Học giả Nhật Bản: Trung Quốc sẽ không từ bỏ tham vọng quân sự hóa Biển Đông
Đó là nhận định của giáo sư Kurihara Hirohide, một chuyên gia về quan hệ Việt – Trung trong bối cảnh tình hình Biển Đông hiện nay.
Theo những tin tức mới nhất trên báo Vietnam , phóng viên TTXVN ở Nhật Bản đã có cuộc phỏng vấn giáo sư Kurihara Hirohide, chuyên gia về quan hệ Việt – Trung tại Viện nghiên cứu ngôn ngữ và văn hoá Á – Phi, Đại học Ngoại ngữ Tokyo (Nhật Bản) về tình hình Biển Đông, một trong những vấn đề nóng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương hiện nay.
Giáo sư Kurihara Hirohide, chuyên gia về quan hệ Việt – Trung trả lời phỏng vấn về tình hình Biển Đông hiện nay. Ảnh Vietnam
Đánh giá những hành động gần đây của Trung Quốc tại khu vực, giáo sư Kurihara Hirohide nhận định động thái của Trung Quốc tại Biển Đông làm nảy sinh các vấn đề sau. Trước hết, Trung Quốc là Ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Với vai trò này, Trung Quốc có trách nhiệm duy trì “hòa bình và an ninh quốc tế” theo Điều 24 của Hiến chương Liên hợp quốc. Tuy nhiên, những hành động gần đây của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông không những gây khó khăn cho việc giải quyết vấn đề Biển Đông mà còn làm cho tình hình khu vực ngày càng phức tạp và căng thẳng.
Vấn đề thứ hai liên quan đến luật pháp quốc tế. Theo Công ước Liên hợp quốc về luật biển thì đảo nhân tạo không được sử dụng làm cơ sở để xác định lãnh hải hoặc vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia. Nếu Trung Quốc không đồng tình với điều khoản hiện hành nào của Công ước về luật biển và luật quốc tế, Trung Quốc trước hết phải đưa ra chủ trương của mình trước dư luận quốc tế để thuyết phục sự ủng hộ của các nước. Các hành động gần đây của Trung Quốc nhằm tạo ra một “sự đã rồi” ở Biển Đông để ép buộc các nước khác là điều hoàn toàn không hợp lý.
Điều thứ ba, Biển Đông là một trong những lộ trình hàng hải quan trọng trên thế giới. Đối với Nhật Bản, Biển Đông chính là lộ trình hàng hải duy nhất kết nối Nhật Bản với thế giới. Việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo tại Biển Đông sẽ phương hại đến hoạt động tự do hàng hải khu vực. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế của Nhật Bản cũng như của Việt Nam.
Giáo sư Kurihara Hirohide cho rằng Trung Quốc sẽ không từ bỏ tham vọng &’quân sự hóa’ Biển Đông. Ảnh minh họa
Vấn đề thứ tư là tác hại từ những hoạt động bồi đắp, xây dựng, cải tạo đất đá trái phép của Trung Quốc đối với môi trường và hệ sinh thái Biển Đông. Biển Đông là nơi có môi trường thiên nhiên quý hiếm. Trung Quốc đã đổ lượng lớn bê tông và sử dụng khối lượng cát khổng lồ để xây dựng đảo nhân tạo. Việc làm này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên ở Biển Đông.
Nhận định về tình hình Biển Đông trong thời gian tới, giáo sư Kurihara Hirohide cảnh báo Trung Quốc sẽ không lắng nghe ý kiến của các nước khác cũng như không ngừng hoạt động củng cố đảo nhân tạo và xây dựng sân bay, thậm chí sẽ gia tăng hoạt động này tức là tiến hành “quân sự hoá” Biển Đông. Hành động của Trung Quốc có thể sẽ gây ra các hậu quả như cản trở, gây mất an toàn hoạt động tự do hàng hải và hàng không tại khu vực Biển Đông, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên khu vực này.
Video đang HOT
Theo lời giáo sư, trên thế giới hầu như không có quốc gia nào ủng hộ các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông. Vì vậy, giáo sư kêu gọi những quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế, coi trọng hoà bình và an toàn ở Biển Đông, coi trọng tự do hàng không và hàng hải tại khu vực này cần phối hợp, để cùng bày tỏ sự phản đối hành động sai trái của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Máy bay trinh sát và săn ngầm AP-3C Orion của Australia đang tuần tra Biển Đông. Ảnh Bộ quốc phòng Australia
Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay trên báo Thanh Niên, Tư lệnh Không quân Australia, đại tướng Leo Davies cho biết Trung Quốc liên tục xua đuổi và thách thức những chuyến bay tuần tra của Australia trên Biển Đông. Cụ thể trả lời phỏng vấn truyền thông hôm 3/2, ông Davies cho hay Trung Quốc liên tục dùng điện đàm xua đuổi máy bay Australia tuần tra trên Biển Đông, theo chuyên san The Diplomat (trụ sở ở Nhật Bản) ngày 5/2.
“Trong những chuyến bay tuần tra trên Biển Đông, chúng tôi ngày càng phát hiện nhiều địa điểm phát đi những thông điệp mang tính thách thức từ Trung Quốc”, ông Davies cho hay. Australia đang tiến hành sứ mạng tuần tra Operation Gateway ở phía bắc Ấn Độ Dương và Biển Đông, nhưng thời gian gần đây tần suất tuần tra trên Biển Đông nhiều hơn Ấn Độ Dương.
Mặc dù Trung Quốc liên tục thách thức, nhưng ông Davies khẳng định Australia vẫn tiếp tục những chuyến bay tuần tra Biển Đông theo đúng luật quốc tế. Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne trước đó cũng đã tuyên bố: “Tàu và máy bay Australia sẽ tiếp tục thực hiện các quyền theo luật quốc tế về tự do hàng hải và hàng không, bao gồm Biển Đông”.
Theo NTD
Đằng sau 'nước cờ' tàu chiến Mỹ áp sát đảo nhân tạo
Cạnh tranh lợi ích chiến lược của hai siêu cường ở Biển Đông nằm ở vị trí độc tôn của Mỹ thông qua tự do hàng hải và lợi ích cốt lõi của TQ thể hiện ở biểu tượng đường lưỡi bò.
Cuối cùng Tổng thống Obama đã thực hiện lời hứa trong phát biểu trước Chủ tịch TQ Tập Cận Bình trong chuyến thăm Mỹ tháng trước: tàu thuyền và máy bay Mỹ sẽ bay, bơi và hoạt động bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép. Ngày 27/10/2015, Mỹ đã cho tàu khu trục hạm USS Lassen đi vào vùng biển 12 hải lý xung quanh các bãi Xu bi và Vành Khăn, 2 trong 7 điểm TQ đã tiến hành mở rộng và xây dựng các đảo nhân tạo trong nhiều tháng qua.
Hành động trấn an đúng lúc
Mỹ đã tiến hành hoạt động này một cách bài bản, tính toán các yêu cầu chính trị, ngoại giao và quân sự, nhằm mục tiêu bắn tín hiệu không hài lòng với những gì TQ đã làm ở Biển Đông, xong cũng không chọc giận Trung Quốc.
Mỹ không sử dụng tàu sân bay mà chỉ phái một tàu khu trục và hai máy bay tuần thám hộ tống để thực hiện hoạt động thường ngày về quyền tự do hàng hải, hàng không. Mỹ cũng không đi gần cả 7 đảo nhân tạo mà chỉ chọn 2 đảo mà các điều kiện tự nhiên trước khi được TQ tôn tạo ghi nhận chúng là các bãi chỉ nổi khi thủy triều thấp nhất.
Mỹ đã thông báo trước cho các nước liên quan như Ấn Độ, Australia, Nhật Bản, Philippines và Việt Nam, và không loại trừ cả TQ về ý định tiến hành của mình. Điều này tạo thế cho Mỹ khi đối nghịch với các hoạt động âm thầm xây đảo nhân tạo của TQ trong thời gian qua. Nó cũng giành được thiện cảm từ những nước có quan điểm tàu quân sự nước ngoài khi đi qua lãnh hải của một nước phải xin phép như Việt Nam.
Hoạt động được tiến hành trước chuyến thăm châu Á của TT Obama tháng sau. Có thể nói đây là một hành động đúng lúc để trấn an các đồng minh và bạn bè Mỹ, đồng thời đủ thời gian để cảm nhận phản ứng của TQ, có kế hoạch đối phó và không làm chệch hướng các cuộc gặp cấp cao.
Hoạt động này của Mỹ chỉ có hiệu quả nếu nó được tiến hành thường xuyên, phù hợp với luật pháp quốc tế. Trước các thách thức và hành động coi thường, thậm chí sửa đổi luật pháp quốc tế theo ý mình của TQ, Mỹ không còn lựa chọn nào là phải thực hiện quyền tự do hàng hải của tàu quân sự tại Biển Đông nếu không muốn mất vị thế lãnh đạo và đồng minh.
Tàu khu trục Mỹ USS Lassen (phải) trong một cuộc tập trận hồi tháng 3/2015. Ảnh: Reuters.
Nguy cơ một thỏa hiệp nếu Mỹ không cương quyết
Sẽ có ít nhất năm câu hỏi: việc làm của Mỹ có phù hợp luật quốc tế? phản ứng của TQ thế nào? Mỹ sẽ tiếp tục ra sao? Phản ứng của các nước? và điều gì sẽ xảy ra tiếp theo cho Biển Đông: chiến tranh, va chạm hay một hình thái status quo (nguyên trạng) mới?
Công ước Luật biển không cho phép biến một bãi chỉ nổi khi thủy triều thấp nhất thành đảo nhân tạo làm cơ sở đòi có lãnh hải 12 hải lý như một đảo đá tự nhiên. Các bãi mà TQ chiếm đóng đều nằm trên vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác, bị chiếm bằng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Các đảo nhân tạo chỉ có vòng cung an toàn 500 m, nên hoạt động đi qua của tàu thuyền bên ngoài 500m là hợp pháp.
Cho dù luật quốc tế còn có những điểm xám để các nước tìm cách giải thích có lợi cho mình, thì hành động đi ngoài 500m các đảo nhân tạo của tàu hải quân Mỹ là một hoạt động hợp pháp, cả từ góc độ công ước và tập quán quốc tế. Nó chỉ bị thách thức khi TQ đòi hỏi toàn bộ Biển Đông theo hình đường lưỡi bò, ngăn cản quyền tự do hàng hải của tàu thuyền.
Mỹ nêu cao bảo vệ tự do hàng hải nhưng lại tuyên bố trung lập, không lên án chính thức đường yêu sách lưỡi bò không cơ sở pháp lý của TQ. Cạnh tranh lợi ích chiến lược của hai siêu cường ở Biển Đông và rộng ra là Thái Bình Dương nằm ở vị trí độc tôn của Mỹ thông qua tự do hàng hải và lợi ích cốt lõi của TQ thể hiện ở biểu tượng đường lưỡi bò. Xung đột xung quanh đảo nhân tạo chỉ là hình thức nổi của tảng băng này.
Khác với các tuyên bố hung hăng của các nhà ngoại giao và tướng lĩnh TQ, phản ứng của TQ cũng có mức độ. Ngoại trưởng TQ Vương Nghị sáng 27/10 "khuyên phía Mỹ hãy suy nghĩ kỹ trước khi hành động, không nên khinh suất, không nên vô cớ gây chuyện". Tàu hải quân TQ đã bám đuôi và cảnh báo khu trục hạm Lassen nhưng không xảy ra va chạm giữa hai bên.
Trả lời phỏng vấn của Người phát ngôn BNG TQ Lục Khảng 27/10/2015 một lần nữa quả quyết nước ông có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và vùng nước tiếp giáp và việc xây dựng trên lãnh thổ của mình là bình thường.
Rõ ràng TQ không xuất phát từ Công ước Luật biển để giải quyết mà từ yêu sách đường lưỡi bò. Nếu TQ tiếp tục khẳng định đường lưỡi bò mà Chính phủ Mỹ không chính thức phản đối sẽ dẫn tới hệ luỵ tàu quân sự Mỹ hoạt động trong vùng nội thủy hoặc ít nhất vùng nước của quốc gia ven biển sẽ phải xin phép. Từ chủ động tàu hải quân Mỹ sẽ có thể rơi vào thế bị động do các nhà chính trị Mỹ vẫn do dự.
Cả hai bên đều đã đi đến đỉnh của những lời đe dọa khó rút, nhưng cũng đều không muốn đi quá giới hạn chiến tranh, khi tương quan lực lượng và các yếu tố trên bàn cân chính trị còn nhiều ràng buộc.
Philippines, Australia đã lên tiếng ủng hộ duy trì quyền tự do hàng hải ở Biển Đông. Song các mối ràng buộc kinh tế và quan tâm khác vẫn là rào cản để các nước này một lòng cử tàu cùng tuần tra với Mỹ. Nếu Mỹ cương quyết thành lập một liên minh chống lại những yêu sách quá đáng trên Biển Đông, sự ủng hộ của các nước này chắc sẽ có những bước tiến.
Là một quốc gia luôn kêu gọi giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hoà bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển LHQ, Việt Nam chắc chắn sẽ hoan nghênh quyền tự do hàng hải của tàu quân sự nước ngoài đi bên ngoài giới hạn 500 m từ các công trình nhân tạo trên các bãi chỉ nổi khi thuỷ triều thấp nhất và không làm gì ảnh hưởng đến chủ quyền, an ninh và trật tự trên biển.
Các bình luận quốc tế đều nói nhiều khả năng va chạm dẫn tới xung đột và một bên sẽ phải nhượng bộ. Một số lo ngại TQ sẽ lấy cớ này để tăng cường quân sự hoá các đảo nhân tạo, tuyên bố lập Vùng nhận diện phòng không.
Mỹ đã đi một nước cờ cương quyết "xuất tượng đánh tốt" trong khi TQ sẽ sử dụng sở trường cờ vây hạn chế sức mạnh đối phương. Hành động của Mỹ buộc các nước liên quan trong đó có cả Mỹ đánh giá có lập trường rõ ràng hơn trong vấn đề Biển Đông.
Song nếu Mỹ không tiếp tục cương quyết và nhìn nhận thủ phạm chính gây nên bất ổn và ảnh hưởng đến quyền tự do hàng hải là đường lưỡi bò của TQ thì một khả năng hiện hữu, tình hình sẽ dẫn tới một "status quo" (nguyên trạng) mới so với năm 2002 - một thoả hiệp tôn trọng quyền tự do hàng hải và sự hiện diện của đảo nhân tạo.
Cuộc cờ trên Biển Đông không chỉ có Mỹ và TQ, hai đối thủ chính. Các nước nhỏ có quyền lợi trên Biển Đông đều mong muốn hoà bình, ổn định và sự tôn trọng luật pháp quốc tế, hành xử có trách nhiệm của các nước lớn. Thế giới đã đổi thay và việc bắt tay nhau bỏ qua quyền lợi các nước nhỏ không thể được lặp lại như lịch sử trong khu vực này. Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam và mọi bất đồng tranh chấp trên Biển phải tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước luật biển 1982
Theo VietNamNet
Không ngại gia tăng căng thẳng với Trung Quốc, Mỹ quyết vào Biển Đông Việc Mỹ sắp đưa tàu hoặc máy bay chiến đấu tuần tra gần các đảo bị Trung Quốc cải tạo phi pháp ở Biển Đông sẽ khiến quan hệ Mỹ-Trung thêm sóng gió. Sẽ tiến hành nhưng khó thường xuyên Reuters dẫn lời các chuyên gia an ninh khẳng định, việc tuần tra mà Mỹ tuyên bố "nhằm bảo vệ tự do hàng...