Học giả ôn hòa về Biển Đông của Trung Quốc chết vì tai nạn
Ngô Kiến Dân, học giả Trung Quốc nhiều lần phản bác quan điểm “diều hâu” về Biển Đông qua đời trong một tai nạn thảm khốc.
Học giả Ngô Kiến Dân, người có quan điểm ôn hòa ở Trung Quốc đột ngột qua đời vì tai nạn. Ảnh: Sohu.
Giới chức Trung Quốc hôm 19/6 thông báo cựu đại sứ Ngô Kiến Dân đã qua đời sau khi chiếc xe chở ông cùng 4 người khác đâm vào dải phân cách trên đường cao tốc ở Vũ Hán hôm thứ 7 tuần trước.
Cái chết đột ngột của nhà ngoại giao được coi là “chim bồ câu hòa bình” có ảnh hưởng rất lớn này đã làm chấn động giới học giả đối ngoại Trung Quốc, khiến nước này mất đi tiếng nói mạnh mẽ nhất ủng hộ quá trình hòa nhập, hợp tác với cộng đồng quốc tế để giải quyết các bất đồng, theoTodayOnline.
Ngô Kiến Dân là nhà ngoại giao nổi tiếng ở Trung Quốc, từng là đại sứ tại Pháp, Hà Lan và Liên Hợp Quốc. Ông cũng từng là phiên dịch cho Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai cùng nhiều nhà lãnh đạo khác của Trung Quốc.
Sau khi về nước, ông Ngô đảm nhiệm cương vị Viện trưởng Học viện Ngoại giao Trung Quốc, cơ quan có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách đối ngoại của Bắc Kinh.
Trong thập niên 80, 90 thế kỷ trước, ông Ngô nhiều lần lên tiếng kêu gọi Trung Quốc nên tuân thủ các luật lệ quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa. Quan điểm này khiến ông bị nhiều chính trị gia Trung Quốc chỉ trích, họ coi Ngô Kiến Dân là người “mang tâm thế nước nhỏ”. Quan điểm của Ngô Kiến Dân cũng ít được chú ý đến từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền với niềm tin Trung Quốc cần có vai trò độc lập hơn, mạnh mẽ hơn để cạnh tranh với Mỹ trong các vấn đề quốc tế.
Video đang HOT
Đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông, ông Ngô cho rằng Trung Quốc cần giữ bình tĩnh và suy nghĩ một cách toàn diện để có thể giải quyết vấn đề một cách hòa bình.
“Nước nào phát động chiến tranh trong lúc đang hòa bình và phát triển sẽ phải trả giá. Trung Quốc không bao giờ nên làm điều này”, ông Ngô nói trong một cuộc tranh luận với tướng La Viện, học giả nổi tiếng với quan điểm cứng rắn trong vấn đề Biển Đông.
“Ông ấy là người có dũng khí, ông vẫn tiếp tục lên tiếng”, Thời Ân Hoành (Shi Yinhong), chuyên gia quan hệ quốc tế, Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, nói về ông Ngô.
Đầu năm nay, ông Ngô có tranh cãi quyết liệt với tổng biên tập tờ Global Times vì cho rằng các bài viết cứng rắn của tờ báo làm ảnh hưởng đến các thỏa thuận ngoại giao với Nhật Bản.
Tôn Hưng Kiệt, chuyên gia về quan hệ quốc tế của Đại học Cát Lâm, cho rằng sự ra đi của ông Ngô là tổn thất lớn với ngành ngoại giao Trung Quốc, bởi ông là “ngọn cờ đầu có tiếng nói giá trị trong thời điểm hiện nay”.
Ông Ngô qua đời trong bối cảnh Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague, Hà Lan sắp ra phán quyết trong vụ Philippines kiện yêu sách đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc. Trung Quốc vẫn khăng khăng phớt lờ vụ kiện và tuyên bố sẽ bác bỏ phán quyết của tòa, bất chấp sức ép từ cộng đồng quốc tế.
Báo chí Trung Quốc những tuần gần đây cũng liên tục đăng những bài viết chỉ trích Mỹ và phương Tây trong vụ kiện, đồng thời khơi dậy tinh thần dân tộc của người dân Trung Quốc, khiến giới ngoại giao càng có ít cơ hội cho một giải pháp hòa bình nếu phán quyết của tòa bất lợi cho nước này.
Văn Việt
Theo VNE
Tổ chức Hong Kong có thể khiến tòa hoãn ra phán quyết vụ kiện Biển Đông
Một tổ chức về pháp lý ở Hong Kong gửi tài liệu lên Tòa Trọng tài Thường trực, cho rằng tòa không có thẩm quyền xét xử vụ kiện "đường 9 đoạn".
Daniel Fung, chủ tịch Viện Luật quốc tế châu Á - Thái Bình Dương, có trụ sở tại Hong Kong. Ảnh: Xinhua
Các nhà phân tích đại lục Trung Quốc tin rằng các ý kiến pháp lý được Viện Luật quốc tế châu Á - Thái Bình Dương, có trụ sở tại Hong Kong, chuyển đến Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague có thể khiến tòa trì hoãn việc ra phán quyết về vụ kiện "đường 9 đoạn", vốn dự kiến đưa ra vào đầu tháng này.
Trong một tài liệu pháp lý 41 trang, viện này cho rằng vụ kiện, trong đó chủ yếu là về tranh chấp giữa các bên tuyên bố chủ quyền chồng lấn bao gồm Bắc Kinh và Manila, nằm ngoài thẩm quyền của tòa.
Tổ chức này được dẫn đầu bởi luật sư Daniel Fung và quan điểm của họ được một số chuyên gia pháp lý từ Hong Kong, Anh và Australia, ủng hộ,Xinhua đưa tin.
"Động cơ của chúng tôi không phải là tranh cãi Philippines hay Trung Quốc đúng. Thay vào đó, chúng tôi muốn duy trì sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật quốc tế và sự hoàn thiện của tòa trọng tài - một trong những công cụ của hệ thống", Fung nói trong cuộc phỏng vấn với Xinhua.
"Chúng tôi không muốn nhìn thấy hệ thống pháp luật quốc tế bị hủy hoại hoặc mất danh tiếng", ông nói thêm.
Giáo sư Xu Xiaobing, một chuyên gia luật quốc tế tại Đại học Thượng Hải Jiao Tong, cho rằng lập trường pháp lý của viện có thể mang đến sự không chắc chắn mới về vụ kiện, đang được cho là nghiêng về phía bất lợi cho Trung Quốc.
"Ngày càng có những dấu hiệu cho thấy phán quyết có thể bị hoãn do những diễn biến mới nhất xung quanh vụ kiện", ông nói.
PCA chưa chính thức trả lời lập luận pháp lý của viện.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế. Philippines khởi kiện yêu sách chủ quyền mà Trung Quốc đơn phương đưa ra lên PCA vào năm 2013. PCA năm 2015 tuyên bố họ có thẩm quyền xử vụ kiện này. Trong khi đó, Trung Quốc khăng khăng không chấp nhận vụ kiện và từ chối tham gia vụ án.
Theo SCMP, Trung Quốc đang tiến hành chiến dịch tuyên truyền chưa từng có trong ba tháng qua để đặt câu hỏi về thẩm quyền của tòa án và tranh thủ sự hỗ trợ từ các quốc gia khác. Ông Basilio Araujo, chuyên gia an ninh biển Indonesia, khẳng định Trung Quốc sẽ bị cộng đồng quốc tế cô lập nếu không tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài quốc tế trong tranh chấp Biển Đông.
Phương Vũ
Theo VNE
Hai tàu sân bay Mỹ gần Biển Đông trước khi tòa PCA ra phán quyết Hải quân Mỹ hôm qua đưa hai tàu sân bay cùng các tàu hộ tống tham dự cuộc diễn tập tại tây Thái Bình Dương, trong lúc Tòa trọng tài Quốc tế (PCA) dự kiến sắp ra phán quyết vụ kiện của Philippines. Tàu sân bay John C.Stennis, trái, và tàu Ronald Reagan đến biển thuộc Philippines hôm qua. Ảnh: US Navy Tàu...