Học giả Trung Quốc phân tích sự đuối lý của “Đường lưỡi bò”
9 lô dầu khí mà Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc thông báo mời thầu nằm ở phía Đông “đường 9 đoạn”, tuy nhiên nó lại nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.
“Đường lưỡi bò” do Trung Quốc vẽ (Ảnh: KT)
Ông Tiết Lý Thái – học giả, nhà bình luận nổi tiếng của trang báo mạng Phượng Hoàng (Hồng Kông, Trung Quốc) trong bài viết đăng trên tờ báo mạng trên ngày 20/7 cho rằng, tranh chấp chủ quyền tại Nam Hải (Biển Đông) giữa Trung Quốc và Việt Nam có dấu hiệu ngày càng căng thẳng trong thời gian qua, trong đó việc Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo mời thầu quốc tế vào cuối tháng 6 vừa qua khiến tình hình càng thêm phức tạp.
9 lô dầu khí mà Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc thông báo mời thầu nằm ở phía Đông đường 9 đoạn, tuy nhiên nó lại nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.
Ông Tiết Lý Thái cho rằng: Nếu Trung Quốc giải thích và muốn cộng đồng quốc tế công nhận đường 9 đoạn là đường biên giới quốc gia thì khó khăn sẽ không hề nhỏ, ít nhất sẽ gặp phải những thách thức sau:
Thứ nhất, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc mới đầu chỉ vẽ ra 11 đoạn trên bản đồ nước mình, mà không hề tiến hành phân định biên giới trên biển với các nước láng giềng xung quanh, cũng chưa từng có động thái hòng nhận được sự công nhận của cộng đồng quốc tế. Về bình diện luật pháp quốc tế cũng chưa có sự giải thích rõ ràng, chi tiết nào. Nói một cách nghiêm túc thì đây mới chỉ là “tự nói lời của mình”.
Thứ hai, cho đến hiện nay, Trung Quốc vẫn chưa nói rõ, đường 9 đoạn là đường biên giới quốc gia đứt khúc hay là đường giới tuyến trên biển truyền thống. Đến một định nghĩa cũng không có, hơn nữa cũng chưa ghi rõ kinh độ, vĩ độ trên vị trí địa lý, mà đơn thuần chỉ là vẽ ra các đường đứt đoạn trên bản đồ của mình, thì làm sao mà thuyết phục được người khác?
Video đang HOT
Tiếp theo, nếu như Bắc Kinh nhấn mạnh đường 11 đoạn mà Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đưa ra ban đầu là đường biên giới quốc gia không thể xâm phạm, thì thử hỏi tại sao sau khi nước Trung Quốc mới được thành lập, để thể hiện “tình cảm” của mình với Việt Nam, Trung Quốc lại tự xóa đi 2 đoạn trên bản đồ trong khu vực vịnh Bắc Bộ? Phải chăng Trung Quốc coi việc sửa đường biên giới quốc gia như trò đùa?
Thêm nữa theo học giả này, nếu như Bắc Kinh khẳng định đường 9 đoạn là đường biên giới quốc gia, sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, trong thời gian 30 năm, Việt Nam đã chiếm hữu đến 30 hòn đảo lớn nhỏ một cách liên tục, mà Bắc Kinh trong các lần phản đối ngoại giao lại không hề có lần nào nêu ra vấn đề trên?. Điều này là hoàn toàn không bình thường.
Cuối cùng, Biển Đông là tuyến vận tải của hơn 80% hàng hóa chiến lược của khu vực Đông Bắc Á, trong đó bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, của hơn 40 % hàng hóa chiến lược của hầu hết các quốc gia phương Tây. Nếu như nói tuyến đường vận tải trên Biển Đông là tuyến đường sinh mạng của các quốc gia phương Tây cũng không có gì là quá.
Nếu “đường 9 đoạn” được tuyên bố là đường biên giới quốc gia của Trung Quốc, khi Mỹ và các đồng minh chuyển dịch lực lượng quân sự giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, bất cứ lúc nào, họ đều có thể bị coi là ở vị trí phi pháp và sẽ bị cản trở mạnh mẽ. Như vậy liệu cộng đồng quốc tế có chấp nhận tuyên bố của Trung Quốc?
Học giả Tiêt Lý Thái cho rằng: ngày nay, cư dân mạng Trung Quốc không ngừng hô hào những luận điệu hiếu chiến trong thế giới ảo. Tuy nhiên sau khi thoát khỏi thế giới ảo, chúng ta phải trở về thế giới thực tại./.
Theo VOV
Thượng nghị sĩ Mỹ vạch mặt trò khiêu khích bành trướng của Trung Quốc
Thượng nghị sĩ Mỹ Joseph Lieberman phát biểu: "Hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông đang đẩy khu vực theo hướng sai và gửi một thông điệp gây thất vọng về loại cường quốc mà Trung Quốc sẽ trở thành...".
"Trung Quốc theo đuổi chính sách độc đoán"
Cuối tháng 6/2012, Hội thảo về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức đã diễn ra tại Mỹ. Cuộc hội thảo tập trung thảo luận về các vấn đề chính gồm các diễn biến gần đây ở Biển Đông, Biển Đông trong mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc-ASEAN, vai trò của luật quốc tế trong giải quyết và quản lý các tranh chấp ở Biển Đông...
Tham dự cuộc hội thảo có nhiều nhân vật quan trọng: Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell, Chủ tịch Ủy ban An ninh nội địa và các vấn đề chính phủ của Thượng viện Mỹ Joe Lieberman, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Nam Hải (Trung Quốc) Ngô Sĩ Tồn, Tổng Thư ký Ban Thư ký các vấn đề đại dương và hàng hải thuộc Bộ Ngoại giao Philippines Henry Bensurto, chuyên gia cao cấp của Học viện Quốc phòng Úc GS Carlyle Thayer, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam TS Trần Trường Thủy, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam TS Đặng Đình Quý.
Các phát biểu của chính khách Mỹ một lần nữa cho thấy những diễn biến gần đây tại Biển Đông làm cho chính giới Mỹ lo ngại ở tầm cao
Thượng nghị sĩ Mỹ Joseph Lieberman (Ảnh: AP)
Sau đây, chúng tôi xin gửi tới độc giả một phần bài phát biểu của Thượng nghị sĩ Mỹ Joseph Lieberman - Chủ tịch Uỷ ban An ninh nội địa và các vấn đề của Chính phủ Mỹ tại Hội thảo.
Trong phần phát biểu của mình, Thượng nghị sĩ Mỹ Joseph Lieberman cho biết: "Tôi phải nói rằng tôi đang lo ngại về hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông. Tôi tin rằng Trung Quốc đang đẩy khu vực theo hướng sai và gửi một thông điệp gây thất vọng về loại cường quốc mà Trung Quốc sẽ trở thành và Trung Quốc sẽ quan hệ với các nước láng giềng gần gũi nhất như thế nào.
Việc yêu sách của Trung Quốc có phạm vi quá rộng và tính chất, cơ sở yêu sách này đang tạo ra một bầu không khí lo âu. Hãy nhìn vào tin tức từ Việt Nam và Bắc Kinh trên các phương tiện truyền thông trong vài ngày qua. Tôi nghĩ sự mập mờ, ví dụ về cơ sở của đường 9 đoạn Trung Quốc đặc biệt đáng lo ngại".
Nói về hậu quả của những hành động vừa qua của Trung Quốc, ông Joseph Lieberman cho rằng: "Trong bức tranh lớn đối với Mỹ, khu vực và thế giới, Biển Đông và các cuộc xung đột đang diễn ra là một phép thử đặc biệt và rất quan trọng đối với bản thân Trung Quốc. Điều đó cho thấy quan hệ của Bắc Kinh với các nước láng giềng như thế nào khi Trung Quốc phát triển mạnh mẽ hơn và với một ý nghĩa lớn hơn, Trung Quốc sẽ trở thành loại cường quốc thế nào trong thế kỷ này.
Khi Trung Quốc theo đuổi chính sách độc đoán hoặc thiếu cơ sở rõ ràng về luật pháp quốc tế tại Biển Đông thì điều này đương nhiên tạo ra sự mất lòng tin, làm tăng nguy cơ tính toán sai lầm và tôi e rằng Trung Quốc sẽ bị cô lập nhiều hơn trong khu vực và trên thế giới. Đó là không phải là một kết quả mà bất cứ ai trong chúng ta muốn, ít nhất là Mỹ".
"Khi Trung Quốc theo đuổi chính sách độc đoán hoặc thiếu cơ sở rõ ràng về luật pháp quốc tế tại Biển Đông thì điều này đương nhiên tạo ra sự mất lòng tin, làm tăng nguy cơ tính toán sai lầm"
Lời mời thầu của CNOOC là khiêu khích bành trướng
Trả lời câu hỏi phỏng vấn về việc Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) kêu gọi đấu thầu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đến từ một nhà báo ở Đài Tiếng nói Việt Nam, Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman nói: "Theo quan điểm của tôi, đó là một yêu sách chưa có tiền lệ, không có cơ sở nằm trong vùng đặc quyền kinh tế được công nhận của Việt Nam.
Và như bạn biết, đó là một số toan tính - mà hoặc là Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) hoặc lực lượng khác của Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh đã yêu cầu các công ty dầu quốc gia Trung Quốc đưa ra tuyên bố này như là một phần của hình thức đấu tranh đang diễn ra hiện nay. Nhưng tuyên bố này khá khiêu khích và nhằm đáp lại việc Việt Nam khẳng định các quyền pháp lý bằng quy định của pháp luật trong nước vào tuần trước".
"Lời mời thầu của CNOOC là khá khiêu khích"
Theo Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman, đây chính là những vấn đề cần chấm dứt ngay vì khi những khiêu khích bành trướng này tiếp diễn, là nhằm phục vụ các chính sách đối nội nhiều hơn là đối ngoại và là các tuyên bố khá khiêu khích."Điều thực sự quan trọng là thảo luận của ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông cần tạo ra các nội dung thực chất làm giảm các căng thẳng leo thang từ các tranh chấp trong khu vực trước khi chúng gây ra sự hiểu nhầm; giảm những rủi ro từ việc đưa ra các tuyên bố yêu sách mà có thể thực sự gây ra bạo lực; tạo tiền đề cho các hình thức hợp tác, hòa bình và lợi ích chung phù hợp với luật quốc tế. Không ai có lợi ích khi bạo lực xảy ra và chắc chắn đây cũng không phải là lợi ích của một quốc gia có thượng viện mà tôi rất vinh dự được là thành viên", ông Joseph Lieberman nói.
Biển Đông làm cho chính giới Mỹ lo ngại ở tầm cao
Trong cuộc phỏng vấn với Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam về diễn biến xung quanh Hội nghị An ninh Biển Đông diễn ra ở thủ đô Washington, Mỹ ngày 26/6/2011, ông Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV) nói:
"Một số học giả Mỹ nhấn mạnh vấn đề an ninh biển còn là phép thử xem cơ sở pháp luật hiện hành có còn tiếp tục duy trì được sức mạnh nữa hay không.
Quan điểm thứ 2, thể hiện phần nào quan điểm của chính giới Mỹ qua bài phát biểu của Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain. Cần nhắc lại rằng, từ xưa đến nay các quan chức Mỹ không ai nói trực tiếp đến "đường lưỡi bò" mà chỉ nói chung chung là vấn đề an ninh.
Năm 2010, phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các đối tác, Diễn đàn An ninh khu vực (ARF), bà Hilarry Clinton nhắc đến "Đường lưỡi bò" một cách gián tiếp là "những đòi hỏi không xuất phát từ đặc điểm đất, đảo, đá (land features) trên biển Đông là không có giá trị". Đó là một cách gián tiếp phủ định yêu sách này của phía Trung Quốc. John McCain là chính khách Mỹ đầu tiên khẳng định trực tiếp: "Đường lưỡi bò" không có cơ sở pháp lý.
Trong bài phát biểu của mình, vị Thượng nghị sỹ Mỹ còn tạo ra liên kết chặt chẽ giữa những đòi hỏi vô lý đó với những đe dọa trật tự hiện hành an ninh trên biển và lợi ích của Mỹ trong vận tải hàng hải. Ông cũng là chính khách Mỹ đầu tiên có kiến nghị rất mạnh là Mỹ phải phê chuẩn Luật Biển 1982 để có được chính danh và giúp củng cố ASEAN, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự.
Dĩ nhiên đây là ý kiến của riêng ông ta và tại nước Mỹ cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, trước những diễn biến gần đây tại biển Đông làm cho chính giới Mỹ lo ngại ở tầm cao".
Theo GDVN
Philippines mời thầu ba lô dầu khí tại Biển Đông Philippines sẽ mời thầu thăm dò ba lô dầu khí tại biển Đông bất chấp căng thẳng với Trung Quốc về lãnh hải, Thứ trưởng Năng lượng Philippines James Layug cho biết hôm 11-7. Các hợp đồng thăm dò ba lô này sẽ được mời thầu vào ngày 31-7-2012 Theo lời ông James Layug, ba lô dầu khí, nằm ở bờ biển phía...