Học giả Mỹ: Thôn tính Biển Đông là âm mưu xuyên xuốt từ Mao Trạch Đông
Rõ ràng Bắc Kinh có ý định đánh chiếm và phái quân cắm chân thành các tiền đồn mới với mục đích kiểm soát …
Michael Pillsbury, chuyên gia tư vấn của Lầu Năm Góc về Trung Quốc.
Tờ Free Beacon ngày 26/2 đưa tin, Bắc Kinh đã từ chối yêu cầu của Washington về việc Trung Quốc cần dừng các hoạt động xây dựng cải tạo bất hợp pháp trên một số bãi đá trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam – PV). Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel đã thúc giục các quan chức Trung Quốc nhanh chóng dừng ngay các hoạt động phi pháp này ở Biển Đông trong chuyến công du Bắc Kinh. Nguồn tin quen thuộc với các cuộc đàm phán cho biết, Bắc Kinh từ chối thẳng thừng yêu cầu này của Mỹ ngay trên bàn đàm phán.
Cuộc họp Mỹ – Trung diễn ra hôm 10/2 giữa ông Danile Russel với người đồng cấp Trung Quốc Trịnh Trạch Quang. Trước đó hôm 29/1, Dương Vũ Quân người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc còn lên giọng tuyên bố với báo giới, việc xây dựng cải tạo trên các bãi đá, rặng san hô ở Trường Sa các nước “không có quyền bàn ra nói vào”?!
Russel đã không đưa ra bình luận gì về thái độ này của Bắc Kinh, nhưng ông nói với The Wall Street Jounal rằng Hoa Kỳ muốn Trung Quốc phải dừng ngay hoạt động xây đảo nhân tạo. “Nó gây bất ổn và mâu thuẫn với các nội dung Trung Quốc đã cam kết với ASEAN”, ông Russel cho biết.
Hôm 19/2, Hoa Xuân Oánh – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại nói với truyền thông bằng giọng điệu tương tự: “Bên thứ 3 nên bớt nói và dừng quấy rối”, ám chỉ những phát biểu của Daniel Russel tại Manila, quan ngại về các hoạt động leo thang của Trung Quốc trong khu vực. Rep J. Randy Forbes, Chủ tịch Tiểu ban và là chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc thuộc Ủy ban Quân vụ quốc hội Hoa Kỳ cho rằng, Lầu Năm Góc nên xem xét lại cam kết hợp tác mạnh mẽ với quân đội Trung Quốc bởi những hành động đơn phương leo thang của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Video đang HOT
“Xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông để tiếp tục yêu sách lãnh thổ của họ đơn giản chỉ là một sự tiếp tục coi thường các chuẩn mực quốc tế và từ chối giải quyết tranh chấp lãnh thổ một cách có trách nhiệm từ phía Trung Quốc”, Forbes bình luận. “Tôi tin rằng Bộ Quốc phòng cần phải đánh giá lại kế hoạch của mình trong việc trao đổi hợp tác quân sự trong tương lai với Bắc Kinh bởi các hành vi khiêu khích của Trung Quốc trong khu vực”, Forbes nói.
Tuy nhiên bất chấp những hành động gây hấn của Trung Quốc, những tháng qua Lầu Năm Góc đã không thu nhỏ phạm vi trao đổi quân sự với Bắc Kinh. Hải quân Trung Quốc đã được mời tham gia tập trận hải quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu gọi là RIMPAC năm ngoái. Gần đây quân đội 2 nước cũng “trao đổi kinh nghiệm ứng phó thiên tai” tại Hải Nam, và tháng 3 tới Trung Quốc sẽ tham gia tập trận Hổ Mang Vàng chung với Mỹ ở Thái Lan.
Ảnh chụp vệ tinh đảo nhân tạo phi pháp Trung Quốc xây dựng trên đá Gạc Ma hôm 15/11/2014. Ảnh: CSIS.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Jeff Pool cho biết: “Chúng tôi không nhận được thông báo nào về việc thay đổi quan hệ với quân đội Trung Quốc trong thời điểm này”. Sự tích tụ quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông khiến một số quan chức Lầu Năm Góc lo ngại, nó được đẩy mạnh mấy năm qua dưới thời Tập Cận Bình.
“Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể được thuyết phục dừng hoạt động xây dựng này nếu Quốc hội và Tổng thống Mỹ gây áp lực lên Bắc Kinh. Tuy nhiên cái gọi là &’những người bạn của Trung Quốc’ có xu hướng cản trở những hành động như vậy”, Michael Pillsbury, một chuyên gia tư vấn của Lầu Năm Góc về Trung Quốc cho biết.
Pillsbury còn là Giám đốc Trung tâm Chiến lược Trung Quốc tại Viện Hudson. Ông cho rằng, thôn tính Biển Đông là một kế hoạch dài hạn được Mao Trạch Đông khơi mào đầu tiên nhằm giúp Trung Quốc vượt mặt Mỹ làm bá chủ toàn cầu.
John Tkacik, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng tham vọng của Bắc Kinh kiểm soát toàn bộ Biển Đông đã trở thành mục tiêu lâu dài của các thế hệ lãnh đạo Trung Nam Hải từ thời lập quốc. Trung Quốc bắt đầu xâm lược và đánh chiếm các đảo trên Biển Đông trong năm 1974 và tiếp tục cho đến nay. “Trong 15 năm qua Trung Quốc đã bắt tay vào chiến lược mới này nhằm xây dựng đảo nhân tạo quy mô lớn để thúc đẩy yêu sách (vô lý, phi pháp) của họ không chỉ với quần đảo mà là gần như toàn bộ BIển Đông”, Tkacik bình luận.
“Rõ ràng Bắc Kinh có ý định đánh chiếm và phái quân cắm chân thành các tiền đồn mới với mục đích kiểm soát hàng hải, thủy sản, các hoạt động thăm dò khai thác tài nguyên khoáng sản dưới đáy biển, các tuyến giao thông hàng hải huyết mạch quốc tế”, John Tkacik cho biết. Việc xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa là có ý đồ đặt toàn bộ tuyến hàng hải trọng yếu này dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh.
Tuy nhiên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Tony Blinken thì không đả động gì đến phản đối của Trung Quốc trong bài phát biểu tại Tokyo sau khi ông ghé Bắc Kinh. Thay vào đó ông cho biết hợp tác Mỹ – Trung đã phát triển sâu sắc và mở rộng hơn.
Nhưng Blinken cũng lưu ý rằng hai bên bất đồng quan điểm trong vấn đề an ninh hàng hải. “Tự do thương mại đòi hỏi tự do hàng hải cho các tàu đi qua. Nhu cầu của doanh nghiệp cần được ưu tiên hơn những cuộc xung đột trên những bãi đá, bãi cát ngầm”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết.
Theo Giáo Dục
"Không ai mong đánh bại Trung Quốc, nhưng sẽ đau nếu để Bắc Kinh xâm phạm"
Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines tuyên bố: "Trung Quốc đang có hành vi trộm cắp lớn. Không ai chấp nhận...
Thẩm phán tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio.
Bloomberg ngày 12/2 dẫn lời Thẩm phán tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio bình luận, Trung Quốc phải tuân thủ bất kỳ phán quyết nào của tòa án xung quanh vụ Philippines kiện đường lưỡi bò Bắc Kinh vạch ra ở Biển Đông ngay cả khi họ từ chối tham gia phiên tòa. "Nếu Trung Quốc không tham dự cũng không quan trọng, phiên tòa vẫn sẽ diễn ra. Chúng tôi không muốn bất kỳ ai, bất kỳ nhà nước nào sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp này", Carpio nói với Bloomberg TV.
Philippines hy vọng Trung Quốc tuân thủ bất kỳ phán quyết nào do tòa án phán quyết dù Bắc Kinh có tham gia hay không. "Tôi nghĩ rằng dư luận thế giới sẽ đứng về phía chúng tôi, và tôi không nghĩ rằng sẽ có bất kỳ nước nào trên thế giới có thể vi phạm luật pháp quốc tế trong thời gian dài, đặc biệt là khi đã có phán quyết của một tòa án quốc tế có thẩm quyền", ông Carpio nói.
Trung Quốc đồng ý "tham vấn" một bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) hồi tháng 7/2013 với ASEAN, nhưng đã có rất ít tiến triển kể từ đó. Mọi người cảm thấy Trung Quốc luôn không vội trong việc hoàn thiện COC. Carpio cho biết: "Chúng tôi hy vọng rằng việc hoàn tất COC có thể được thực hiện sớm". Philippines đã nỗ lực tìm cách giải quyết tranh chấp với Bắc Kinh bằng con đường đàm phán suốt 17 năm trời, nhưng không có bất kỳ tiến triển nào.
Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines tuyên bố: "Trung Quốc đang có hành vi trộm cắp lớn. Không ai chấp nhận một nước có thể yêu sách &'chủ quyền' với gần như toàn bộ Biển Đông cho riêng mình. Carpio cho rằng một cuộc chạy đua vũ trang đang dấy lên ở Biển Đông sau khi Trung Quốc mở rộng sức mạnh hải quân của họ.
"Tất nhiên bạn không thể mong đợi đánh bại Trung Quốc. Nhưng bạn có thể phải đau đớn nếu để nước khác xâm phạm vào vùng biển của mình", Antonio Carpio nhấn mạnh.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc âm mưu lập 'chuỗi phòng thủ bán nguyệt' trên Thái Bình Dương Trung Quốc tích cực bồi đắp và quân sự hóa các đảo tại Biển Đông và Hoa Đông là nhằm hình thành một chuỗi phòng thủ hình bán nguyệt trên biển, kéo dài suốt vùng biển khu vực Đông Á, các chuyên gia nhận định. Hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở bãi đá Chữ Thập hôm 14/11. Ảnh: IHS Jane's Gần...