Thạch Tề Bình cho rằng, lúc đó Trung Quốc sẽ “toàn thắng”. Đến lúc đó thì bản đồ khổ dọc Trung Quốc mới phát hành thay cho bản đồ khổ ngang, trong đó đưa trọn vẹn Biển Đông vào (cái gọi là) chủ quyền lãnh thổ mới thực sự “có ý nghĩa”!?
Theo Giáo Dục
Trung Quốc tạo đảo ở Trường Sa là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam
Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều nay, người phát ngôn Lê Hải Bình khẳng định hoạt động xây dựng đảo của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tại cuộc họp báo chiều 11/9 (Ảnh N.Hằng)
Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc gần đây đã thực hiện một số hoạt động trái phép tại bãi Gạc Ma cũng như tại quần đảo Trường Sa, Người phát ngôn Lê Hải Bình khẳng định:
"Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý và cơ sở để khẳng định chủ quyền của mình ở quần đảo Trường Sa. Mọi hành động đơn phương của nước ngoài nhằm làm thay đổi hiện trạng ở khu vực này đều là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông và khu vực."
Trong phóng sự có tiêu đề "China's Island Factory" (tạm dịch Nhà máy tạo đảo của Trung Quốc) ngày 9/9 vừa qua, hãng tin BBC của Anh cho biết Trung Quốc đang có hoạt động xây dựng đảo nhân tạo ồ ạt ở quần đảo Trường Sa, trong đó có bãi Gạc Ma mà nước này chiếm của Việt Nam từ năm 1988. BBC cho biết hoạt động xây dựng, nạo vét và bồi đắp cát này có vẻ như được tiến hành từ nhiều tháng qua.
Hồi tháng 5, Philippines cũng công bố ảnh cáo buộc các hoạt động phi pháp trên của Trung Quốc ở khu vực và Manila còn cho rằng Trung Quốc có vẻ như đang xây dựng một đường băng ở Gạc Ma.
Về câu hỏi đề nghị xác minh thông tin Công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc đã mở thầu 3 lô dầu khí ở Biển Đông và có lô dầu nào nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hay không, theo ông Lê Hải Bình, Việt Nam sẽ xác minh thông tin này và sẽ có phản ứng phù hợp.
Phó thủ tướng sẽ sang Mỹ, thúc đẩy đàm phán TPP
Cũng tại buổi họp báo, Người phát ngôn Lê Hải Bình cho biết, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, kiêm Trưởng ban chỉ đạo liên ngành về hội nhập quốc tế sẽ dẫn đầu đoàn công tác Việt Nam thăm và làm việc tại Hoa Kỳ từ 15-19/9/2014.
Dự kiến trong khuôn khổ chuyến thăm này, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh sẽ thảo luận với các đối tác Hoa Kỳ về các vấn đề quan tâm trong đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hướng tới sớm kết thúc đàm phán, thúc đẩy hợp tác thương mại đầu tư giữa hai nước, ông Lê Hải Bình cho hay.
Trả lời câu hỏi của phóng viên tại buổi họp báo về quan điểm của Việt Nam trước việc Bộ Nông nghiệp Mỹ gần đây cho phép nhập khẩu một số hoa quả của Việt Nam, ông Lê Hải Bình nói: Việt Nam hoan nghênh việc Bộ Nông nghiệp Mỹ đã cấp giấy phép nhập khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam như quả vải, quả nhãn. Đây là bước đi nhằm góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại đang phát triển rất tốt đẹp giữa hai nước. Việt Nam hy vọng rằng phía Hoa Kỳ sẽ tiếp tục xem xét để cấp giấy phép cho việc nhập khẩu thêm nhiều mặt hàng nông sản có chất lượng cao của Việt Nam.
Người phát Ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cũng cho biết thêm, nhận lời mời của chính phủ Trung Quốc và lãnh đạo Tỉnh Quảng Tây, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ tham dự Hội nghị ASEAN-Trung Quốc và Hội nghị Thượng đỉnh đầu tư thương mại ASEAN-Trung Quốc lần thứ 11 tại Nam Ninh, Quảng Tây từ ngày 14-16/9/2014.
Việc tham gia các sự kiện này nhằm thúc đẩy quan hệ ASEAN-Trung Quốc nhất là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, củng cố hợp tác cùng có lợi giữa các địa phương Việt Nam và tỉnh Quảng Tây, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc.
Theo ông Lê Hải Bình, đồng thời đây cũng là sự khẳng định ủng hộ của Chính phủ Việt Nam đối với hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam nhằm đẩy mạnh khai thác thị trường ngoài nước trong đó có thị trường Trung Quốc.
Nam Hằng
Theo Dantri
BBC vạch trần "nhà máy tạo đảo" của Trung Quốc ở Trường Sa Hãng thông tấn BBC của Anh ngày 9/9 đã có bài phóng sự về hoạt động thi công xây dựng ồ ạt phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông mà cụ thể là Trường Sa. Tuy nhiên phía Trung Quốc lại ngang nhiên cho rằng việc cơi nới đảo là hoạt động "chính đáng". Hoạt động tạo đảo của Trung Quốc trên...