Học giả Trung Quốc: Căn cứ (phi pháp) Gạc Ma uy hiếp Việt Nam đầu tiên
5 đảo do Tập Cận Bình trực tiếp phê duyệt với mục tiêu: “đảo nhỏ lô cốt hóa, đảo lớn trận địa hóa”.
Lính Trung Quốc đồn trú bất hợp pháp trên công sự kiên cố ở đá Chữ Thập, Trường Sa.
Tờ CN Yes ngày 17/10 dẫn lời Lý Tường Trụ, Cục trưởng Cục An ninh quốc gia Đài Loan cho biết, Trung Quốc đã xây dựng 7 đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), trong đó có 5 đảo do Tập Cận Bình trực tiếp phê duyệt với mục tiêu: “đảo nhỏ lô cốt hóa, đảo lớn trận địa hóa”. Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc cuối tháng 9 đã thị sát trái phép 1 tuần các đảo này, một động thái tờ báo này gọi là “chưa từng có tiền lệ”.
Lâm Úc Phương, Ủy viên Lập pháp Đài Loan thuộc Quốc dân đảng cầm quyền cho biết, các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng ở Trường Sa có diện tích mở rộng nhanh chóng, các cần cẩu hoạt động thường xuyên, cầu tàu, nhà cửa được xây dựng liên tục. Đảo Ba Bình trong quần đảo Trường Sa hiện do Đài Loan chiếm đóng (bất hợp pháp) bỗng nhiên nằm trong tầm ngắm hỏa lực Trung Quốc từ các đảo nhân tạo này.
Lý Tường Trụ cũng tỏ ra lo ngại việc các máy bay vận tải quân sự Đài Loan C130 thường sử dụng để vận chuyển nhân lực vật tư ra Ba Bình có thể bị buộc phải “xin phép Trung Quốc” hoặc đối mặt với chiến đấu cơ Trung Quốc ở Trường Sa một khi Bắc Kinh tuyên bố áp đặt vùng nhận diện phòng không bất hợp pháp ở Biển Đông sau khi các đảo nhân tạo này đã hoàn thành.
Video đang HOT
Hoàng Đông, Hội trưởng Hội quân sự học quốc tế Ma Cao, Trung Quốc nói với CN Yes rằng Trung Quốc đắp đất xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, thiết lập các căn cứ hải – không quân để triển khai sức mạnh uy hiếp. Một khi căn cứ quân sự hoàn thành sẽ tuyên bố áp đặt (cái gọi là) vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông. Điều này tất yếu sẽ dẫn đến các động thái phản ứng của các nước ven Biển Đông và khu vực.
Ông Đông cho rằng Việt Nam và Philippines sẽ trở thành mục tiêu đầu tiên bị Trung Quốc uy hiếp khi đã xây xong căn cứ quân sự (phi pháp) ở Gạc Ma và các bãi đá nhân tạo khác, sau đó mới đến Đài Loan vì quan hệ hai bờ eo biển hiện không có vấn đề gì. Nhưng một khi Dân tiến đảng đối lập nắm quyền ở Đài Loan thì hoạt động cung cấp hậu cần cho đảo Bà Bình sẽ bị Bắc Kinh uy hiếp nghiêm trọng.
Về ý đồ của Bắc Kinh khi xây đảo nhân tạo ở Trường Sa, Hoàng Đông cho rằng từ những hình ảnh được công bố gần đây về diện tích cũng như vị trí của các đảo nhân tạo thì chắc chắn nó sẽ trở thành căn cứ quân sự của Trung Quốc. Ông Đông cho rằng Hoa Kỳ cũng đang đặc biệt quan tâm đến động thái này bởi một khi Trung Quốc có căn cứ quân sự mạnh ở Trường Sa thì hoạt động của hạm đội 7 Thái Bình Dương khi ra vào Biển Đông từ Malacca sẽ nằm trong tầm kiểm soát của radar Trung Quốc.
Áp đặt vùng nhận diện phòng không và xây đảo nhân tạo ở Trường Sa là 2 phần của một bản kế hoạch thống nhất và nó cũng có thể vấp phải sự phản đối của các nước ven Biển Đông, chuyên gia này bình luận.
Một số nhà phân tích khác cho rằng, hiện tại cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) cũng như bãi cạn Scarborough trên thực tế “đã bị Trung Quốc khống chế” (?!). Một khi Trung Quốc làm được sân bay ở đá Chữ Thập thì sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối về mặt quân sự ở Biển Đông?!
Theo Giáo Dục
"Trung Quốc đang tiến rất gần việc áp đặt trái phép ADIZ ở Biển Đông"
Cùng với việc xây dựng trái phép các căn cứ không quân, hải quân, Bắc Kinh còn phát triển bất hợp pháp hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch trên 4 đảo nhân tạo này.
Hình ảnh đồ họa đảo nhân tạo với căn cứ không quân bất hợp pháp Trung Quốc đang xây dựng trái phép ở Gạc Ma được các tờ báo, trang mạng Trung Quốc sử dụng để tuyên truyền trái phép.
Tờ Philstar ngày 30/9 dẫn nguồn tin nghiên cứu quân sự và giám sát hàng hải Philippines cảnh báo, việc Trung Quốc cải tạo bất hợp pháp các bãi đá ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) thành đảo nhân tạo rõ ràng là một phần của kế hoạch Bắc Kinh sẽ thiết lập trái phép một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trong khu vực.
Một quan chức an ninh cấp cao Philippines nói với Philstar, Trung Quốc chỉ đang chờ hoàn thành các dự án xây dựng trái phép căn cứ hải quân, không quân trên 4 bãi đá Gạc Ma, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa trước khi tuyên bố áp đặt trái phép ADIZ như những gì họ đã làm ở biển Hoa Đông năm ngoái.
Hoạt động giám sát trên không của Bộ tư lệnh Miền Tây Philippines cho thấy 4 bãi đá nói trên hiện đầy ắp các hoạt động xây dựng. Đó là 4 trong 6 bãi đá trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc cất quân xâm lược năm 1988 và chiếm đóng bất hợp pháp tới nay, Philippines cũng yêu sách vùng đặc quyền kinh tế với khu vực này và một phần quần đảo Trường Sa - PV.
Cùng với việc xây dựng trái phép các căn cứ không quân, hải quân, Bắc Kinh còn phát triển bất hợp pháp hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch trên 4 đảo nhân tạo này, bao gồm cả bể bơi và khách sạn để triển khai hoạt động du lịch từ Trung Quốc ra Trường Sa.
Quan chức hàng không Philippines, John Andrews đã cảnh báo rằng Trung Quốc có thể sẽ áp đặt bằng mọi cách ADIZ ở Biển Đông vì họ vẫn không ngừng theo đuổi yêu sách lãnh thổ (vô lý và phi pháp) của mình, bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV).
"Một khi ADIZ được thành lập trong khu vực, nó sẽ không chỉ ảnh hưởng đến không phận của Philippines mà còn cả lực lượng hải quân Philippines đang đồn trú trên một số điểm đảo, bãi đá, rặng san hô ở Trường Sa", một quan chức an ninh cho biết.
Nguồn tin này nói rằng Trung Quốc đang gấp rút thúc đẩy hoạt động cải tạo, xây dựng bất hợp pháp ở Trường Sa nhằm xác định vị trí đặt các chiến đấu cơ và tàu chiến của họ để thực thi các quy định của ADIZ một khi thành lập.
Trong một động thái khác có liên quan, Triệu Giám Hoa, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines đã lên tiếng "chiêu an" nước chủ nhà trong bữa tiệc mừng quốc khánh Trung Quốc tổ chức tại đại sứ quán nước này khi kêu gọi 2 bên không nên tiếp tục "tranh chấp trên Biển Đông" nữa.
Ngoài giọng điệu quen thuộc và mỉa mai thường thấy của các quan chức ngoại giao Trung Quốc về cái gọi là thiện chí của Bắc Kinh duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông, Triệu Giám Hoa nói tranh chấp Trung Quốc - Philippines ở Biển Đông không nên tiếp tục, vì nó ảnh hưởng bất lợi đến quan hệ song phương. Hiện tại 2 bên nên tính toán làm thế nào để khởi động tiến trình cải thiện quan hệ 2 nước.
Theo Giáo Dục
3 tàu chiến Trung Quốc án ngữ phi pháp Gạc Ma nhằm "biến tốt thành xe" Trung Quốc sử dụng 3 chiếc tàu đổ bộ xe tăng cỡ lớn loại 5000 tấn đến Gạc Ma và Tư Nghĩa diễn ra từ đầu năm nay và triển khai tác nghiệp (bất hợp pháp). Tàu đổ bộ xe tăng lớp 072 hải quân Trung Quốc cải trang đưa ra Trường Sa phong nền đắp đất, xây đảo nhân tạo trái phép,...