Học giả Nhật: ‘Trump có thể phản ứng mạnh khi lợi ích bị giảm ở Biển Đông’
Giới nghiên cứu Nhật Bản dự báo Tổng thống Mỹ sắp nhậm chức Donald Trump sẽ gây nhiều sức ép với Trung Quốc nếu lợi ích ở Biển Đông bị ảnh hưởng.
Giáo sư Mie Oba, Đại học Khoa học Tokyo. Ảnh: VA
“Nếu Trung Quốc thể hiện giọng điệu muốn giảm lợi ích của Mỹ cũng như ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á, ông Donald Trump có thể sẽ phản ứng rất mạnh”, Giáo sư Mie Oba, Đại học Khoa học Tokyo, trao đổi với VnExpress tại Tokyo về chính quyền mới ở Washington.
Theo bà Oba, tình hình ở Biển Đông có thể liên quan đến phương diện chủ nghĩa dân tộc của Mỹ khi tân Tổng thống Trump muốn thúc đẩy khái niệm “nước Mỹ vĩ đại”. Do đó, nếu Bắc Kinh muốn giảm sự hiện diện của Washington ở khu vực, ông Trump sẽ lớn tiếng chỉ trích Trung Quốc.
Cũng có chung đánh giá này, ông Tetsuo Kotani, nghiên cứu viên cao cấp, Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Nhật Bản, dự báo Donald Trump sẽ gây nhiều sức ép với Trung Quốc xuất phát từ “ấn tượng” rằng Bắc Kinh đang hưởng lợi quá nhiều từ Washington.
“Ông Trump có thể cho rằng thâm hụt thương mại với Trung Quốc là vấn đề hàng đầu cần xử lý ở châu Á và sẽ cố thỏa thuận để giảm thâm hụt. Tuy nhiên Trung Quốc không bao giờ chấp nhận thỏa thuận như vậy. Do đó tôi đánh giá hợp tác Mỹ và Trung Quốc không thể tốt đẹp dưới thời ông Trump”, ông Kotani nói.
Theo chuyên gia Kotani, một vấn đề khác khiến quan hệ Mỹ – Trung khó êm đềm là vấn đề Triều Tiên. Ông Trump hôm 2/1 lên tiếng chỉ trích Trung Quốc vì không hỗ trợ giải quyết vấn đề Triều Tiên khi nhắc tới chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.
“Trung Quốc đang lấy đi một lượng lớn tiền và sự giàu có từ Mỹ, trong quan hệ thương mại hoàn toàn có lợi một chiều, nhưng không giúp giải quyết vấn đề Triều Tiên. Hay đấy”, ông Trump viết trên Twitter.
Video đang HOT
Trong khi đó, theo ông Kotani, mối hợp tác giữa Mỹ và Nhật sẽ trở nên mạnh mẽ hơn dưới thời ông Trump cầm quyền, vì định hướng của ông Trump và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cơ bản giống nhau. Giáo sư Oba cũng tin rằng ông Trump sẽ duy trì mối liên kết có lịch sử lâu dài này, với mục đích kiềm chế vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Trước câu hỏi về định hướng chính sách với châu Á nói chung, ông Kotani cho biết hiện chưa có dấu hiệu rõ ràng. Đầu tháng 12/2016, ông Kotani đã có chuyến công tác đến Washington DC, gặp gỡ các quan chức và giới nghiên cứu người Mỹ nhưng không nhận được tín hiệu gì về mối quan tâm của ông Trump đối với châu Á.
“Tôi bỏ cuộc, không nhận được ý tưởng nào về tầm nhìn của ông Trump với châu Á. Có thể ông ấy chưa có ý tưởng gì, hoặc nhóm của Trump chưa đưa ra được tầm nhìn thống nhất, ngoại trừ việc Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”, ông Kotani nói.
Giáo sư Mie Oba, Đại học Khoa học Tokyo, dự đoán tân tổng thống Mỹ có thể không quan tâm đến các cơ chế hợp tác đa phương, về sự đóng góp của Mỹ với khu vực và thế giới, vì nó “còn xa mới ảnh hưởng tới lợi ích của Mỹ”. Bà Oba cho rằng ông Trump sẽ không xuất hiện ở các diễn đàn trong khuôn khổ của ASEAN như Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn an ninh khu vực (ARF) hay Hội nghị bộ trưởng quốc phòng mở rộng (ADMM ).
Nhân tố Philippines
Đánh giá về những phát ngôn được cho là “chính sách thân Trung Quốc” của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, ông Kotani lưu ý khi trao đổi với các lãnh đạo Trung Quốc, ông Duterte dường như nhấn mạnh đến hợp tác kinh tế, không nhắc nhiều đến tranh chấp Biển Đông. Tuy nhiên, khi gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong chuyến thăm Nhật hồi tháng 10, ông Duterte lại nêu bật vấn đề Biển Đông, nói đến phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế, trong đó bác bỏ “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc ở vùng biển này.
“Ông Duterte luôn thay đổi thái độ, lúc thể hiện muốn tập trung tăng hợp tác kinh tế với Trung Quốc, lúc lại ám chỉ không rời bỏ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế. Vì thế chúng ta không nên từ bỏ nỗ lực duy trì lập trường chung bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông”, ông Kotani nói.
Góp thêm ý kiến về lập trường của Manila, ông Yoji Koda, cựu Tư lệnh Lực lượng tự vệ biển Nhật Bản (JMSDF), nhận định sự khác biệt quan điểm giữa chính quyền của Tổng thống Mỹ đương nhiệm Barack Obama và ông Duterte về chiến dịch chống ma tuý ở Philippines không phải là vấn đề chiến lược. Nó không nhất thiết có nghĩa là ông Duterte ngay lập tức “lao” về phía Trung Quốc.
Thêm nữa, Tổng thống Philippines Duterte ít nhiều đã khiến Trung Quốc thất vọng khi đến thăm nước này giữa tháng 10 vừa qua.
“Bản thân tôi đã lo ngại ông Duterte có thể đưa ra một vài thoả hiệp với Trung Quốc ở Biển Đông trong chuyến thăm. Chẳng hạn ông Duterte sẽ chấp nhận sự kiểm soát của Bắc Kinh ở bãi cạn Scarborough, để đổi lấy quyền đánh bắt cá cho ngư dân nước mình ở đây. Tuy nhiên ông Duterte đã không thực hiện điều đó”, ông Koda nói.
Nói đến vai trò Chủ tịch ASEAN trong 2017 của Philippines, Giáo sư Mie Oba, Đại học Khoa học Tokyo, bày tỏ hy vọng có thể Tổng thống Duterte muốn thực hiện một nỗ lực đáng kể dành cho Hiệp hội nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN.
Trước những nghi ngại ASEAN chia rẽ lập trường về vấn đề Biển Đông, Giáo sư Oba lưu ý vẫn có những sự kiện cho thấy các nước ASEAN vẫn nỗ lực duy trì quan điểm bảo vệ tự do hàng hải. Trong cuộc họp báo chung của ASEAN và Trung Quốc tại Côn Minh hồi tháng 6 vừa qua, đại diện các nước ASEAN đã không tham dự sau khi Bắc Kinh ngăn cản Hiệp hội ra tuyên bố chung về Biển Đông.
“Điều này cho thấy ASEAN đôi khi thể hiện phản đối mạnh mẽ với Trung Quốc, nó phụ thuộc vào mức độ thái độ của Bắc Kinh”, bà Oba nhấn mạnh.
Chuyên gia Tetsuo Kotani, Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Nhật Bản. Ảnh: VA
Việt Anh
Theo VNE
Trump nói tấn công mạng không tác động kết quả bầu cử Mỹ
Tổng thống Mỹ đắc cử khẳng định việc các cường quốc tấn công mạng không lay chuyển kết quả cuộc bầu cử, sau khi nhận báo cáo tình báo về sự can thiệp của Nga.
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump. Ảnh: Newsweek
"Dù Nga, Trung Quốc, các nước khác, những nhóm khác và những người đang liên tục cố phá rào hạ tầng cơ sở mạng của các thể chế chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức của chúng tôi, như Uỷ ban Toàn quốc đảng Dân chủ, hoàn toàn không có tác động nào đến kết quả cuộc bầu cử", AFP dẫn lời ông Trump tuyên bố.
Tổng thống Mỹ đắc cử phát thông điệp sau cuộc gặp hôm 6/1 với 4 lãnh đạo tình báo, bao gồm Giám đốc Tình báo Quốc gia, Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA), Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) tại New York. Họ gặp để trình báo cáo mới hoàn thành về sự can thiệp của Nga.
Bản giải mật ngắn hơn của báo cáo được Giám đốc Tình báo Quốc gia công bố ngay sau cuộc họp cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đích thân chỉ đạo chiến dịch tấn công mạng và vận động truyền thông để làm mất uy tín ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton, người từng được kỳ vọng thắng cử.
"Mục tiêu của Nga là làm công chúng mất niềm tin vào tiến trình dân chủ Mỹ, bôi nhọ Ngoại trưởng Clinton và làm tổn hại khả năng đắc cử tổng thống của bà. Chúng tôi đánh giá Putin và chính phủ Nga rõ ràng ưa chuộng Tổng thống đắc cử Trump hơn", họ cho biết.
Báo cáo trình rất ít bằng chứng mới về cách các cơ quan tình báo Mỹ đi đến kết luận. Nga nhiều lần bác bỏ cáo buộc, cho rằng điều này "vô căn cứ".
Trọng Giáp
Theo VNE
Quốc hội Mỹ công nhận ông Trump đắc cử tổng thống Quốc hội Mỹ công nhận Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump giành chiến thắng sau khi tiến hành kiểm phiếu đại cử tri. Phó tổng thống Mỹ Joe Biden công nhận Donald Trump thắng cử tổng thống Mỹ. Ảnh: VOA Quốc hội Mỹ ngày 6/1 xác nhận Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump giành thắng lợi trong kỳ bầu cử tổng...