Học giả Trung Quốc cãi cùn về đắp đảo trái phép ở Biển Đông
Học giả Trung Quốc bao biện rằng việc bồi đắp xây dựng “đảo nhân tạo” ở Biển Đông là chuyện nhỏ, chẳng đáng để cho Mỹ “ làm to chuyện” như vừa qua.
Theo sự cãi cùn của họ, các công trình quân sự mà Trung Quốc xây dựng trên các đảo trái phép ở Biển Đông chẳng khác gì những “con vịt nằm yên một chỗ” để Hải quân Mỹ dễ dàng bắn hạ.
Kế hoạch xây dựng “dân sự” của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập.
Học giả Zhu Feng, một chuyên gia về Biển Đông tại Đại học Nam Kinh, bao biện nỗ lực đắp đảo nhân tạo và xây dựng công trình quân sự trên đó sẽ phí công vô ích “trong một cuộc chiến tranh với Mỹ”. Ông Zhu Feng nói thêm rằng người Mỹ đã quá lo xa và “phóng đại” hoạt động bồi đắp xây dựng đảo của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Theo ông này, Washington không nên xem hành động đắp đảo của Trung Quốc là “khiêu khích hay thách thức quyền lực” Mỹ.
Ông Zhu Feng nói: “Ngay cả khi được quân sự hóa, các hòn đảo này cũng chỉ là những chú vịt nằm yên một chỗ đối với quân đội Mỹ”. Do đó, ông Zhu nói rằng kế hoạch đưa tàu chiến Mỹ tới khu vực này sẽ chỉ gây ra “căng thẳng không cần thiết”.
Công việc hút cát bồi đắp xây dựng Đá Chữ Thập trên thực địa.
Video đang HOT
Về mặt chính thức, phía Trung Quốc vẫn khẳng định rằng các hoạt động đắp đảo xây dựng công trình trái phép của họ ở Biển Đông là chủ yếu phục vụ cho các mục đích dân sự như hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai, an toàn hàng hải, bảo tồn biển và nghiên cứu khoa học.
Vào hùa với lập trường nói trên, học giả Wang Dong – một chuyên gia về quan hệ Trung-Mỹ tại Đại học Bắc Kinh – nói: “Tôi nghĩ rằng Trung Quốc tỏ ra trung thực khi thừa nhận rằng các hòn đảo và công trình trên đó có giá trị quân sự, nhưng chúng chủ yếu phục vụ mục đích dân sự”.
Thế nhưng, Mỹ và Philippines lại nghĩ khác. Hai nước này cáo buộc rằng hành động đắp đảo xây dựng công trình trái với luật pháp quốc tế của Trung Quốc là nhằm “thay đổi nguyên trạng”, củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông. Các quan chức Mỹ tuyên bố sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực để đảm bảo tự do hàng hải, trong khi Nhật Bản cũng bắt đầu giám sát chặt chẽ khu vực Biển Đông.
Trong cuộc phỏng vấn với mạng tin Mỹ Defense News, ông Ian Easton – một chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Dự án 2049 tại Washington – lưu ý rằng việc Quân đội Trung Quốc “quân sự hóa” các đảo nhân tạo là nhằm “tạo ra một vành đai phòng thủ vòng ngoài để mở rộng mạng lưới tấn công”. Ông Easton nói thêm các cơ sở này sẽ “cho phép các máy bay, tàu ngầm và tên lửa hành trình bố trí trên đảo tấn công chính xác” trên Biển Đông.
Tương tự, ông Wallace Gregson – cựu trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ đặc trách các vấn đề an ninh Châu Á-Thái Bình Dương – cho rằng các cơ sở quân sự trên “đảo nhân tạo” cho phép Quân đội Trung Quốc “phủ sóng radar, thông tin tình báo và giám sát không phận Biển Đông”.
Lý do thực sự cho việc Trung Quốc ngừng “cải tạo đất” là vì công đoạn hút cát đắp đảo sắp hoàn tất và Bộ ngoại giao Trung Quốc vẫn quả quyết rằng công đoạn xây dựng trên “đảo nhân tạo” sẽ được tiếp tục tiến hành theo đúng kế hoạch để “thực hiện đầy đủ các chức năng khác nhau”.
Bán kinh hoạt động của các loại chiến đấu cơ Trung Quốc, lấy rạn san hô Đá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa làm tâm.
Ông Andrew Erickson, một chuyên gia về Trung Quốc tại Trường Chiến tranh hải quân Mỹ (US Naval War College) ở Rhode Island, nói với Defense News rằng rất có thể Trung Quốc sẽ thiết lập một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, như nước này từng đơn phương thiết lập trên Biển Hoa Đông hồi tháng 10/2013. Theo ông, đây là một phần chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc ở Biển Đông.
Minh Châu (theo WCT)
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc "giấu tàu ngầm ở biển Đông"
Trong nhiều tháng qua, Trung Quốc bồi đắp và quân sự hóa đảo nhân tạo phi pháp trên biển Đông khiến cộng đồng quốc tế lo lắng. Tuy nhiên, những gì ẩn giấu trong lòng biển đáng lo không kém.
Mối lo ấy, theo các nhà phân tích an ninh và quốc phòng, nằm ở việc Trung Quốc sở hữu một hạm đội tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo.
Việc mở rộng tuyên bố chủ quyền vô lý của Bắc Kinh ở biển Đông có thể nhằm tạo ra một khu vực trú ẩn nước sâu hay được xem như một pháo đài dưới nước, giúp cho lực lượng tàu ngầm Trung Quốc tránh bị phát hiện.
Theo giáo sư Carl Thayer thuộc Trường ĐH New South Wales (Úc), biển Đông sẽ là một nơi rất tốt để tàu ngầm Trung Quốc ẩn náu. Đáy biển Đông có những nơi sâu hàng ngàn mét, có những hẻm núi dưới nước giúp tàu ngầm dễ dàng ẩn náu.
Một tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Trung Quốc Ảnh: REUTERS
Nguy cơ xung đột trên biển Đông dự kiến là trọng tâm trong Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung (S&ED) tại Washington ngày 23-6 giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương. Tuần trước, Bắc Kinh thông báo "sắp bồi đắp" xong tại biển Đông nhưng tuyên bố này không được các quan chức Mỹ chào đón.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel cho rằng hoạt động tiếp tục xây dựng các cơ sở trên đảo nhân tạo, bao gồm căn cứ quân sự, là hành vi "gây rắc rối" của Trung Quốc. "Đó là lý do tại sao chúng tôi luôn yêu cầu Trung Quốc ngừng xây dựng và chắc chắn không quân sự hóa thêm các tiền đồn ở biển Đông" - ông Russel nhấn mạnh.
Theo giáo sư Thayer, Bắc Kinh xem biển Đông là tài sản chiến lược do nó bảo vệ sườn phía Nam của Trung Quốc, bao gồm một căn cứ tàu ngầm ở TP Tam Á trên đảo Hải Nam. Hải quân Trung Quốc đã xây dựng đường hầm ngầm dưới nước và lặng lẽ điều động một số tàu ngầm đến đây, trong đó có tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo.
Bức hình chụp trên không từ máy bay quân sự Philippines cho thấy hoạt động khai khẩn của Trung Quốc tại Đá Vành Khăn Ảnh: REUTERS
Tính đến năm 2014, Trung Quốc có 56 tàu ngầm tấn công, bao gồm 5 tàu ngầm chạy động cơ hạt nhân và ít nhất 3 chiếc có thể phóng tên lửa đạn đạo.
Báo cáo của Lầu Năm Góc vào năm 2014 cho biết Bắc Kinh có kế hoạch bổ sung thêm 5 tàu ngầm có thể phóng tên lửa đạn đạo. Trong một cuộc họp báo ở Washington vào tháng 4, đô đốc William Gortney, tư lệnh Bộ Chỉ huy không gian Bắc Mỹ (NORAD), bình luận về lực lượng tàu ngầm Trung Quốc: "Bất cứ khi nào một nước đã phát triển vũ khí hạt nhân và các bệ phóng có thể đe dọa đến Mỹ đều là mối quan tâm của tôi".
Tàu ngầm Trung Quốc hoạt động tương đối ồn và dễ bị phát hiện nên khó có thể giữ bí mật khi hoạt động ở Tây Thái Bình Dương. Một khi Trung Quốc cải thiện được tầm bắn của các tên lửa, họ có thể không cần di chuyển tàu ngầm ra khỏi biển Đông mà vẫn đe dọa trả đũa được Mỹ.
H.Bình (Theo The Seattle Times)
Theo_Người lao động
TQ tuyên bố hoàn tất bồi đắp phi pháp ở Trường Sa trên Biển Đông Trung Quốc bất ngờ tuyên bố đã hoàn tất việc bồi đắp trái phép tại một số đảo, đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam và bắt đầu hoàn thiện các chức năng của những công trình phi pháp này. Tin tức từ Reuters cho hay, phát biểu tại cuộc họp báo ngày 30/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung...