Học giả Mỹ: Lợi thế của Việt Nam là công luận quốc tế
Đánh giá về việc đối phó với hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc khi đặt giàn khoan Hải Dương 981 và điều tàu chiến vào vùng nước chủ quyền của Việt Nam, Tiến sỹ Edward Miller, giảng viên về lịch sử quan hệ đối ngoại của Mỹ và lịch sử Việt Nam tại Đại học Dartmouth (bang New Hamshire), cho rằng lợi thế của Việt Nam trong cuộc đấu tranh với Trung Quốc hiện nay là sự ủng hộ của công luận quốc tế.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại New York, Tiến sỹ Edward Miller cho rằng trên khắp thế giới, rất nhiều người nhìn nhận Trung Quốc là một cường quốc hiếu chiến can thiệp và nỗ lực lợi dụng các quốc gia khác. Động thái của Trung Quốc tại Biển Đông vừa qua là một phần trong nỗ lực lợi dụng ưu thế trong lĩnh vực quân sự tại Biển Đông. Việc Trung Quốc đặt giàn khoan không vì mục đích kinh tế mà ẩn sau nó là động cơ chính trị. Tuy nhiên, cái giá mà Trung Quốc phải trả là danh tiếng trên vũ đài công luận quốc tế.
Tiến sỹ Edward Miller.
“Trong lĩnh vực công luận quốc tế, tôi cho rằng cảm tình đang thiên về phía Việt Nam. Nhiều người nhìn vào các hành động của Trung Quốc, không chỉ tại Biển Đông mà còn tại Biển Hoa Đông, và họ thấy rằng Trung Quốc đang theo đuổi mô hình bành trướng trên biển. Đây là điều khiến nhiều người rất trong cộng đồng quốc tế nghi ngờ Trung Quốc. Đó là lợi thế của Việt Nam trong việc huy động sự ủng hộ của quốc tế đối với cuộc khủng hoảng hiện nay”, ông Edward Miller nói.
Cũng theo Tiến sỹ Edward Miller, Việt Nam cần tập trung hơn nữa vào sự ủng hộ của công luận quốc tế, đồng thời việc sử dụng các thể chế pháp lý quốc tế cũng là bước đi mà Việt Nam có thể thực hiện. Biển Đông là nơi mà nhiều nước đều có lợi ích về thương mại và tự do hàng hải, do đó Việt Nam có thể tận dụng lợi thế để quốc tế hóa xung đột hiện nay nhằm gia tăng sức ép quốc tế đối với Trung Quốc. Tới nay, xung đột chủ yếu tập trung vào vấn đề lãnh thổ, và đây không phải là vấn đề quan trọng đối với các quốc gia trong ASEAN nói chung và với Mỹ nói riêng. Tuy nhiên, thương mại và tự do hàng hải là vấn đề quan trọng, và đó là lĩnh vực mà Việt Nam cần nhấn mạnh với ASEAN và với quốc tế.
Video đang HOT
Đánh giá về việc sử dụng sức mạnh quân sự trong khẳng định chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, ông Edward Miller cho rằng một số nhà lãnh đạo Trung Quốc nhìn nhận trận hải chiến năm 1974 (Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam) là biểu tượng thành công trong chính sách của họ. Chính sách ngày nay của Trung Quốc dưới nhiều góc nhìn là sự mở rộng bài học mà họ rút ra từ cuộc chiến đó, đó là việc sử dụng sức mạnh để giành quyền kiểm soát. Tiến sỹ Edward Miller cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục hành động như vậy, tiếp tục sử dụng lực lượng quân sự theo một cách có chủ ý, có sự tính toán để dần dần thay đổi hiện trạng.
Đánh giá về vai trò can dự của Mỹ đối với các tranh chấp trên biển tại khu vực, ông Edward Miller cho rằng Mỹ không quan tâm tới tranh chấp chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng Mỹ có lợi ích lớn và rất quan tâm tới vấn đề tự do hàng hải và giao thương trên Biển Đông. Các nhà lãnh đạo Mỹ đã hết sức quan ngại về hành động của Trung Quốc, và vì thế đây cũng là cơ hội để Việt Nam có thể tận dụng sự ủng hộ của Mỹ trong các nỗ lực đa phương nhằm gia tăng sức ép với Trung Quốc.
Theo Tiến sỹ Edward Miller, Việt Nam cần phải chuẩn bị trước phương án đối phó vì nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục hành động sử dụng giàn khoan trong tương lai. “Tôi cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục hành động tương tự trong tương lai. Việc khoan dầu chỉ có thể thực hiện vào thời điểm nhất định trong năm do yếu tố thời tiết và nguy cơ bão. Tôi cho rằng hành động tương tự sẽ diễn ra vào mùa Hè năm tới, vì thế Việt Nam cần phải chuẩn bị cho điều đó”, ông Edward Miller nhận định.
Theo Lê Dương – Quang Tuyến
TTXVN/Baotintuc.vn
Đối sách trước kiểu chơi cù cưa của Trung Quốc
Trung Quốc đang tiếp tục sử dụng chiến thuật cù cưa để hiện thực hóa mưu đồ xâm chiếm vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Diễn biến trên thực địa cho thấy Trung Quốc (TQ) sẽ tiếp tục chiến thuật cù cưa bằng việc duy trì giàn khoan phi pháp - Hải Dương 981 và một lượng đông đảo tàu bảo vệ. Qua đó, TQ muốn ngụy tạo bằng chứng cho việc thực thi cái gọi là chủ quyền của TQ ở khu vực vốn hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam (VN) và dần dần hiện thực hóa mưu đồ xâm chiếm của mình ở biển Đông.
Chú ý âm mưu mới khi mùa mưa bão tới
Trước những toan tính đầy nguy hiểm đó, Trung tướng Mai Xuân Vĩnh, nguyên Tư lệnh quân chủng Hải quân VN, chỉ rõ: "Ta không có ảo tưởng TQ có thiện chí để giải quyết vấn đề trong lúc này, trừ khi họ tuyên bố hoạt động thăm dò chấm dứt nên rút giàn khoan. Hành động xâm lấn, bành trướng của họ đã thành hệ thống không có gì mới lạ". Tướng Vĩnh cho rằng nhận diện điều này để tỏ rõ quyết tâm của VN là ta không sợ, không vì thiệt hại một số tàu thuyền vừa rồi mà nao núng trước sự ngang ngược của TQ. "Chúng ta phải tiếp tục đấu tranh hòa bình kiên trì, kiên quyết với tư thế người làm chủ thì nhất định chúng ta sẽ thắng" - tướng Vĩnh nói.
Với những diễn biến ngày càng phức tạp tại thực địa quanh khu vực giàn khoan TQ đặt trái phép trong vùng biển chủ quyền của VN, tướng Vĩnh lưu ý: Thời gian tới, diễn biến về khí hậu, thời tiết trên biển sẽ khó lường, cho nên VN cần chuẩn bị các phương án tối ưu để đối phó với âm mưu mới của TQ. Cụ thể, TQ sẽ lợi dụng tàu thuyền lớn để duy trì sự có mặt tại vùng chủ quyền VN, ngược lại tàu thuyền của ta nhỏ hơn nên khó hiện diện để cản trở sự xâm lấn của họ.
"Ta không bao giờ gây sự trước nhưng trước sự hung hăng, bất chấp của TQ thì các lực lượng của ta cần luôn đặt ở tư thế sẵn sàng để đáp trả họ đích đáng" - tướng Vĩnh góp ý.
TQ đang tiếp tục sử dụng chiến thuật cù cưa để hiện thực hóa mưu đồ xâm chiếm vùng biển chủ quyền của VN.
Gia tăng khiêu khích quân sự?
Chuẩn đô đốc Hải quân Lê Kế Lâm cũng cho rằng diễn tiến của sự vụ này cho thấy TQ đang muốn mở rộng và mặc định vùng đặc quyền, thềm lục địa từ cái mà họ tự cho mình có chủ quyền ở Hoàng Sa - quần đảo TQ đã cưỡng chiếm và chiếm đóng trái phép của VN trong mấy chục năm qua. Đồng thời với việc thể hiện rằng mình có hoạt động kinh tế ở khu vực này qua việc áp đặt giàn khoan trái phép, TQ tiến hành xua một lượng lớn tàu cá ồ ạt vào đánh bắt ở vùng biển này để hợp thức hóa cho sự xâm chiếm trái phép đó. Khi tàu cá VN đánh bắt ở khu vực này thì TQ sẽ cho tàu cản trở, tấn công và lu loa lên rằng tàu cá VN vi phạm.
Trước tình hình này, Thiếu tướng Lê Kế Lâm cho rằng cần huy động ngư dân tiếp tục kiên trì bám ngư trường truyền thống của mình, vươn khơi đánh cá. Các hoạt động đánh bắt của ngư dân phải được tổ chức chặt chẽ và được hỗ trợ, khuyến khích để ngư dân không run sợ trước sự hung hăng, hiếu chiến của tàu chấp pháp và tàu cá TQ. Các lực lượng thực thi pháp luật của VN trên biển phải bảo vệ, hỗ trợ ngư dân ở các ngư trường truyền thống của mình. "Khi đó, nếu tàu TQ cố tình va đâm thì ta càng có bằng chứng để tố họ trước công luận quốc tế về sự bạo ngược, phi pháp của TQ" - tướng Vĩnh góp ý thêm.
Với chiến thuật khiêu khích quân sự của TQ, tướng Lâm phân tích: "TQ đang cố tình khiêu khích để VN sử dụng lực lượng vũ trang. Đây là bẫy của TQ cố tạo ra trong thời gian hơn một tháng qua trên biển. Và họ đang tiếp tục điều thêm tàu quân sự ra khu vực giàn khoan trái phép là muốn đẩy mạnh sự khiêu khích đó". Theo tướng Lâm, hành động khiêu khích của TQ là nhằm tổ chức các trận đánh với quy mô nhất định để không chịu nhiều thiệt hại, ngược lại sẽ gây tổn thất cho các lực lượng của ta để toan tính những thủ đoạn lâu dài hơn ở biển Đông. Vì thế, các lực lượng của VN cần hết sức bình tĩnh, khéo léo, tránh mắc bẫy của TQ.
Theo Phong Điền
PLTPHCM
Trung Quốc vu vạ Việt Nam ở Liên Hợp Quốc Trung Quốc đang có những hành động ngày càng trơ trẽn hơn để biện hộ cho hành động ngang ngược của họ ở Biển Đông. Tờ Washington Post đưa tin, ngày 9/6, Trung Quốc đã gửi văn bản cáo buộc Việt Nam xâm phạm chủ quyền và gây ảnh hưởng đến hoạt động khoan dầu hợp pháp (?) của một công ty Trung...