Học giả Trung Quốc: Căng thẳng Senkaku “tất cả chỉ tại Mỹ”
Riêng trong vụ Senkaku, theo Đằng Kiến Quần, trách nhiệm của Mỹ nằm ở chỗ “đã bỏ mặc cho Nhật Bản muốn làm gì thì làm” .
Tờ Thời báo Kinh Hoa xuất bản tại Trung Quốc sáng nay 21/8 cho biết, Nhật Bản đã quyết định khởi tố 10 người đổ bộ lên đảo Senkaku hôm 19/8, trong đó có 5 Nghị sĩ.
Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kenichiro Sasae bác bỏ thẳng thừng cáo buộc của Bắc Kinh về vụ Senkaku
Dẫn lời Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản, ông Trình Vĩnh Hoa cho biết đã gọi điện đến Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kenichiro Sasae để phản đối sự kiện 150 người Nhật ra đảo Senkaku mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với tên gọi Điếu Ngư. Tuy nhiên Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản đã bác bỏ thẳng thừng cáo buộc trên.
Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kenichiro Sasae cho rằng, vụ 150 người Nhật Bản ra đảo Senkaku xảy ra trong bối cảnh 14 người Hồng Kông đi 1 tàu cá Trung Quốc kéo ra khu vực này và tìm mọi cách đổ bộ lên đảo. Tokyo yêu cầu Bắc Kinh từ nay về sau không được để công dân Trung Quốc đổ bộ lên nhóm đảo này và “lấy làm tiếc” về các cuộc biểu tình chống Nhật Bản nổ ra tại Trung Quốc vừa qua.
Tờ Thời báo Kinh Hoa dẫn nguồn tin báo chí Nhật Bản cho biết, hôm qua 10 người Nhật Bản đổ bộ lên Senkaku đã bị phía Nhật Bản khởi tố với tội danh “coi thường pháp luật”, trong đó có 5 Nghị sĩ Tokyo và một số địa phương khác, 5 người còn lại là công dân bình thường.
Video đang HOT
10 người Nhật Bản đổ bộ lên Senkaku gặp cảnh sát Nhật Bản ngày hôm qua 20/8, ai cũng tươi cười
Theo lý giải của Thời báo Kinh Hoa, đảo Senkaku/Điếu Ngư là phần đất mà chính phủ Nhật Bản đã bỏ tiền ra thuê lại và đã ban hành lệnh cấm tất cả mọi người đổ bộ lên đó. Tại Nhật Bản, cái gọi là khởi tố với tội danh “coi thường pháp luật” là một hình thức “khởi tố trên giấy” sau đó bỏ vào ngăn kéo.
Trong khi nhiều người dân Nhật Bản tỏ ra lo lắng tình hình tranh chấp nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư sẽ diễn biến ngày càng phức tạp thì giới “chuyên gia, học giả” Trung Quốc lại nhận định rằng Mỹ đứng đằng sau những sự kiện này.
Đằng Kiến Quần, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề quốc tế thuộc Hiệp hội Khống chế và giải trừ quân bị Trung Quốc nói với tờ Nhân dân nhật báo, những căng thẳng trên biển xung quanh Trung Quốc từ vụ Scarborough xảy ra hôm 10/4 cho đến những căng thẳng trên Senkaku “là hệ quả” của chính sách quay trở lại Thái Bình Dương của Mỹ?!
Đằng Kiến Quần nói với tờ Nhân dân nhật báo bản điện tử, căng thẳng Senkaku “tất cả là tại Mỹ”?!
Riêng trong vụ Senkaku, theo Đằng Kiến Quần, trách nhiệm của Mỹ nằm ở chỗ “đã bỏ mặc cho Nhật Bản muốn làm gì thì làm” và lợi dụng vị thế địa chính trị của Tokyo để quay trở lại Châu Á – Thái Bình Dương. Ông Quần kiến nghị giới chức Bắc Kinh nên thành lập một cơ quan cấp Bộ để thống nhất quản lý và triển khai chiến lược biển.
Theo GDVN
Trung Quốc sẽ ê chề vì tư tưởng diều hâu
Chuyên gia quốc tế, gồm cả học giả Trung Quốc, cho rằng nước này sẽ hối tiếc nếu để các phần tử cứng rắn chi phối hành động trên biển.
Trả lời phỏng vấn của Thanh Niên, các học giả cho rằng tiếng nói của các phần tử diều hâu đang có trọng lượng đáng kể trong việc hoạch định chính sách ngoại giao và quân sự của Trung Quốc và tình hình này có thể tiếp diễn theo chiều hướng xấu hơn.
Tàu chiến Trung Quốc trong một đợt diễn tập ở biển Đông - Ảnh: Timawa.net
Việc Trung Quốc đưa quân đồn trú ở cái gọi là "TP.Tam Sa" có phải là bằng chứng cho thấy phần tử cứng rắn đang thắng thế trong chính sách quân sự của nước này? Ảnh hưởng của việc này như thế nào?
Tiến sĩ Daniel Lynch, Trường Quan hệ Quốc tế, Đại học Nam California (Mỹ): Đúng là tư tưởng "diều hâu" đang thắng thế. Hãy nhìn vào tờ Hoàn Cầu thời báo, nó đang trở thành diễn đàn cho những ai kêu gọi cần có nhiều động thái quân sự hơn nữa. Cái khó là không thể biết được có nhiều người trong nước thể hiện sự bất đồng với chính sách hiện nay của Trung Quốc hay không.
Điều đó có nghĩa là ngay cả yêu sách "đường lưỡi bò" lâu nay vốn chưa bao giờ được thế giới thừa nhận vẫn sẽ tồn tại?
Bà Tôn Vân (nguyên là chuyên gia Trung Quốc thuộc Nhóm khủng hoảng quốc tế tại Bắc Kinh): Mặc dù có nhiều chuyên gia Trung Quốc hoài nghi và phủ nhận tính xác thực của đường lưỡi bò, nhưng họ e ngại lên tiếng vì ngay lập tức sẽ bị các phần tử cứng rắn và ngay cả dư luận Trung Quốc liệt vào hàng "phản bội". Dư luận Trung Quốc bị dẫn dắt theo hướng chính Philippines và Việt Nam mới là các bên "gây hấn và thách thức" các quan điểm đã xác lập của Bắc Kinh. Để chứng tỏ mình luôn trong thế có thể bảo vệ cái gọi là chủ quyền, chính phủ buộc phải tiếp tục mập mờ về "đường lưỡi bò" dựa trên "quyền lịch sử".
Dường như trong việc các phần tử cứng rắn thúc đẩy tham vọng bá quyền có cả những nguyên nhân cay đắng xuất phát từ lịch sử?
TS James Holmes (Trường Chiến tranh Hải quân, Mỹ): Tôi đồng ý Trung Quốc từng có những thời khắc ê chề trong quá khứ khi bị xâm chiếm và đô hộ. Tuy nhiên, nên nhớ ngay cả Việt Nam hay Philippines cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Theo lẽ thường, người Trung Quốc sẽ hiểu được cảm giác bị hà hiếp. Nhưng tôi ngạc nhiên là Bắc Kinh hoàn toàn không đồng cảm với các nước láng giềng của mình.
Lịch sử đã dạy cho nước Mỹ một bài học. Thời điểm 1910 -1930, Mỹ cũng từng rất thích can thiệp vào các nước Mỹ La tinh nhưng ngay cả trong những thời khắc tồi tệ nhất, Washington cũng chưa bao giờ tuyên bố chủ quyền hay rắp tâm chiếm đảo của ai cả. Vậy mà tới bây giờ, quan hệ đôi bên vẫn còn trục trặc. Những gì Trung Quốc đang làm không khác gì Mỹ ngày xưa, thậm chí ở mức độ trầm trọng hơn. Và do vậy, những gì họ nhận được chắc chắn sẽ phải ê chề hơn cho dù điều đó không xảy ra trong tương lai gần đi chăng nữa. Ít ra, đó không phải là điềm báo tốt lành cho chính sách ngoại giao của nước này về lâu dài.
Cùm lớn quàng vào cổ Trung Quốc Trong bài bình luận đăng trên báo Strait Times ngày 27.7, Hiệu trưởng Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore) là Giáo sư Kishore Mahbubani nhấn mạnh: "Đường lưỡi bò mà Trung Quốc vẽ ra bao trùm biển Đông có thể chẳng chứng minh được gì mà chỉ mang cùm vào cổ nước này". Ông còn cảnh báo trong thời gian qua, Bắc Kinh đã phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng khiến tình hình khu vực căng thẳng. Trong giới học giả Trung Quốc thì có ông Lý Lệnh Hoa - chuyên viên của Trung tâm thông tin hải dương - suốt thời gian qua đã nỗ lực phản đối mọi thông tin tuyên truyền lệch lạc của nước này đối với vấn đề biển Đông. Mới đây, ông tổ chức buổi giao lưu trực tuyến trên mạng xã hội Sina Weibo, trong đó tiếp tục khẳng định đường lưỡi bò hoàn toàn không có căn cứ và không được nước nào thừa nhận. Ông này cũng nhận định rằng giáo trình và truyền thông nước này đã khiến dân chúng hiểu sai về chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông. Đúng như nhận định ở trên của bà Tôn Vân, học giả Lý đang bị nhiều phần tử quá khích Trung Quốc gọi là "kẻ bán nước". Văn Khoa - Ngọc Bi
Một số tướng lĩnh, quan chức Trung Quốc bị báo chí phương Tây xem là nhân vật diều hâu khi bàn về vấn đề quốc phòng và biển Đông, trong số đó có thiếu tướng Chu Thành Hổ. Tại Diễn đàn Hòa bình thế giới vừa diễn ra ở Bắc Kinh, ông Chu ngang nhiên tuyên bố "Việt Nam và Philippines hành động phi lý khi mở rộng vùng đặc quyền kinh tế vào lãnh thổ Trung Quốc (ý nói biển Đông) chỉ vì họ ký Công ước LHQ về luật Biển", theo Hoàn Cầu thời báo. Thiếu tướng không quân Kiều Lương, Phó tổng thư ký Ủy ban Chính sách an ninh quốc gia, cũng từng cho rằng Trung Quốc nên "gây áp lực kinh tế, chính trị, quân sự lên các nước có tranh chấp ở biển Đông". Về mặt dân sự, giới chức hàng hải và lãnh đạo tỉnh Hải Nam cũng thường thể hiện tư tưởng "diều hâu", chiếm đoạt. Hồi tháng 6, ông Từ Chí Dung, một lãnh đạo Cơ quan Hải giám Trung Quốc, ngược ngạo cảnh báo: "Trung Quốc bây giờ đang đối mặt với những nước láng giềng hung hăng mà dẫn đầu là Việt Nam và Philippines". Chưa hết, ông Phù Tráng, người Trung Quốc vừa dựng lên làm "Chủ tịch Ủy ban Thường vụ HĐND TP.Tam Sa", cũng được cho là có tư tưởng cứng rắn và từng giữ chức Phó tổng tham mưu trưởng Quân khu Hải Nam. Văn Khoa
Theo Thanh niên