Học giả Trung Quốc tiết lộ Bắc Kinh đã khống chế Campuchia như thế nào
Không biết người Campuchia sẽ nghĩ thế nào trước những lời bóc trần sự thật về âm mưu của người Trung Quốc đối với họ mà Khâu Lâm vừa nói?
Khâu Lâm, biên tập viên thời sự của tờ Nhật báo Tự Cống, cơ quan ngôn luận thành ủy Tự Cống tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, đồng thời là bình luận viên đặc biệt của tờ Kinh tế Trung Quốc và là một nhân vật chống phá Việt Nam kịch liệt ngày 13/7 tiếp tục viết bài bôi nhọ, chống phá Việt Nam và quan hệ Việt Nam – Campuchia tung lên các diễn đàn trực tuyến.
Ông Hứa Kỳ Lượng, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia. Ảnh: MOV.
Khâu Lâm cho rằng việc Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh dẫn theo 23 tướng lĩnh cấp cao của quân đội, cảnh sát nước này thăm Trung Quốc cho thấy, giới quân sự Campuchia muốn cầu viện Trung Nam Hải để đối phó với Việt Nam?!
Lập luận của Khâu Lâm cho bình luận này là chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đang ở thăm Hoa Kỳ và Thủ tướng Campuchia Hun Sen vừa đề nghị Liên Hợp Quốc cho mượn bản đồ gốc để xác minh vấn đề biên giới với Việt Nam.
Ông Lâm nói, mặc dù nghị trình chính thức của 2 phía Campuchia và Trung Quốc không nhắc đến vấn đề biên giới Việt Nam – Campuchia, nhưng có những dấu hiệu cho thấy sự liên quan gián tiếp. Tuyên bố chung của Campuchia và Trung Quốc nhắc đến việc: Hai bên kiên định trước sau như một ủng hộ các lợi ích cốt lõi của nhau trong các vấn đề chủ quyền lãnh thổ, an ninh và phát triển.
Viên học giả Trung Quốc này đã bịa đặt trắng trợn lịch sử, vu cáo Việt Nam “thôn tính Lào và Campuchia những năm 1970 để thành lập Liên bang Đông Dương”?! Cuộc chiến tranh giúp nhân dân Campuchia tiêu diệt bọn diệt chủng man rợ Khmer Đỏ do Trung Nam Hải nuôi dưỡng và giật dây để chống phá Việt Nam từ biên giới Tây Nam bị Khâu Lâm xuyên tạc thành Việt Nam “xâm lược” Campuchia.
Về sự can thiệp của Trung Nam Hải vào Campuchia, Khâu Lâm viết:
“Trung Quốc có tiếng nói rất lớn đối với nội bộ Campuchia. Đối với Phnom Penh, Trung Quốc có hai khoản đầu tư, một là đổ cho Khmer Đỏ mà kết cục thế nào thì ai cũng biết (?!). Khoản còn lại đầu tư cho Sihanouk, nhưng Sihanouk đã quen với cuộc sống an nhàn ở Bắc Kinh nên không chịu về, dứt khoát nhường ngôi cho con trai.
Nhưng đảng Funcinpec do một người con trai của ông Sihanouk lãnh đạo không có thế lực, xem ra đầu tư cho một người hay một chính đảng ở Campuchia lời lãi rất hạn chế, chỉ có cách dùng thủ đoạn kinh tế khống chế mới là đúng đắn”?!
Video đang HOT
Ảnh chụp màn hình thông tin cá nhân Khâu Lâm trên tờ Kinh tế Trung Quốc.
Không biết người Campuchia sẽ nghĩ thế nào trước những lời bóc trần sự thật về âm mưu của người Trung Quốc đối với họ mà Khâu Lâm vừa nói? Cứ theo như viên học giả này, Campuchia chỉ là một con tốt trên bàn cờ địa chính trị mà Bắc Kinh muốn khống chế để dùng vào những việc có lợi cho mình mà thôi – PV.
Xung quanh vấn đề biên giới Việt Nam – Campuchia, Khâu Lâm viết:
“Hiện tại xung đột (căng thẳng có kiểm soát do một số phần tử quá khích Campuchia kích động người dân nước này chống phá biên giới – PV) nổ ra ở biên giới Việt Nam – Campuchia chẳng qua cũng chỉ là một đoạn nhạc nền chen vào trục quan hệ Mỹ – Việt – Trung khi trục này thêm sự góp mặt của Campuchia mà thôi.
Sau khi nổ ra xung đột biên giới Việt Nam – Campuchia, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia đã chạy sang nhờ Bắc Kinh chi viện, Trung Quốc cũng nên thuận thế mà làm. Một khi Việt Nam đã vì lợi ích của mình mà muốn ôm chân Hoa Kỳ (?!) để đối phó Trung Quốc, thì Trung Quốc cũng nên kéo Campuchia về phía mình, liên thủ để đối phó với Việt Nam”, Khâu Lâm kích động, bôi nhọ Việt Nam.
Những phát ngôn xuyên tạc, kích động, bôi nhọ mà Khâu Lâm đang phát tán rộng khắp các diễn đàn trực tuyến lớn ở Trung Quốc hòng chống phá Việt Nam cho thấy một thái độ thù hằn ích kỷ, chống phá quyết liệt nhằm vào Việt Nam.
Nó cũng cho thấy một nỗi sợ mơ hồ của một bộ phận học giả, truyền thông Trung Quốc theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan khi Việt Nam phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với Hoa Kỳ. Nhưng điều này càng cho thấy chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại của Việt Nam là hoàn toàn chính xác – PV.
Trước đó tờ The Diplomat khi quan sát chuyến thăm Trung Quốc của ông Tea Banh đã bình luận, có những dấu hiệu cho thấy chuyến thăm này có liên hệ với vấn đề biên giới Việt Nam – Campuchia vì 4 lý do:
Ông Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tiếp ông Tea Banh. Ảnh: MOV.
Nó diễn ra ngay sau khi nổ ra căng thẳng biên giới Việt Nam – Campuchia; Phe đối lập Campuchia chống phá quyết liệt vấn đề biên giới, ông Hun Sen phải gửi công hàm mượn bản đồ gốc từ Liên Hợp Quốc để dẹp tan luận điệu này; Đàm phán biên giới giữa Việt Nam và Campuchia vừa tiến hành tại Phnom Penh; Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang ở thăm Hoa Kỳ, một động thái mà Bắc Kinh đặc biệt quan tâm theo dõi.
Ngoài ra, việc Campuchia và Trung Quốc bỗng nhiên cam kết “tiếp tục hỗ trợ nhau về các vấn đề chính liên quan đến lợi ích cốt lõi” cũng là một dấu hiệu đáng chú ý. Cụm từ “lợi ích cốt lõi” thường được Bắc Kinh sử dụng quá mức và gây tranh cãi khi nói về yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) của họ ở Biển Đông. Lần này hai bên nhấn mạnh tới hỗ trợ lợi ích cốt lõi “của nhau” trong khi chủ quyền lãnh thổ là yếu tố đáng kể của “lợi ích cốt lõi”, nó có liên quan đến các vấn đề đang diễn ra ở biên giới Việt Nam – Campuchia.
Người quan sát, một tờ báo mạng theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Trung Quốc (do Viện Nghiên cứu Chiến lược phát triển Xuân Thu Thượng Hải kết hợp với công ty TNHH Công nghệ thông tin Người quan sát Thượng Hải đồng sáng lập) ngày 13/7 khi dẫn lại nguồn tin từ The Diplomat đã bình luận, đoàn đại biểu quân sự Campuchia thăm Trung Quốc là để tìm kiếm chi viện nhằm chống lại Việt Nam?!
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Hình ảnh hai tàu chiến Mỹ cùng thủy thủ đoàn thăm Đà Nẵng
Hoạt động giao lưu trên biển lần này cho phép tàu hải quân hai nước thực hành cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển
Sáng nay (6/4), hai tàu chiến hiện đại của Hải quân Mỹ gồm: tàu khu trục tên lửa USS Fitzgerald (DDG 62) và tàu chiến đấu ven biển USS Fort Worth (LCS-3) cùng hơn 450 sĩ quan và thuỷ thủ đoàn đã cập cảng Tiên Sa, thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng.
Đây là hoạt động nằm trong chương trình giao lưu thường niên giữa Hải quân hai nước nhân kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Chương trình giao lưu Hải quân thường niên lần thứ 6 (NEA) giữa Hải quân Việt Nam và Hải quân Hoa Kỳ kéo dài trong 5 ngày. Hải quân hai nước tập trung trao đổi phi tác chiến và các hoạt động trao đổi kỹ năng về quân y, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, an ninh hàng hải... Hoạt động giao lưu trên biển lần này cho phép tàu của hải quân hai nước thực hành Bộ Quy tắc ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES), các kỹ thuật tìm kiếm và cứu nạn...
Hoạt động giao lưu Hải quân thường niên (NEA) được phát triển từ các chuyến thăm của tàu Hải quân Hoa Kỳ thường niên đến Đà Nẵng cách đây 1 thập kỷ. Ngoài hai tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald (DDG 62) và tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth (LCS 3), các đơn vị tham gia đợt giao lưu lần này bao gồm lực lượng Đặc nhiệm 73, Biên đội tàu khu trục số 7, Trung tâm Hoạt động Cứu hộ Dưới nước tại San Diego... Đây là một trong những hoạt động đánh dấu kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, thúc đẩy hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau, xây dựng niềm tin trong lĩnh vực hàng hải, phát triển quan hệ giữa người dân và hải quân hai nước.
Đại tá Lê Bá Hùng, người Mỹ gốc Việt, Phó Tư lệnh, Biên Đội tàu khu trục số 7, Hải quân Hoa Kỳ, người đã từng chỉ huy tàu khu trục USS Lassen (DDG 82) thăm thành phố Đà Nẵng vào tháng 11 năm 2009 cho biết: "Tôi rất vui được trở lại Việt Nam. Và chúng tôi trông đợi được làm việc với các đối tác của Hải Quân nhân dân Việt Nam trong những ngày sắp tới. Đợt giao lưu trong tuần này sẽ có nhiều điểm nổi bật. Một trong những hoạt động có ý nghĩa nhất là cơ hội thực hành giao lưu Bộ Quy tắc Ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES), giúp Hải quân hai nước ngăn chặn được truyền thông sai lệch trên biển và thúc đẩy sự hiều biết lẫn nhau".
Một số hình ảnh tàu Hải quân Mỹ và thủy thủ tại cảng Tiên Sa:
Tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald (DDG 62) và tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth (LCS 3) tại cảng Tiên Sa- TP Đà Nẵng
Sĩ quan và thuỷ thủ đoàn hai tàu Hải quân Hoa Kỳ chụp hình lưu niệm cùng lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam tại cảng Tiên Sa- TP Đà Nẵng
Tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald (DDG 62).
Đại tá Lê Bá Hùng, người Mỹ gốc Việt, Phó Tư lệnh, Biên Đội tàu khu trục số 7, Hải quân Hoa Kỳ trả lời phỏng vấn báo chí
Theo VOV
Cục diện địa chính trị Tây-Thái Bình Dương sẽ biến chuyển lớn Chuyến thăm Hoa Kỳ của TBT Đảng CSVN là bước đột phá chiến lược, cục diện địa chính trị Tây TBD sẽ có thay đổi. Cục diện địa chính trị là trạng thái quan hệ quốc tế của một nhóm quốc gia và nước lớn trụ cột chiến lược tạo ra trong một thời kỳ nhất định. Mỹ, với chiến lược "xoay trục",...