Học giả Singapore đề xuất cách tiếp cận mới ở Biển Đông
Phó Giáo sư Simon Tay – Chủ tịch Viện các vấn đề quốc tế (SIIA) của Singapore vừa đề xuất hai phương pháp tiếp cận mới cho ASEAN trong giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.
Để Biển Đông thực sự hết sóng, ASEAN còn cần phải nỗ lực rất nhiều, nhất là trong quan hệ với Trung Quốc.
Trong bài viết đăng trên nhật báo Today của Singapore số ra ngày 13/7, Phó Giáo sư Simon Tay cho rằng tranh chấp tại Biển Đông không chỉ là mối đe dọa tiềm ẩn đối với 4 nước thành viên ASEAN có tuyên bố chủ quyền chồng chéo với Trung Quốc ở Biển Đông, mà còn ảnh hưởng tới sự đoàn kết nói chung của khối trong bối cảnh ASEAN đang tiến gần tới mục tiêu thành lập Cộng đồng chung vào năm 2015.
Cũng theo bài việt, rút kinh nghiệm từ sau thất bại tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 45 năm ngoái ở Campuchia, hội nghị năm nay đã đạt được kết quả đáng khích lệ hơn nhiều nhờ nỗ lực rất lớn của nước chủ nhà Brunei cũng như quyết tâm hành động của tất cả các nước thành viên. Cụ thể, các ngoại trưởng ASEAN đã đạt được nhất trí với Trung Quốc về việc khởi động tiến trình tham vấn về đàm phán Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) từ tháng 9 tới.
Tuy nhiên, theo Phó Giáo sư Simon Tay, cuộc họp vào tháng 9 tới đây giữa các quan chức cấp cao ASEAN và Trung Quốc chỉ là bước tiến nhỏ trên chặng đường gian nan phía trước, vì rằng đây là cuộc “tham vấn” chứ không phải “đàm phán”. Nói cách khác, cuộc họp tại Brunei vào tháng trước “không đưa ra giải pháp mà chỉ để vấn đề tạm ngừng một thời gian”.
Vì thế, học giả Singapore đã đề xuất hai phương pháp tiếp cận mà theo ông ASEAN cần nghiên cứu áp dụng trong toàn bộ quá trình tiến tới COC.
Thứ nhất là tận dụng bối cảnh hợp tác Trung Quốc – ASEAN.
Kể từ khi được bổ nhiệm thay ông Dương Khiết Trì, tân Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang cố giữ quan hệ với ASEAN được êm đẹp. Trong bối cảnh đó, ASEAN cần nhanh chóng tận dụng thời cơ và thể hiện sự hưởng ứng tích cực đối với quan điểm hữu hảo này.
Thái Lan cũng cần nêu cao vai trò của nước điều phối quan hệ ASEAN – Trung Quốc và phát huy triệt để mọi điều kiện thuận lợi đang có hiện nay để làm việc này. Trước khi hội nghị AMM-46 diễn ra, Thái Lan cũng đã đề xuất tổ chức đối thoại cấp cao không chính thức giữa ASEAN, Trung Quốc và các cơ quan nghiên cứu vào đầu tháng 8. Sáng kiến này có thể giúp tăng cường hơn nữa khuôn khổ hợp tác giữa hai bên.
Video đang HOT
Thứ hai là ASEAN tăng thêm can dự vào các vấn đề chiến lược ở châu Á – Thái Bình Dương.
Theo ông Simon Tay, để nâng cao vai trò của mình, ASEAN cần nắm bắt tốt hơn các cơ hội tại 2 hội nghị thượng đỉnh tổ chức vào tháng 10 tới, gồm Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Indonesia và Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) tại Brunei.
Theo đó, ASEAN hoàn toàn có thể “lái” chương trình nghị sự EAS theo hướng giảm bớt sự tập trung vào các chủ đề ít quan trọng hơn để tăng dung lượng thảo luận các vấn đề có thể làm tăng niềm tin chiến lược. ASEAN cần hướng các cuộc thảo luận tại EAS vào 2 chủ đề chính là an ninh năng lượng-môi trường và hiệp định thương mại-hội nhập kinh tế.
Về an ninh năng lượng- môi trường, đây là chủ đề thu hút sự quan tâm của tất cả các nước tham gia EAS, đặc biệt là nước chủ nhà Brunei. Vấn đề năng lượng cũng liên quan tới tranh chấp hàng hải và tương lai khai thác các nguồn tài nguyên lớn. Trong khu vực Đông Nam Á đã có thí dụ thực tế về sự hợp tác cùng phát triển giữa Thái Lan và Malaysia trong việc khai thác năng lượng ở khu vực tranh chấp. Vì thế, kinh nghiệm này cũng hoàn toàn có thể áp dụng cho tương lai hợp tác chung giữa Trung Quốc và ASEAN tại những khu vực tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Trong khi đó, hiệp định thương mại-hội nhập kinh tế cũng có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là khi Mỹ đang nỗ lực đẩy mạnh đàm phán hướng tới ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không có sự tham gia của Trung Quốc, và ngược lại Trung Quốc cũng đang nóng lòng thúc ASEAN hình thành Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) không có sự góp mặt của Mỹ.
Phó Giáo sư Simon Tay nhận định, với vai trò trung tâm trong RCEP và ảnh hưởng đáng kể trong TPP, ASEAN hoàn toàn có thể sử dụng những ảnh hưởng của mình lên cả hai hiệp định thương mại để cân đối quan hệ với Mỹ (trong TPP) và Trung Quốc (trong RCEP). Hiện tại ASEAN đang có lợi thế rất lớn trong cả hai hiệp định này, vì toàn bộ khối đang tham gia thảo luận RCEP và có 4 nước thành viên là Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam tham gia đàm phán TPP. Vì thế, nếu có chiến lược đàm phán khôn khéo, ASEAN sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ hai hiệp định thương mại có tiềm năng lớn nhất nhì thế giới này.
Kết thúc bài viết, ông Simon Tay kết luận rằng các tranh chấp tại Biển Đông đã và đang trở thành vấn đề thảo luận hàng đầu. Nhưng điều quan trọng hơn cả là các phiên tham vấn chính thức phải đạt được tiến bộ rõ rệt và phải có thêm nhiều nỗ lực khác để đảm bảo hòa bình trong khu vực. Chỉ khi đó, những nỗ lực của ASEAN mới thực sự “đơm hoa, kết trái”.
Theo Dantri
Thái Bình Dương tương lai trong tay Mỹ?
Về quân sự - an ninh, mặc dù Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về tiềm lực quân sự, nhưng những đầu tư mạnh mẽ cho quốc phòng của Trung Quốc đang thu hẹp dần khoảng cách tiềm lực sức mạnh với Mỹ.
Trong 4 năm nhiệm kỳ thứ nhất, chính quyền Obama đã tiến hành chuyển trọng tâm chính sách đối ngoại mạnh mẽ sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Những biểu hiện của chính sách này là khá rõ ràng, khi Mỹ đã tăng cường sự hiện diện tại khu vực, tích cực tham gia các thể chế đa phương. Chính vì vậy, xu hướng của chính sách này trong tương lai và những tác động của nó tới cấu trúc khu vực là điều được các nước châu Á vô cùng quan tâm.
Trong khoảng thời gian nhiệm kỳ II của chính quyền Obama, chiều hướng chính sách "tái cân bằng" của Mỹ sẽ bị chi phối bởi vai trò của giới hoạch định chính sách trong quá trình xác định khu vực ưu tiên và vấn đề tương quan lực lượng giữa Mỹ - Trung Quốc.
Tương lai trong tay ai
Về xác định khu vực ưu tiên, việc Quốc hội Mỹ ngày càng kiểm soát chặt chẽ việc chi tiêu ngân sách, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng cho thấy nguồn lực không cho phép Mỹ căng sức và cam kết quá mức ở tất cả các khu vực trên thế giới. Vì vậy, bên cạnh việc hiện đại hóa quân sự và cắt giảm số lượng binh lính, chính quyền Obama phải sắp xếp lại ưu tiên đối ngoại nói chung trong đó có ưu tiên dành cho các khu vực. Theo đó, chính quyền Obama sẽ giảm bớt sự hiện diện và cam kết ở Trung Đông - là khu vực ảnh hưởng truyền thống của Mỹ và tăng cường ở châu Á - Thái Bình Dương.
Trong các cơ quan hoạch định chính sách, Quốc hội cũng có những tác động nhất định tới quá trình xác định khu vực ưu tiên trong chính sách đối ngoại. Hiện nay, trong lĩnh vực đối ngoại, Quốc hội Mỹ đang quan tâm tới ít nhất là ba vấn đề, bao gồm chi tiêu ngân sách, các vấn đề pháp lý và lựa chọn chiến lược sắp tới của nước Mỹ.
Theo đó, đầu tiên, chính quyền Obama phải giải trình việc sử dụng ngân sách như thế nào để có thể triển khai chiến lược ở châu Á - Thái Bình Dương có hiệu quả trong bối cảnh cắt giảm chi tiêu cho quốc phòng. Thứ hai, các cơ quan liên quan phải điều chỉnh luật như thế nào cho phù hợp với những cơ chế Mỹ đang triển khai. Điển hình như nếu đàm phán TPP thành công, chính sách thương mại hiện hành sẽ phải được điều chỉnh cho phù hợp với các thỏa thuận thương mại mới. Thứ ba, chính quyền Obama phải xem xét phân bổ các nguồn lực hiện tại trong việc đáp ứng các mục tiêu chính sách mà không làm ảnh hưởng tới các mục tiêu chiến lược tại các khu vực khác trên thế giới.
Mặc dù vẫn còn những khó khăn trong nội bộ giới hoạch định phải giải quyết, Tổng thống Obama vẫn sẽ tiếp tục ưu tiên các chính sách cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bởi vì, khu vực Tây Thái Bình Dương gồm nhiều các nước vừa và nhỏ là các nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, còn tiềm ẩn các cơ hội hợp tác, đầu tư. Các nước này sẽ giúp Obama đạt được các lợi ích về kinh tế, an ninh và ảnh hưởng; đồng thời, giải quyết các vấn đề trong nước như thất nghiệp, nợ công.
Một yếu tố tác động tới tương lai chính sách tái cân bằng của Mỹ chính là tương quan lực lượng giữa Mỹ - Trung. Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, sự phân bổ quyền lực thế giới cho thấy sức mạnh Mỹ đã suy yếu tương đối trong khi Trung Quốc đang vươn lên mạnh mẽ. Trong khi, mục tiêu xuyên suốt của Mỹ là duy trì vị thế số 1 toàn cầu về sức mạnh và ảnh hưởng. Chính yếu tố này đã thúc đẩy chính quyền Obama kết nối các "nan hoa" ở châu Á - Thái Bình Dương với "đầu trục" Mỹ, nhằm ngăn chặn những yếu tố bất lợi do chênh lệch trong tương quan lực lượng với Trung Quốc gây ra.
Trong tương quan lực lượng Mỹ - Trung về kinh tế, chính phủ Mỹ trong hơn một thập niên qua luôn trong tình trạng nợ kinh niên, cụ thể 5.600 tỷ USD năm 2000, 7.930 tỷ USD năm 2005, 13.560 tỷ USD năm 2010, và năm 2012 là 16.066 nghìn tỷ USD. Trong khi đó, Trung Quốc sau hơn 30 năm phát triển đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, và có nguồn dữ trữ ngoại tệ khổng lồ là 1.500 tỷ USD năm 2008. Theo nhiều dự báo của Mỹ và quốc tế, trong tương lai, tương quan lực lượng sẽ tiếp tục theo chiều hướng bất lợi cho Mỹ và có lợi cho Trung Quốc. Theo dự báo của Goldman Sachs, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về mặt kinh tế vào năm 2041.
Về quân sự - an ninh, mặc dù Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về tiềm lực quân sự, nhưng những đầu tư mạnh mẽ cho quốc phòng của Trung Quốc đang thu hẹp dần khoảng cách tiềm lực sức mạnh với Mỹ. Năm 2010, Mỹ chi tiêu cho quốc phòng lớn gấp 9 lần của Trung Quốc (Mỹ: 692,8 tỷ USD, Trung Quốc: 76,4 tỷ USD). Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, Mỹ phải liên tục cắt giảm chi tiêu quốc phòng, thì Trung Quốc ngược lại. Ví dụ vào tháng 3 năm 2011, Bắc Kinh đã tuyên bố mức tăng 12,7%, nâng chi tiêu cho quốc phòng lên mức 91,5 tỷ USD.
Xét trên các khía cạnh khác như khả năng tác chiến toàn cầu và răn đe hạt nhân, Mỹ vẫn tỏ ra vượt trội so với Trung Quốc, song những động thái cứng rắn của Trung Quốc ở khu vực Đông Á khiến Mỹ không thể để lợi ích quốc gia cũng như lợi ích của các đồng minh ở khu vực bị đe dọa. Vì vậy, trong thời gian tới, song song với giải quyết các điểm nóng trên thế giới như Syria, Iran, Bắc Triều Tiên; Mỹ sẽ tiếp tục triển khai và làm sâu sắc thêm nội hàm của chính sách tái cân bằng.
Tương tác đa chiều
Cấu trúc khu vực có thể hiểu là tổng thể những tổ chức, thể chế, cơ chế, những dàn xếp, tiến trình,...nhằm duy trì hòa bình, ổn định của khu vực. Cấu trúc khu vực thường bao gồm 2 bộ phận chủ yếu là các dàn xếp song phương và các thể chế đa phương được xây dựng trên 2 lĩnh vực chính là chính trị - an ninh và kinh tế.
Với cách hiểu chung nhất về cấu trúc khu vực như trên, có thể thấy những triển khai "xoay trục" của Mỹ trên bình diện song phương và đa phương đã, đang và sẽ có những tác động sâu sắc tới cấu trúc khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong số các bộ phận cấu thành cấu trúc khu vực, các dàn xếp an ninh song phương giữ vai trò chủ đạo. Liên minh Mỹ - Nhật khẳng định vai trò trụ cột trong việc ứng phó với các thách thức an ninh ở khu vực Đông Bắc Á. Liên minh Mỹ - Hàn không ngừng được thắt chặt sau những động thái hạt nhân của Triều Tiên. Liên minh Mỹ - Philippines được làm sống lại sau những căng thẳng tại biển Đông năm 2011. Quan hệ Mỹ - Ấn được nâng cấp lên đối tác chiến lược nhằm đáp ứng nhu cầu của hai nước trong bối cảnh mới, được ví như mối quan hệ "định hình thế kỷ XXI".
Bên cạnh hình thái "trục - nan hoa", giữa các đồng minh của Mỹ đã có sự phối hợp với nhau như Mỹ-Nhật-Úc, Mỹ-Ấn-Nhật hay Mỹ-Nhật-Philippines. Các liên minh do Mỹ lãnh đạo có xu hướng kiên kết với nhau thành một mạng lưới phòng thủ đa phương. Chính Mỹ cũng khuyến khích các nước đồng minh năng động để chia sẻ trách nhiệm với Mỹ trong hoàn cảnh sức mạnh Mỹ đang suy giảm tương đối.
Các thể chế an ninh đa phương đang chứng kiến nhiều xáo trộn do chính sách xoay trục của Mỹ. Sự tham gia tích cực của Mỹ vào EAS kể từ 2011 có thể khiến hợp tác EAS tiến triển nhanh, trở thành một diễn đàn chủ chốt ở châu Á - Thái Bình Dương. Khi đó, nhiều khả năng EAS sẽ thay thế vị trí của ARF và ADMM trong hợp tác chính trị - an ninh ở khu vực.
Về cấu trúc kinh tế khu vực, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với sự thúc đẩy của Mỹ đang cạnh tranh tầm ảnh hưởng với các khu vực mậu dịch tự do ASEAN 1. Tuy chỉ hình thành bên lề APEC, nhưng nếu đàm phán giữa các nước tham gia Hiệp định thuận lợi, TPP với sự tham gia của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật, Hàn,... hoàn toàn có khả năng vươn lên trở thành cơ chế tự do hóa kinh tế chủ đạo ở châu Á - Thái Bình Dương.
Như vậy, với thực tế chính sách xoay trục/tái cân bằng của Mỹ ít nhất vẫn sẽ được tiếp tục trong nhiệm kỳ II của Obama, những tác động của chính sách này tới cấu trúc khu vực sẽ còn phức tạp. Điều này đòi hỏi các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương phải có biện pháp phù hợp để ứng phó với những thách thức to lớn, nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định của khu vực.
Theo Dantri
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao giữa ASEAN với các đối tác Ngày 1/7/2013, tại Brunei đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 1 với 8 nước Đối thoại gồm: Australia, Canađa, Liên minh Châu Âu (EU), Ấn Độ, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Hoa kỳ. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tham dự các Hội nghị và đồng chủ trì Hội nghị ASEAN-EU trong cương vị là nước...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hamas thả thêm 5 con tin tại Gaza

Tại sao Saudi Arabia muốn làm trung gian hòa giải giữa Mỹ và Iran?

Thẩm phán Mỹ cho phép chính phủ triệu hồi hàng loạt nhân viên USAID

Mỹ kêu gọi LHQ ủng hộ nghị quyết của mình về Ukraine

Ukraine đề nghị mua LNG của Mỹ

Tổng thống Trump tìm cách định hình nguồn cung năng lượng châu Á bằng khí đốt Mỹ

Ấn Độ, Trung Quốc thừa nhận tầm quan trọng duy trì sự ổn định ở các khu vực biên giới

Các kịch bản của đồng ruble trước tác động của đàm phán Nga - Mỹ

Sập mái khu ẩm thực ở Peru khiến nhiều người thương vong

Tổng thống Trump: Ông Putin và Zelensky nên gặp nhau để giải quyết xung đột Ukraine

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

Nga - Mỹ chuẩn bị cho cuộc gặp lần thứ hai giữa đại diện hai nước
Có thể bạn quan tâm

'Bạn trai' Mỹ Tâm khoe body săn chắc, NSND Mỹ Uyên trẻ đẹp tuổi U50
Sao việt
23:57:41 22/02/2025
Trung Tâm Chăm Sóc Chấn Thương: Phim y khoa Hàn Quốc một lần nữa thắng lớn!
Phim châu á
23:50:58 22/02/2025
Đây là Lan Ngọc hay Bạch Lộc?
Hậu trường phim
23:42:16 22/02/2025
G-Dragon phát hành teaser MV mới gây phấn khích
Nhạc quốc tế
23:35:35 22/02/2025
Tân Sơn Nhất chật kín fan vì cặp đôi bách hợp hot nhất Thái Lan, nhìn đến nhan sắc mà "sốc visual"!
Sao châu á
23:29:46 22/02/2025
Hồ Quang Hiếu tiết lộ cuộc sống sau khi lấy vợ, có con
Tv show
22:47:26 22/02/2025
Bóc profile hệ tư tưởng "F4 Vũng Tàu" đang ầm ầm cõi mạng, đu trend này chưa các người đẹp?
Netizen
22:23:09 22/02/2025
Kim Kardashian hậu ly hôn Kanye West: Là tỷ phú USD, ngày càng quyến rũ
Sao âu mỹ
22:05:38 22/02/2025
Lý do tiền vệ kỳ cựu Kevin De Bruyne chia tay Man City
Sao thể thao
22:04:18 22/02/2025
Đã xuất hiện những mặt trái: fan sờ soạng, bám đuôi và có hành vi đầu độc nghệ sĩ - Giới hạn nào cho "văn hoá thần tượng quốc nội"?
Nhạc việt
21:43:25 22/02/2025