Học giả Trung Quốc kêu gọi bỏ “đường 9 đoạn”
Sau nhiều ý kiến phản bác “đường chín đoạn” vô lý của Trung Quốc, học giả Lý Lệnh Hoa cùng một số học giả Trung Quốc mới đây đã yêu cầu Chính phủ TQ xóa bỏ đường này, bởi không thể cứ tiếp tục “sai lại càng sai”.
Tàu chiến Trung Quốc neo đậu tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam – Ảnh: Nipic.com
Khởi đầu là lời kêu gọi của ông Lý Lệnh Hoa, cựu thành viên Trung tâm Tin tức hải dương quốc gia Trung Quốc, được đưa ra tại buổi hội thảo mang tên “Công ước luật biển Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) và việc phân chia biên giới biển Trung Quốc”. Toàn văn buổi hội thảo được Viện Nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc thuộc báo điện tử Sina.com tổ chức và công bố hôm 27-8.
Không thể để “sai lại càng sai”
Theo ông Lý Lệnh Hoa, Trung Quốc cần phải hủy bỏ đường chín đoạn nếu không muốn tự biến mình thành “kẻ thù của nhiều nước”. Việc khư khư chiếm trọn biển Đông đang dần khiến Trung Quốc trở nên “không thể chấp nhận được” trước các nước láng giềng, bởi sẽ chẳng nước nào chấp nhận cái đường vô lý do Trung Quốc tự đặt ra và “còn lâu người ta mới đồng ý cho Trung Quốc sấn đến tận cửa nhà mình”.
Học giả Lý nhấn mạnh việc hủy bỏ đường chín đoạn ngày càng trở nên cấp bách trong giai đoạn hiện nay nếu Trung Quốc không muốn tự cô lập. Trung Quốc không thể đi ngược lại những nguyên tắc do chính mình cam kết khi tham gia UNCLOS. Trung Quốc “buộc phải đi chung con đường với cả thế giới”. Trung Quốc phải tôn trọng quy ước do mình đã ký kết nếu không muốn ngày một xấu đi trong mắt cộng đồng quốc tế.
Video đang HOT
Đồng tình với việc Trung Quốc cần hủy bỏ đường chín đoạn, học giả Trâu Hồng Minh cũng cho rằng “Trung Quốc không thể cứ mãi trở thành đối thủ của nhiều nước, đặc biệt là các hàng xóm sát vách chúng ta. Không phải cứ dùng vũ lực chiếm lấy lãnh thổ là giải quyết được mọi vấn đề”.
Ba điểm yếu của hải quân Trung Quốc Trên trang StrategyPage, học giả Mỹ James Dunnigan đánh giá hải quân Trung Quốc vẫn chỉ thuộc phạm vi “hạm đội bờ biển”. Đó là do hoạt động viễn dương ít, năng lực chống tàu ngầm và chống thủy lôi thấp và thiếu ý chí mạnh mẽ của lực lượng hải quân biển xa. Tuy nhiên, theo Nhật Báo Đông Phương của Hong Kong số cuối tuần, ba nhân tố trên chỉ là tiểu tiết. Đòn trí mạng nhất đối với hải quân Trung Quốc là thiếu lực lượng không quân của hải quân và lực lượng thủy quân lục chiến.
Tại cuộc hội thảo, mặc dù không ít nhà nghiên cứu luật biển, học giả tỏ ra đồng tình với các quan điểm và lời kêu gọi của học giả Lý Lệnh Hoa về đường chín đoạn, nhưng một số học giả thừa nhận đây là một chuyện không hề đơn giản. “Từ thời tiểu học, người Trung Quốc đã được học về đường chín đoạn. Chúng ta gọi đó là đường biên giới trên biển của nước mình. Đến nay điều này đã nằm sâu vào đầu óc của chúng ta. Thật khó khi đột nhiên phải xóa bỏ điều đó” – học giả Do Ký nói. Cũng theo ông, việc “đi mãi cũng thành đường” không chỉ khiến chuyện hủy bỏ đường chín đoạn trở nên vô cùng khó khăn đối với người dân mà còn với cả cấp lãnh đạo.
“Trung Quốc đang ở vào thế dù biết mình vô lý vẫn phải “ném lao theo lao” – học giả Do Ký nhìn nhận. Song dù có khó khăn thế nào, theo ông Lý Lệnh Hoa, không thể viện cớ “chủ nghĩa dân tộc” để tiếp tục “sai lại càng sai” trong vấn đề biển Đông.
Tại cuộc hội thảo này, ông Lý Lệnh Hoa cho biết ông chưa bao giờ sợ cô độc bởi ông đang nói lên sự thật. “Chỉ khi tuân thủ UNCLOS, hòa bình, ổn định cho Trung Quốc và các nước trong khu vực mới được giữ vững” – ông nhấn mạnh.
“Ngoại giao tờ séc”
Ngoại trưởng Úc Bob Carr ngày 28-8 đã lên tiếng cảnh báo các nước trong khu vực Thái Bình Dương về chính sách “ngoại giao tờ séc” của Trung Quốc. AFP dẫn lời ông Carr cho biết đó là chính sách chi tiền để củng cố quốc phòng và viện trợ, cho vay không lãi suất mà Trung Quốc đang thực hiện với các quốc gia đảo ở Thái Bình Dương.
Viện nghiên cứu và cố vấn chiến lược Lowy ước tính từ năm 2005 Trung Quốc đã cam kết hơn 600 triệu USD “nợ mềm” không lãi suất cho các nước như Tonga, Samoa và quần đảo Cook.
Theo Tuổi Trẻ
Học giả Trung Quốc: Căng thẳng Senkaku "tất cả chỉ tại Mỹ"
Riêng trong vụ Senkaku, theo Đằng Kiến Quần, trách nhiệm của Mỹ nằm ở chỗ "đã bỏ mặc cho Nhật Bản muốn làm gì thì làm" .
Tờ Thời báo Kinh Hoa xuất bản tại Trung Quốc sáng nay 21/8 cho biết, Nhật Bản đã quyết định khởi tố 10 người đổ bộ lên đảo Senkaku hôm 19/8, trong đó có 5 Nghị sĩ.
Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kenichiro Sasae bác bỏ thẳng thừng cáo buộc của Bắc Kinh về vụ Senkaku
Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kenichiro Sasae cho rằng, vụ 150 người Nhật Bản ra đảo Senkaku xảy ra trong bối cảnh 14 người Hồng Kông đi 1 tàu cá Trung Quốc kéo ra khu vực này và tìm mọi cách đổ bộ lên đảo. Tokyo yêu cầu Bắc Kinh từ nay về sau không được để công dân Trung Quốc đổ bộ lên nhóm đảo này và "lấy làm tiếc" về các cuộc biểu tình chống Nhật Bản nổ ra tại Trung Quốc vừa qua.
Tờ Thời báo Kinh Hoa dẫn nguồn tin báo chí Nhật Bản cho biết, hôm qua 10 người Nhật Bản đổ bộ lên Senkaku đã bị phía Nhật Bản khởi tố với tội danh "coi thường pháp luật", trong đó có 5 Nghị sĩ Tokyo và một số địa phương khác, 5 người còn lại là công dân bình thường.
10 người Nhật Bản đổ bộ lên Senkaku gặp cảnh sát Nhật Bản ngày hôm qua 20/8, ai cũng tươi cười
Theo lý giải của Thời báo Kinh Hoa, đảo Senkaku/Điếu Ngư là phần đất mà chính phủ Nhật Bản đã bỏ tiền ra thuê lại và đã ban hành lệnh cấm tất cả mọi người đổ bộ lên đó. Tại Nhật Bản, cái gọi là khởi tố với tội danh "coi thường pháp luật" là một hình thức "khởi tố trên giấy" sau đó bỏ vào ngăn kéo.Trong khi nhiều người dân Nhật Bản tỏ ra lo lắng tình hình tranh chấp nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư sẽ diễn biến ngày càng phức tạp thì giới "chuyên gia, học giả" Trung Quốc lại nhận định rằng Mỹ đứng đằng sau những sự kiện này.
Đằng Kiến Quần, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề quốc tế thuộc Hiệp hội Khống chế và giải trừ quân bị Trung Quốc nói với tờ Nhân dân nhật báo, những căng thẳng trên biển xung quanh Trung Quốc từ vụ Scarborough xảy ra hôm 10/4 cho đến những căng thẳng trên Senkaku "là hệ quả" của chính sách quay trở lại Thái Bình Dương của Mỹ?!
Đằng Kiến Quần nói với tờ Nhân dân nhật báo bản điện tử, căng thẳng Senkaku "tất cả là tại Mỹ"?!
Riêng trong vụ Senkaku, theo Đằng Kiến Quần, trách nhiệm của Mỹ nằm ở chỗ "đã bỏ mặc cho Nhật Bản muốn làm gì thì làm" và lợi dụng vị thế địa chính trị của Tokyo để quay trở lại Châu Á - Thái Bình Dương. Ông Quần kiến nghị giới chức Bắc Kinh nên thành lập một cơ quan cấp Bộ để thống nhất quản lý và triển khai chiến lược biển.Theo GDVN
Báo Mỹ "vạch mặt" Trung Quốc về Biển Đông Tờ Nhật báo Phố Wall của Mỹ hôm nay (10/8) có bài viết vạch rõ việc Trung Quốc đòi chủ quyền trên một vùng lãnh thổ rộng lớn ở Biển Đông là không có giá trị pháp lý và Mỹ là cường quốc duy nhất đủ mạnh để có thể ngăn chặn Trung Quốc. Dưới đây là nội dung bài viết: Hồi cuối...