Học giả Singapore kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông
Nhật báo Straits Times của Singapore số ra mới đây đã đăng tải bài viết của Navin Rajagobal, cựu Phó Giám đốc Trung tâm Luật Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Singapore, kêu gọi đề cao việc tôn trọng luật pháp quốc tế trên Biển Đông.
Tàu đánh cá Trung Quốc neo đậu tại bãi đá ngầm Chữ Thập thuộc quần đảo nhiều quốc gia tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Trong bài viết của mình, ông Navin nhắc lại một sự kiện có tầm quan trọng lịch sử với những tác động lâu dài đến thế giới xảy ra ngoài khơi khu vực Changi ở bờ Đông Singapore cách đây hơn 400 năm.
Ngày 25/2/1603, Santa Catarina, một tàu buôn Bồ Đào Nha đã bị người Hà Lan đánh cướp và tịch thu.
Người Hà Lan biện minh hành động của họ là nhằm thách thức sự độc quyền thương mại bất công của người Bồ Đào Nha ở châu Á.
Video đang HOT
Người Bồ Đào Nha không chỉ cản trở người Hà Lan tiếp cận các cảng biển và thị trường ở châu Á mà còn sử dụng lực lượng bất hợp pháp để duy trì sự thống trị trong trao đổi thương mại với châu Á.
Chính vì thế, hành động cướp tàu chỉ nhằm bảo vệ sự tự do thông thương giữa châu Á và châu Âu.
Quan điểm này sau đó đã cấu thành nền tảng cơ bản của luật pháp quốc tế hiện đại về biển, như các vùng biển xa là biển quốc tế và mọi quốc gia đều được phép sử dụng để trao đổi mậu dịch trên biển.
Nguyên tắc này sau đó cũng được đưa vào Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Theo ông Navin, những diễn biến gần đây như tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông đã nêu bật tầm quan trọng của luật pháp quốc tế liên quan đến biển.
Nhiều nhà quan sát cho rằng bản đồ 9 đoạn của Trung Quốc, dường như bao phủ cả các tuyến vận tải biển tấp nập trên Biển Đông, quay trở lại với nguyên tắc mare clausum (biển gần) mà người Bồ Đào Nha áp dụng những năm 1600.
Điều này trái ngược với nguyên tắc mare liberum (biển tự do) đã được đưa ra sau sự kiện Santa Catarina và sau này được nêu trong UNCLOS.
Ông Navin viết: “Vì thế, theo quan điểm của tôi, Singapore, sẽ kỷ niệm năm độc lập thứ 50 trong năm nay, cần phải ghi nhớ sự kiện Santa Catarina xảy ra 412 năm trước đây, bởi nó đã thúc đẩy sự phát triển của luật pháp quốc tế và nó chỉ xảy ra ngay bên ngoài bờ biển Changi”./.
Theo (Vietnam )
Mỹ hoan nghênh Trung Quốc đưa giàn khoan về Hải Nam
Mỹ ngày 16/7 đã hoan nghênh việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 về đảo Hải Nam, 2 tháng sau khi triển khai ở khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ bà Jen Psaki cho hay Mỹ muốn vấn đề được giải quyết qua con đường ngoại giao. Bà cũng không quên nhấn mạnh các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cần phải làm sáng tỏ tuyên bố của mình theo luật pháp quốc tế.
"Vụ giàn khoan cho thấy các bên tuyên bố chủ quyền cần phải làm rõ tuyên bố của mình theo đúng luật pháp quốc tế, nhằm đạt được sự hiểu biết chung với thái độ và hành động thích hợp ở những vùng biển tranh chấp", bà Psaki cho hay.
Người phát ngôn cho rằng cần phải dùng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông năm 2002 giữa Trung Quốc và ASEAN làm tài liệu hướng dẫn cho những tranh chấp hiện nay.
Khi tuyên bố đưa giàn khoan Hải Dương-981 về đảo Hải Nam, Trung Quốc cho biết giàn khoan đã hoàn thành đợt "tác nghiệp" của mình sau khi đã tìm thấy dấu hiệu của dầu và khí đốt trong vùng biển mà giàn khoan hạ đặt. Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ quyết định bước tiếp theo sau khi phân tích các dữ liệu thu thập được.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, lý do Trung Quốc đưa giàn khoan về Hải Nam một phần là do thời tiết. Mùa mưa bão đã đến và Biển Đông thường xuyên hứng chịu nhiều trận bão lớn.
Vũ Quý
Tổng hợp
Theo dantri
"Chúng tôi bị tàu nước ngoài đuổi nên mới đâm vào đá ngầm" Đó là khẳng định của 2 thuyền trưởng tàu cá Bình Định bị đâm vào đá ngầm ở vùng biển Hoàng Sa khiến 2 tàu bị hư hỏng hoàn toàn. 2 chủ tàu và các ngư dân trắng tay khi ngày Tết đang cận kề. Lúc 21h tối 11/2, tàu cứu nạn SAR 412 của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn...