Học giả Trung Quốc lại dụ dỗ, thách thức Việt Nam trên tờ Hoàn Cầu
Hòa hiếu nào cũng phải đến từ hai phía, không thể có chuyện nước lớn ép nước nhỏ biến vùng biển không tranh chấp của họ thành “ vùng biển tranh chấp”.
Cảnh sát biển Việt Nam thực thi pháp luật trên vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam nơi gần vị trí Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 hồi tháng 5 vừa qua. Ảnh: Reuters.
Thời báo Hoàn Cầu ngày 28/8 đăng bài bình luận của Kha Tiểu Trại, một học giả tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á từ tỉnh Quảng Tây với những bình luận hết sức kẻ cả, thậm chí lên giọng thách thức, đe dọa Việt Nam.
Với cách đặt vấn đề trịch thượng, Kha Tiểu Trại nói rằng Việt Nam cần sớm phải từ bỏ cái gọi là “ảo tưởng chủ nghĩa cơ hội”?! Ông Trại cho rằng, Việt Nam đã có kinh nghiệm bang giao với Trung Quốc cả ngàn năm qua và đặc điểm chung sau mỗi lần đối đầu căng thẳng, bất luận thắng hay thua, Việt Nam đều chủ động thể hiện mong muốn ổn định quan hệ.
Hiện nay việc duy trì quan hệ Việt – Trung ổn đinh phù hợp với lợi ích của Việt Nam vì “đứng trước một cơ họi phát triển phồn vinh hiếm có thì Việt Nam không dễ bỏ qua”. Kha Tiểu Trại nhấn mạnh, người Trung Quốc cũng phải thừa nhận rằng có rất nhiều lúc Việt Nam nắm quyền chủ động trong quan hệ Việt – Trung và “để ổn định tình hình hiện nay, cải thiện quan hệ Việt – Trung, Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa”?!
Cái Kha Tiểu Trại gọi là “Việt Nam phải nỗ lực nhiều hơn nữa”, đầu tiên ông Trại “đòi hỏi” Việt Nam phải “quay về” với cái gọi là “cùng khai thác” mà Bắc Kinh theo đuổi. Việt Nam chủ trương “hợp tác cùng phát triển” là để đối phó với chính sách “cùng khai thác” của Trung Quốc ở Biển Đông, mục đích chủ yếu là phủ định đường lưỡi bò Trung Quốc, thể hiện chủ trương vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Video đang HOT
Việt Nam phản đối chính sách “khai thác chung” mà Trung Quốc đòi áp dụng trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Theo chủ trương này của Việt Nam, Trung Quốc không được phép thăm dò khai thác trong vùng biển rộng lớn phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam mà Trung Quốc gọi là “vùng biển Tây Sa”). Kha Tiểu Trại cho rằng, Việt Nam sẽ không thay đổi chủ trương này, trong khi Trung Quốc cũng sẽ “tiếp tục duy trì (cái gọi là) quyền lợi của mình”, do đó mâu thuẫn giữa 2 bên sẽ ngày càng lớn.
Ông Trại nhận định, hiện nay để buộc Việt Nam từ bỏ yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình là điều không thể, Kha Tiểu Trại bình luận. Nhưng viên học giả Trung Quốc này cho rằng có thể coi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam là vùng biển tranh chấp để cùng khai thác với Trung Quốc?! Thật hoang đường!
Viên học giả Trung Quốc dụ dỗ, “chỉ cần Việt Nam nỗ lực, tăng cường công tác tuyên truyền và giải thích trong nước là có thể được. Đó cũng là cách duy nhất để cải thiện quan hệ Trung – Việt hiện nay”?!
Thứ hai, Kha Tiểu Trại lên giọng khiêu khích khi nói rằng Việt Nam “phải từ bỏ thủ đoạn khiêu khích, bình tĩnh và sáng suốt trở lại”?! Trong vụ giàn khoan 981 vừa qua, lúc đầu Việt Nam đã phản ứng kịch liệt và nhanh chóng tạo ra dư luận lớn trong cộng đồng quốc tế. Ông Trại đổ thừa cho Việt Nam “cắt đứt mọi kênh liên lạc song phương với Trung Quốc” trong vụ giàn khoan 981, một sự bịa đặt trắng trợn.
Kha Tiểu Trại cho rằng trong quá khứ cách phản ứng này của Việt Nam rất hiệu quả vì “Trung Quốc luôn vì đại cục mà nhượng bộ”, nhưng hiện nay nó không còn linh nghiệm?!
“Nỗ lực thứ 3 mà Việt Nam cần làm, theo viên học giả Trung Quốc trịch thượng là Việt Nam “cần phải bỏ cách tuyên truyền mê hoặc dư luận”?! Lâu nay trong vấn đề Biển Đông, Việt Nam áp dụng mô hình “chiến tranh nhân dân”, ngoài việc tuyên truyền chủ trương yêu sách của mình còn “bôi nhọ hình ảnh Trung Quốc với quy mô lớn”. Tuy nhiên Kha Tiểu Trại không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào cho cáo buộc bịa đặt vô căn cứ của mình.
Theo Kha Tiểu Trại, nếu Việt Nam “không thay đổi cách tuyên truyền hiện nay” thì tâm lý bài Hoa trong xã hội Việt Nam sẽ không thay đổi, càng kéo dài càng chia rẽ quan hệ song phương?! Tuy nhiên cần phải nói rõ rằng, Việt Nam chỉ phản đối các hoạt động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông mà các lực lượng chức năng, nhà cầm quyền Trung Quốc gây ra, hoàn toàn không có chuyện bài Hoa hay làm tổn hại tới tình hữu nghị giữa nhân dân 2 nước.
Như vậy có thể thấy rằng bài phân tích và quan điểm của Kha Tiểu Trại đăng tải trên Thời báo Hoàn Cầu vẫn chỉ nhằm mục đích hiện thực hóa đường lưỡi bò, biến vùng biển không tranh chấp thành có tranh chấp hòng nhảy vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam được luật pháp quốc tế bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 bảo vệ.
Giàn khoan 981 của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam hồi tháng 5 vừa qua dưới vỏ bọc “vùng biển Tây Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang do Trung Quốc kiểm soát bất hợp pháp) cũng chung một mục đích này. Như chính Kha Tiểu Trại cũng phải thừa nhận, Việt Nam rất coi trọng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc và giữ gìn hòa bình, ổn định trên Biển Đông. Tuy nhiên, sự hòa hiếu nào cũng phải đến từ hai phía, không thể có chuyện nước lớn ép nước nhỏ biến vùng biển không tranh chấp của họ thành “vùng biển tranh chấp” để nhảy vào khai thác chung, đó là điều tối thiểu.
Theo Giáo Dục
Bị tố 'khiêu khích', TQ lại đòi Mỹ đứng ngoài căng thẳng Biển Đông
Ngày 15/7/2014 Trung Quốc một lần nữa lại đòi Mỹ không được can thiệp vào vấn đề tại Biển Đông.
Trung Quốc một lần nữa lại đòi Mỹ không được can thiệp vào vấn đề tại Biển Đông
Theo RFI, ngày 15/7/2014 Trung Quốc một lần nữa lại đòi Mỹ không được can thiệp vào vấn đề tại Biển Đông. Yêu cầu này được Bắc Kinh nhắc lại sau khi một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi các nước có tranh chấp chủ quyền trong vùng đình chỉ mọi hành động làm căng thẳng leo thang.
Tình hình Biển Đông trong thời gian gần đây đã bị khuấy động sau hàng loạt động thái "khiêu khích" của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, trực tiếp nhắm vào Việt Nam và Philippines.
Trong một bản thông cáo được hãng tin Anh Reuters trích dẫn, Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác định là Bắc Kinh "hy vọng rằng các nước bên ngoài khu vực duy trì một cách nghiêm ngặt sự trung lập của mình, phân biệt rõ ràng đúng sai, và nghiêm túc tôn trọng các nỗ lực chung của các nước trong khu vực trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực".
Dù không nêu đích danh, nhưng đòi hỏi nói trên rõ ràng là nhắm vào Hoa Kỳ. Hôm 10/7 vừa qua, nhân cuộc hội thảo về Biển Đông tổ chức tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS tại Washington, ông Michael Fuchs, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách các Vấn đề Chiến lược và Đa phương, đã cho rằng việc làm cho Biển Đông căng thẳng không phải là trách nhiệm của một nước duy nhất, nhưng quan điểm của Hoa Kỳ là chính các hành vi "khiêu khích và đơn phương" của Trung Quốc đã làm dấy lên nghi vấn về sự sẵn sàng tuân thủ luật pháp quốc tế của Bắc Kinh. Do đó, Washington kêu gọi các nước đình chỉ - từ tiếng Anh là freeze, nghĩa là đóng băng - mọi hành động có nguy cơ làm tình hình căng thẳng thêm.
Theo ông Fuchs, mỗi quốc gia tranh chấp đều có quyền quyết định xem cần phải đình chỉ hoạt động nào, từ việc không thiết lập cơ sở mới cho đến việc lấn chiếm vùng lãnh thổ mà nước khác đã trấn giữ từ trước năm 2002, là năm mà khối ASEAN và Trung Quốc đã ký kết bản Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông DOC.
Vấn đề là Trung Quốc lại đòi quyền sở hữu trên hầu như toàn bộ Biển Đông, bất chấp các tuyên bố chủ quyền đối nghịch của các láng giềng Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Đài Loan. Mới đây, Bắc Kinh đã Trung Quốc đưa giàn khoan vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời thúc đẩy các công trình xây dựng trên các thực thể địa dư tại vùng Trường Sa mà họ đã dùng võ lực đánh chiếm.
Vào hôm 15/7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục ngang nhiên nhắc lại rằng "Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãi trên Biển Đông", và yêu cầu tất cả các nước khác triệt thoái toàn bộ lực lượng và thiết bị của mình ra khỏi các hòn đảo mà Trung Quốc cho là đã bị "xâm chiếm bất hợp pháp".
Đồng thời với việc đòi Mỹ không can thiệp, Trung Quốc đã nhắc lại lập trường cố hữu là tranh chấp chủ quyền chỉ có thể giải quyết bằng các cuộc đàm phán tay đôi giữa các nước với nhau, một giải pháp bị cho là để Bắc Kinh dễ bắt nạt các nước nhỏ hơn.
Theo Xahoi
Thời báo Hoàn Cầu: Mỹ đề xuất "đề nghị ba không về Biển Đông", thách thức Trung Quốc Mới đây, Hoa Kỳ đã đưa ra đề xuất "ba không" với nội dung: các bên không tiếp tục hành động giành chiếm và xây dựng tiền đồn tại các rạn hô; không thay đổi hiện trạng Biển Đông; không có bất kỳ hành động đơn phương nào chống lại các quốc gia khác. Ngay lập tức, Trung Quốc đã phản pháo, Thời...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sữa giả lọt lưới, bệnh viện nói bị hại, bác sĩ quảng cáo kêu bị lợi dụng, lỗi của ai?

Bắt tạm giam Tuấn 'ngáo' tội giết người

Nữ Chi cục trưởng Thi hành án bị cách hết tất cả chức vụ trong Đảng

Quảng Nam: Xót xa 2 mẹ con tử vong dưới kênh chính Phú Ninh

Sập nhà xưởng ở Bình Dương, 3 người tử vong

Giá vàng hôm nay, 17/4: Tăng dữ dội, cán mốc 120 triệu đồng/lượng

Kiểm tra xe tải dừng bất thường trên đường Vành đai 3, 'lộ' tài xế dùng ma túy

Hải "lé" điều hành đường dây cho vay lãi nặng như thế nào?

Quy định về nhiệm vụ của CSGT khi thực hiện tuần tra, kiểm soát

Giá vàng lên sát 116 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay

Công an phường giúp người dân nhận lại 410 triệu đồng chuyển nhầm

Hãng hàng không bán cả sớ khấn đồ lễ 6,4 triệu đồng cho khách ra Côn Đảo
Có thể bạn quan tâm

Mẹ biển - Tập 25: Hai Thơ sững sờ khi biết tin Đại còn sống
Phim việt
15:23:47 18/04/2025
Concert "em gái BLACKPINK" ở Việt Nam bán vé chậm, BTC bất ngờ thay đổi 1 điều
Nhạc quốc tế
15:20:24 18/04/2025
Tiền đạo Timor Leste lọt đội hình ASEAN All-Stars đấu Man United
Sao thể thao
15:12:12 18/04/2025
Hình ảnh rợn người trong các xưởng làm thuốc giả
Pháp luật
15:08:33 18/04/2025
Bé Bắp qua đời, cộng đồng mạng nghẹn ngào tiễn đưa thiên thần nhỏ sau "hành trình chiến đấu đầy dũng cảm"
Netizen
15:06:40 18/04/2025
MC Thanh Bạch bật khóc nức nở kể lại tai nạn nghiêm trọng nhất đời
Sao việt
15:01:17 18/04/2025
Cái nhìn đầu tiên về One UI 8 dựa trên Android 16
Thế giới số
14:52:57 18/04/2025
Nghi phạm bức xúc vì Gaza mà đốt nhà thống đốc Mỹ?
Thế giới
14:44:30 18/04/2025
Apple đưa một trong những mẫu iPhone bán chạy nhất thành 'đồ cổ'
Đồ 2-tek
14:26:34 18/04/2025
Vì sao căn phòng càng bừa bộn, chủ nhân càng nghèo? Nghe lý giải cực thuyết phục, sâu sắc!
Sáng tạo
13:57:16 18/04/2025