Học giả quốc tế thảo luận về Biển Đông và đường lưỡi bò

Theo dõi VGT trên

Một hội thảo về Biển Đông đã diễn ra tại thành phố New York của Mỹ ngày 4/5, với phần trình bày của một số học giả nổi tiếng cùng đông đảo giới ngoại giao nhiều nước, nhà nghiên cứu đến từ một số viện, trường đại học ở Mỹ tham dự.

Học giả quốc tế thảo luận về Biển Đông và đường lưỡi bò - Hình 1

Hội thảo với nhan đề “Xung đột ở Biển Đông: Luật pháp, chính trị và ngoại giao” (ảnh) do Tạp chí Rủi ro Chính trị ( Journal of Political Risk – JPR) có trụ sở tại New York, tổ chức.

Đã có khoảng 100 khách mời tham dự hội thảo gồm nhiều nhà ngoại giao các nước tại Liên hợp quốc, học giả, giới nghiên cứu đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu ở vùng Đông Bắc Mỹ.

Hội thảo có sự tham dự của các học giả hàng đầu về Biển Đông như Gordon G. Chang, tác giả cuốn: “Đổ vỡ sắp tới của Trung Quốc;” Bill Hayton, tác giả: “Biển Đông: Cuộc đấu tranh quyền lực ở châu Á;” Gregory Poling thuộc Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) và David Denoon của Đại học New York.

Nhiều khía cạnh trong tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông đã được các học giả thảo luận, trong đó có các vấn đề như đường lưỡi bò và luật pháp quốc tế, tác động môi trường và ý nghĩa chiến lược của việc xây các đảo của Trung Quốc tại Biển Đông.

Trả lời phóng viên TTXVN tại Mỹ, tiến sỹ Anders Corr, Tổng biên tập Tạp chí JPR cho biết: “Chúng tôi đã thảo luận 3 chủ đề chính: đường lưỡi bò và luật pháp quốc tế, tác động môi trường và ý nghĩa chiến lược của việc xây các đảo của Trung Quốc ở Biển Đông. Tôi nghĩ rằng đã có nhiều sự nhất trí, ít nhất trong các học giả tham dự hôm nay rằng, những gì mà Trung Quốc đang làm ở Biển Đông là nghiêm trọng.”

Cũng theo ông Anders, các học giả đã bàn về các lựa chọn và cơ hội khác nhau mà các quốc gia tranh chấp cần tận dụng để giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế.

Theo ông Anders, những tham luận tại hội thảo sẽ được biên tập thành cuốn sách về Biển Đông do một nhà xuất bản uy tín tại Mỹ phát hành.

Các học giả tại hội thảo cũng đưa ra một số đề xuất mang tính xây dựng để giải quyết tranh chấp hiện nay. Học giả Benjamin Purser, Đại học Colorado của Mỹ cho rằng để có bước tiến trong giải quyết tranh chấp Biển Đông hiện nay, Tòa án Quốc tế cần đưa ra phán quyết rằng những đảo nhỏ, đảo nhân tạo trên Biển Đông không nên được trao địa vị pháp lý như đặc quyền kinh tế và tài nguyên.

Giáo sư David Denoon, Đại học New York, đã đề cập đến thuyết “phân chia công bằng” mà ông từng công bố trong bài viết năm 1996 đăng trên Tạp chí đàm phán quốc tế.

Video đang HOT

Tuy nhiên, theo ông, chính phủ Trung Quốc sẽ không quan tâm đến cách tiếp cận này vì “họ muốn tất cả” khi đề cập đến các tuyên bố chủ quyền trong tranh chấp giữa Trung Quốc và các nuớc khu vực ở Biển Đông./

Tin, ảnh theo Quang Tuyến-Lê Dương/New York (Vietnam )

Indonesia "tiến ra biển"?

Theo giới quan sát, thời gian gần đây, Indonesia ngày càng có những tiếng nói mạnh mẽ và quyết đoán hơn đối với vấn đề Biển Đông.

Trước thềm cuộc thăm chính thức Trung Quốc, Tổng thống Indonesia Joko Widodo khi trả lời phỏng vấn của tờ Yomiuri (Nhật Bản) ông nói rằng: "Yêu sách đường 9 đoạn, hay còn gọi là đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông là không có căn cứ nào về mặt pháp lý quốc tế".

Đánh giá vị thế tiềm năng

Indonesia là một trong những quốc gia đông dân nhất thế giới và sở hữu một vùng biển rộng lớn. Lịch sử hàng ngàn năm nay cho thấy tiềm năng kinh tế biển tại đất nước vạn đảo này chưa được khai thác hết, đó là tiềm năng vận chuyển hành khách, hàng hóa, khai thác dầu khí, khoáng sản, đánh bắt hải sản, thu hút đầu tư nước ngoài...

Indonesia hiện đang sở hữu eo biển nhộn nhịp vào bậc nhất thế giới, với khoảng 3.000 lượt tàu bè mỗi ngày đi qua Ấn Độ Dương và Biển Đông, hơn 80% lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc đi qua eo biển này. Theo thống kê, trong số gần 70% lượng thương mại thế giới diễn ra xung quanh Châu Á - Thái Bình Dương thì có đến 45% đi qua Indonesia.

Indonesia tiến ra biển? - Hình 1

Hải quân Indonesia tuần tra trên biển

Bên cạnh đó, năng lượng biển đã trở thành yếu tố đáng kể trong việc thúc đẩy tầm nhìn trở thành nước phát triển vào năm 2025, như Tổng thống Joko Widodo từng cam kết trong Kế hoạch tổng thể về tăng tốc và mở rộng phát triển kinh tế Indonesia (MP3EI).

Tổng thống Joko Widodo đánh giá: Indonesia với tiềm năng hàng hải sẽ là trung tâm địa chính trị của thế giới. Trong tương lai, châu Á sẽ là trung tâm phát triển năng động nhất của thế giới, vì thế Indonesia cần có biện pháp, chính sách tốt để có thể trở thành "trục hàng hải" của châu Á. Chính trong diễn văn nhậm chức, ông Widodo còn nhấn mạnh: "Chúng ta sẽ giành thắng lợi trên biển".

Indonesia có biên giới trên biển với 10 quốc gia và việc phân định ranh giới với một số quốc gia vẫn đang trong tiến trình đàm phán. Do đó, thực hiện chính sách "trục hàng hải" đồng nghĩa với việc Indonesia phải giải quyết nhanh vấn đề biên giới biển với các nước láng giềng. Ngoài ra, để trở thành "trục hàng hải", Indonesia cần thông qua ngoại giao để ngăn chặn các cuộc xung đột tiềm tàng ở Biển Đông.

Xây dựng học thuyết biển

Ngay từ khi đang trong giai đoạn tranh cử, nhóm vận động tranh cử và chuyển tiếp chính quyền của ông Joko Widodo, đồng thời cũng là những người soạn thảo chiến lược "Điểm tựa an ninh biển toàn cầu" của Indonesia. Theo đó, ông Joko Widodo cũng đã cho triển khai chính sách "trục hàng hải" nhằm đưa Indonesia trở thành cường quốc biển.

Một trong những lý do quan trọng khiến Indonesia ngày càng "sốt sắng" hơn về vấn đề an ninh, an toàn hàng hải trong khu vực chính là chiến lược hướng ra biển mà họ đang theo đuổi. Ngay trong buổi lễ tuyên thệ nhậm chức, tân Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã nhắc lại chính sách của ông là muốn biến Indonesia thành một "trục hàng hải" bởi biển không chỉ mang tầm quan trọng chiến lược đối với an ninh quốc gia mà còn vì sự phát triển thịnh vượng trong tương lai của đất nước Indonesia.

Về Biển Đông, Indonesia đưa ra 4 quan điểm rõ ràng là: Indonesia không là một bên trong tranh chấp Biển Đông; Indonesia có lợi ích trong việc duy trì hòa bình và an toàn hàng hải ở Biển Đông; Indonesia sẵn sàng là "nhà môi giới trung thực" trong giải quyết tranh chấp; Indonesia mong muốn Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) được hoàn thiện càng sớm càng tốt. Indonesia cũng nhấn mạnh, "đường lưỡi bò" không hề tồn tại và nước này không công nhận "đường lưỡi bò" do Trung Quốc công bố.

Tổng tư lệnh quân đội Indonesia, tướng Moeldoko cho biết, trong tương lai, Biển Đông sẽ là điểm nóng, vì thế, một lực lượng đặc nhiệm bao gồm hải - lục - không quân của Indonesia là rất cần thiết. Tổng thống Joko Widodo đã phê chuẩn kế hoạch này và các đơn vị đặc nhiệm sẽ đi vào hoạt động trong năm 2024.

Xác định mục tiêu chiến lược

Mới đây, ông Bantarto Bandoro, giảng viên cao cấp tại Học viện Quốc phòng Indonesia và là người sáng lập của Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược (IDSR) tại Jakarta, đã có bài phân tích trên báo Jakarta Globe về học thuyết "trục hàng hải" của Tổng thống Joko Widodo có hai khía cạnh quan trọng: Một là, thúc đẩy cơ sở hạ tầng ngành hàng hải, hai là đặt nền móng vững chắc hơn cho Hải quân nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu, chính sách hàng hải.

Theo giới quan sát, Indonesia hiện ở 4 trong số 7 nút thắt về hàng hải lớn, nằm giữa Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, giữa châu Á - châu Úc, vị trí địa - chiến lược như vậy vừa có điểm mạnh, nhưng cũng có cả điểm yếu, rất dễ bị tổn thương. Trong khi đó, năng lực hải quân và hàng hải Indonesia hiện đang ở mức giới hạn nên chưa đủ sức cạnh tranh. Chắc chắn con đường đi đến mục tiêu chiến lược phải là chặng đường dài khoảng 40 năm (tương đương thời gian phấn đấu của Singapore).

Vì thế, cần đầu tư thêm cho ngành đóng tàu, xây dựng cảng biển, khu phức hợp nhà ở và khu thương mại dọc theo bờ biển Indonesia. Có vậy mới thu được nguồn lợi kinh tế biển ngày càng lớn, đồng thời cũng tăng cường được khả năng phòng thủ cần thiết trong lĩnh vực quốc phòng, đồng thời cũng sẽ bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên biển cho các thế hệ tương lai.

Mục tiêu chiến lược đó của Indonesia nay cũng đã bắt đầu được hiện thực hóa. Gần đây, Tổng thống Indonesia đã tiếp xúc với nhiều nhà đầu tư quan tâm đến kế hoạch xây dựng cảng biển ở nước này, đón trước dự án xây dựng "con đường tơ lụa trên biển" thế kỷ XXI của Trung Quốc nhằm liên kết thị trường các châu lục.

Một trong những động thái đáng chú ý là việc Tổng thống Joko Widodo đã bổ nhiệm một chức danh rất mới trong Nội các, đó là Bộ trưởng Điều phối các vấn đề hàng hải. Chức năng của bộ trưởng này là kết nối các Bộ trưởng Giao thông vận tải, du lịch, năng lượng và thủy sản, nhằm nâng cao hiệu quả triển khai chiến lược biển.

Xây dựng hạ tầng kinh tế và an ninh

Ông Indroyono Soesilo - Bộ trưởng Bộ Điều phối các vấn đề hàng hải Indonesia cho biết, quốc gia quần đảo lớn với 5,8 triệu km2 bờ biển của Indonesia cần phải được sử dụng "tối ưu hơn" để tăng cường năng lực kết nối của đất nước.

Mục tiêu của Indonesia trong vòng 5 năm tới là xây dựng 24 cảng biển và cảng biển nước sâu để cắt giảm chi phí vận chuyển và chi phí logistic, hình thành một hệ thống vận tải đường biển hoàn chỉnh kết nối những phần xa xôi nhất của Indonesia. Chỉ tính riêng dự toán mở rộng 5 cảng lớn ở Sumatra, Jakarta, Java, Sulawesi và Papua để phục vụ cho tàu lớn và xây dựng các tuyến trung chuyển cho các cảng nhỏ hơn, Chính phủ Indonesia đã phải chi đến 70 nghìn tỉ rupiah (5,8 tỉ USD).

Lần đầu tiên tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN tại Myanmar năm 2014, ông Joko Widodo đã không ngần ngại đề cập đến tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, ông kêu gọi tất cả các bên "kiềm chế" và "thúc đẩy thỏa thuận về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)" để giải quyết tranh chấp lâu dài tại khu vực.

Ông Widodo nói: "Indonesia tin rằng sự thịnh vượng và hòa bình trong khu vực được quyết định bởi cách thức hợp tác của chúng ta trong quản lý các đại dương. Hãy cho thấy biển là yếu tố gắn kết chứ không phải chia rẽ chúng ta". Indonesia quyết không để ai áp đặt yêu sách "đường lưỡi bò" lên cả vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.

Tháng 3/2014, trên trang mạng của Tập đoàn tin tức IHSS Jane's đã dẫn lời Tham mưu trưởng Lục quân Indonesia Budiman cho biết, Indonesia sẽ triển khai 4 máy bay trực thăng tấn công Apache ở quần đảo Natuna, sử dụng chúng như là biện pháp đánh đòn phủ đầu, nhằm ứng phó với tình hình bất ổn ở Biển Đông. Theo kế hoạch, chinh phu đang muốn tiếp tục bổ sung 274 tàu chiến, 10 phi đội may bay chiên đâu va 12 tàu ngầm diesel - điện mới.

Như vậy, tham vọng sẽ trở thành một trung tâm hàng hải toàn cầu của Indonesia trên cơ sở ý tưởng của Tổng thống Joko Widodo, nay đã được xây dựng thành Học thuyết, chiến lược "tiến ra biển" và đã được triển khai trên thực tế bằng các kế hoạch. Giới phân tích cho rằng, với vị thế "cường quốc tầm trung", Indonesia còn có vai trò dẫn đầu trong khối ASEAN, nên Indonesia đang thể hiện tính quyết đoán của mình trên chính trường khu vực trong thời gian gần đây là có cơ sở.

Theo Nguyễn Nhâm

PetroTimes

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Kịch tính đánh chặn ở Ukraine: Hệ thống Patriot đối đầu tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga
12:13:39 19/11/2024
Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng'
06:52:21 19/11/2024
Ông Trump sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp để trục xuất người nhập cư trái phép?
15:54:21 19/11/2024
Nga phản ứng về vụ Ukraine tấn công bằng tên lửa ATACMS
16:29:06 20/11/2024
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'
16:40:17 19/11/2024
Câu chuyện cảm động về chú cá heo cô đơn ở biển Baltic
15:22:01 20/11/2024
Cựu điệp viên Nga cảnh báo 'Thế chiến thứ III sắp bắt đầu'
05:23:55 19/11/2024
Ông Trump đề cử nguyên CEO công ty đấu vật WWE làm Bộ trưởng Giáo dục Mỹ
14:32:27 20/11/2024

Tin đang nóng

Hot: Song Joong Ki vừa lên chức bố lần 2!
19:52:23 20/11/2024
Bạn gái mới của Hồng Thanh bị check VAR lối sống "phông bạt", sáng công bố tình yêu chiều vội khoá trang cá nhân
17:24:20 20/11/2024
Quang Minh khoe cận nhóc tỳ mới chào đời, thừa nhận 1 điều khi có con ở tuổi 65
17:40:11 20/11/2024
Hot nhất lúc này: Bạn gái Huỳnh Hiểu Minh rút khỏi MXH, tài tử bị hàng nghìn người tẩy chay sau cái cúi đầu 90 độ
17:32:16 20/11/2024
Lương chồng 12 triệu/tháng mà ép vợ nghỉ việc, tôi đưa ra cuốn sổ tiết kiệm 2 tỷ và sổ đỏ nhà đất khiến anh xám ngoét mặt mày
19:06:23 20/11/2024
1 cặp sao hàng đầu vướng tin rạn nứt vì đàng gái phải lòng "bạn trai quốc dân hot 6000%" trong showbiz?
17:35:42 20/11/2024
Cô giáo cho vay 17 triệu, hẹn 10 năm sau mới cần trả lại: Lời của con trai cô và luật sư khiến tôi bàng hoàng
19:51:34 20/11/2024
Nữ MC mới tậu biệt thự để hưởng thụ: "Vẫn chưa có nghề nào ra đâu vào đâu cả"
18:56:53 20/11/2024

Tin mới nhất

Máy bay Nga chở hổ, gấu - quà đặc biệt từ Tổng thống Putin gửi Triều Tiên

21:12:19 20/11/2024
Đáng chú ý, Bộ Tài nguyên và Môi trường Nga còn đăng video với cảnh các chuồng chứa những con vật này được dỡ xuống khỏi máy bay của chính phủ và video khác về con sư tử trong "nhà mới" của nó tại Vườn thú Bình Nhưỡng .

Lở đất ở Indonesia khiến 4 người trong một gia đình thiệt mạng

21:10:35 20/11/2024
Theo báo cáo sơ bộ, vụ lở đất xảy ra tại làng Bruno, thuộc huyện Purworejo vào buổi chiều. Đến sáng 20/11, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy cả 4 thi thể và đã đưa đi nhận dạng.

Sáng kiến 'đột phá' tại G20 hướng tới thế giới công bằng và bền vững

20:08:11 20/11/2024
Ngoài tài chính khí hậu, G20 cũng kêu gọi giảm dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả, song không đề cập đến việc chấm dứt hoàn toàn sử dụng loại nhiên liệu này.

Tấn công liều chết tại Pakistan, ít nhất 12 binh sĩ tử vong

20:06:07 20/11/2024
Quân đội không nêu rõ nhóm đứng sau vụ đánh bom liều chết trên. Tuy nhiên, nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan Hafiz Gul Bahadur đã nhận là thủ phạm.

1.000 ngày chiến sự và dự báo tương lai xung đột Nga - Ukraine

19:52:21 20/11/2024
Trong suốt hơn 3 năm xung đột, quy mô thiệt hại đã quá lớn đến mức không thể khôi phục toàn bộ công suất của hệ thống năng lượng trước khi bắt đầu mùa sưởi mới.

Iran chuẩn bị ngừng mở rộng kho dự trữ uranium làm giàu cao

19:50:20 20/11/2024
Theo nguồn thạo tin, tổng kho dự trữ uranium đã được làm giàu của Iran ước tính lên tới 6.604,4 kg tính đến ngày 26/10 vừa qua, tăng 852,6 kg so với báo cáo quý gần nhất vào tháng 8.

Du lịch Nhật Bản bùng nổ

19:48:26 20/11/2024
Ngành du lịch đang nhanh chóng trở thành một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Nhật Bản, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của đất nước "Mặt Trời mọc" này.

Trung Quốc kêu gọi kiềm chế sau khi Nga đưa ra học thuyết hạt nhân sửa đổi

19:42:28 20/11/2024
Cũng theo ông Lâm Kiếm, Trung Quốc giữ nguyên lập trường khuyến khích tất cả các bên hạ nhiệt tình hình và cam kết giải quyết khủng hoảng tại Ukraine bằng biện pháp chính trị thông qua việc tiếp tục đóng vai trò xây dựng trong vấn đề nà...

EU phát triển chung hệ thống chống UAV, tên lửa và tàu chiến

19:29:08 20/11/2024
Các dự án này tập trung vào việc mua sắm hệ thống chống thiết bị bay không người lái (C-UAV), tên lửa phòng không (GBAD) và đạn dược.

Chính phủ Nhật phải bồi thường cho người dân do tiếng ồn từ máy bay Mỹ

19:27:42 20/11/2024
Tuy nhiên, các nguyên đơn sống tại tám thành phố lân cận, bao gồm Yamato và Ayase, cho biết ô nhiễm tiếng ồn vẫn tiếp diễn khi máy bay chiến đấu và máy bay vận tải Osprey của Mỹ vẫn đến căn cứ này.

Nga cáo buộc Mỹ tìm cách kéo dài cuộc chiến tại Ukraine

19:26:00 20/11/2024
Hai tuyến cáp viễn thông bị cắt ở biển Baltic trong 48 giờ đã khiến các quan chức châu Âu nghi vấn về hành động phá hoại và chiến tranh hỗn hợp có liên quan đến cuộc chiến của Nga tại Ukraine.

Iran phản đối các nước châu Âu về nghị quyết mới tại IAEA

19:23:42 20/11/2024
Các cường quốc phương Tây đang tìm cách gây sức ép với Iran với cáo buộc nước này không hợp tác đầy đủ với IAEA trong việc giám sát và kiểm soát chương trình hạt nhân của mình.

Có thể bạn quan tâm

Phim mới chiếu đã chiếm top 1 rating cả nước, nữ chính đẹp không góc chết còn diễn hay khó ngờ

Phim châu á

23:30:30 20/11/2024
Parole Examiner Lee là dự án phim đầu tuần mới của đài tvN. Sau một thời gian dài kể từ Lovely Runner, khung phim đầu tuần của nhà đài này mới được khán giả chú ý trở lại.

Bị trách móc sau khi con gái nuôi qua đời, Kim Tiểu Long hé lộ sự thật đằng sau

Sao việt

23:26:26 20/11/2024
Kim Tiểu Long chia sẻ chuyện bé Ly bệnh tật rồi qua đời là điều không ai mong muốn. Bản thân anh cũng rất buồn khi đón nhận tin dữ này.

Vụ diễn viên, MC bị bắt: Ca sĩ nổi tiếng vướng lao lý tống tiền 14,5 tỷ đồng?

Sao châu á

23:17:29 20/11/2024
Ca sĩ, diễn viên Rattapoom Tokongsup (Film) từ chức khỏi Đảng Palang Pracharath (PPRP) trong bối cảnh đang bị điều tra cáo buộc tống tiền liên quan đến vụ án The Icon Group.

Trung Ruồi nhận mình tào lao và hóng hớt như Lý Toét của "Độc đạo"

Hậu trường phim

23:14:10 20/11/2024
Nam diễn viên cho biết, mỗi lần đọc kịch bản, anh đều hình dung xem mình diễn thế nào để ra chất Lý Toét - một nhân vật đặc biệt của phim Độc đạo .

Phim 'Conclave' bị chỉ trích vì hé lộ bí mật về cách bầu chọn giáo hoàng

Phim âu mỹ

23:09:05 20/11/2024
Conclave do Edward Berger đạo diễn mang đến sự kết hợp hấp dẫn giữa bí ẩn, nghi lễ, truyền thống nhưng trên hết là chính trị của quá trình lựa chọn giáo hoàng.

Họa Mi nghẹn ngào tiết lộ mối thâm tình với cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Tv show

22:34:14 20/11/2024
Không chỉ tiết lộ về quãng thời gian gác lại đam mê ca hát, danh ca Họa Mi còn bật mí về mối quan hệ với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong chương trình Người kể chuyện tình .

Tiết mục biểu diễn văn nghệ mừng 20/11 của học sinh lớp 1 khiến dân tình "ngả mũ": Quá nể các cô giáo rồi!

Netizen

22:31:03 20/11/2024
Được biết, tiết mục được cô giáo trong trường biên đạo và tập luyện cho các em. Nhiều người bình luận, những tiết mục như thế này không chỉ nhấn mạnh đến lòng yêu quê hương đất nước mà còn nâng cao ý thức công dân

Lộ bằng chứng về bữa tiệc hoang dã của Diddy

Sao âu mỹ

22:19:38 20/11/2024
Đoạn video ghi lại bữa tiệc sinh nhật do Sean Diddy Combs tổ chức cho người bạn Meek Mill vào tháng 4.2014 xuất hiện sau khi ông trùm nhạc hip hop tai tiếng này bị bắt vì tội buôn bán tình dục.

Mua được cá ngon, làm thành món này ai cũng tưởng là thịt, ăn "cuốn cả lưỡi" đến miếng cuối cùng

Ẩm thực

22:05:10 20/11/2024
Món cá tra áp chảo như thế này vừa mềm ngon, thơm nức, nhìn chẳng khác gì món thịt nướng BBQ trông vô cùng hấp dẫn.

Phong độ đáng báo động của Hojlund

Sao thể thao

21:51:32 20/11/2024
Rasmus Hojlund, tiền đạo trẻ của Manchester United, đang gây thất vọng lớn với chuỗi 11 trận liên tiếp không thể ghi bàn cho đội tuyển Đan Mạch.

Nữ ca sĩ hát hay nhảy đẹp bị gọi "thảm hoạ" vì 3 chữ khiến người nghe "khó chịu vô cùng"

Nhạc việt

21:27:20 20/11/2024
Giữa lúc Đỗ Phú Quí khiến dân tình thất vọng, thì sân khấu của Hoàng Mỹ An cũng chung cảnh ngộ chỉ vì 3 chữ nhầy nhầy nhầy .