Học giả Mỹ: Đừng thấy Putin lịch thiệp mà tưởng bở
Xin giới thiệu hai bài báo có một số nội dung liên quan của hai học giả Mỹ: Paul Robert, nguyên Thứ trưởng Bộ tài chính Mỹ và Tiến sỹ Gilbert Doctorow.
Bài đăng trên báo “Svobodnaia Pressa” ngày 7/2/2019 với tiêu đề nguyên văn: “Putin làm Phương Tây thất vọng: Ông không dọa chôn ai và cũng không đem “Kuzma’s mother” ra dọa ai (“Kuzma’s mother”- câu đe dọa trong tiếng Nga- tạm hiểu: sẽ cho “chúng mày” một bài học-ND).
Các ảnh trong bài là của tác giả.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Aleksey Druzinhin/TASS)
1. Bài một của Paul Robert Craig
Bài báo được dẫn dưới đây (ở phần sau-ND) của Gilbert Dotorow đã nhắc lại những quan ngại riêng của cá nhân mà tôi đã từng trình bày nhiều lần trước đây liên quan đến sự kiềm chế thái quá của Putin trước những sự khiêu khích quá đáng (của Mỹ và Phương Tây).
Tôi khâm phục Putin vì sự nhẫn nhịn đáng kinh ngạc của ông- các chính khách Phương Tây đồng nghiệp của ông chưa bao giờ có được một phẩm chất như vậy. Tuy vậy, tôi cũng thấy cực kỳ lo lắng bởi vì chính cái sự kiềm chế thái quá đó tuy có thể ngăn chặn chiến tranh nhưng cũng lại có thể dẫn đến chiến tranh.
Video đang HOT
Rất nhiều nhà sử học chuyên nghiên cứu nhũng vấn đề liên quan đến Chiến tranh Thế giới Thứ hai đã khẳng định rằng chính những ý định tốt đẹp của Thủ tướng Anh Chemberlen khi đó muốn tháo ngòi nổ các tình huống xung đột trong khi lẽ ra cần phải có một lập trường thật cứng rắn đã khuyến khích Hitler đi quá xa như vậy (phát động Thế chiến hai-ND).
Tiến sỹ Doctorow, dĩ nhiên, đã rất đúng khi cho rằng không có một chính khách Phương Tây nào dám nói về bất cứ một nhà lãnh đạo Xô Viết (trước đây) nào đó theo cái cách như (ông ta) đang dùng để nói về Putin.
Họ (các chính khách Phương Tây) cũng sẽ không nói chuyện với bất kỳ một nhà lãnh đạo Xô Viết nào với cái tông giọng mà họ đã (dùng) để nói (chuyện) với Putin. Mọi sự đã bị đẩy lên đến ngưỡng thậm vô lý:
Chính phủ Anh mới đây tuyên bố là họ đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh chống Nga. Dưới thời Xô Viết thì không một chính phủ nào của nước Anh lại dám đưa ra những tuyên bố vừa mang tính khiêu khích nhưng lại vừa ngu xuẩn đến mức như vậy.
Nước Nga đủ sức thổi bay nước Anh khỏi bề mặt Trái Đất chỉ trong vài phút, thế mà Bộ trưởng quốc phòng Ạnh lại dám huyên thuyên là nước Anh đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh chống Nga!
Putin- (là) nhà lãnh đạo thông minh, lịch thiệp, nhã nhặn, khôn khéo,- thế giới Phương Tây không có được một nhà lãnh đạo nào tương tự như vậy.
Ông (Putin)- là nhà lãnh đạo chính trị duy nhất trên thế giới có thể đứng nhiều giờ liền trước đám đông các phóng viên, chủ yếu là những người có thái độ thù địch (với Nga) và trả lời từng câu hỏi một, không né tránh lươn lẹo, không liếc nhìn các gạch đầu dòng có sẵn trên tờ giấy và cũng không cần phải nghiêng đầu lắng nghe những câu rỉ tai mách bài của các trợ lý.
V.Putin xứng đáng được tất cả tôn trọng. Nhưng thay vào đó thì ông ấy cùng với nước Nga đang bị cả một chiến dịch bôi nhọ có tổ chức chặt chẽ tấn công. Cách hành xử như vậy (đối với Putin) làm sao có thể góp phần duy trì hòa bình trên thế giới được?
Trong một thời đại khi có sự hiện diện của những loại vũ khí hạt nhân mạnh khủng khiếp như thời đại chúng ta hiện nay, lấy cái gì để có thể bào chữa được cho cách hành xử vô trách nhiệm như vậy của Phương Tây?
Doctorow có nói rằng Putin- một con người cực khôn khéo nên có khả năng tự kiểm chế cảm xúc của mình mạnh đến nỗi chưa từng một ai đó, có lúc nào đó lại phải sợ rằng ông ấy có thể tỏ ra mình bị xúc phạm.
Nhưng tình trạng này không thể kéo dài mãi. Sớm hay muộn thì Putin cũng sẽ buộc phải hoặc là có một lập trường cứng rắn, hoặc là sẽ đánh mất- nếu không phải là chủ quyền của Nga thì sẽ là (mất) sự ủng hộ của dân chúng Nga dành cho ông.
Nếu như Putin chần chừ quá lâu, thì có khả năng là đến khi ông có được một lập trường cứng rắn thì vào thời điểm đó những chính khách- ngu xuẩn trong “giới lãnh đạo Phương Tây” đã đánh trống chiến tranh (xung trận) to đến nỗi không còn có thể bắt chúng (những tiếng trống chiến tranh đó) im bặt lại được nữa.
Sự ngu xuẩn của Washington còn quá “vĩ đại” vì một nguyên nhân khác nữa. Washington cho rằng những biện pháp cấm vận, bôi nhọ và cô lập Nước Nga của Putin sẽ dẫn tới việc Putin bị lật đổ. Cũng có thể như vậy.
Nhưng nhân dân Nga và Các lực lượng vũ trang Nga với tình cảm yêu nước đã bị xúc phạm của mình sẽ không cho phép đưa những kẻ bù nhin của Washington lên nắm quyền lực để thay thế Putin.
Cách làm như vậy (của Washington) chắc chắn hơn cả sẽ dẫn tới việc đưa một người Nga khác yêu nước Nga, nhưng có khả năng tự kiềm chế kém hơn Putin lên đỉnh cao quyền lực và người đó sẽ sử dụng sức mạnh của nước Nga để trừng phạt những kẻ đã từng phỉ bảng, mạt sát nước Nga.
Và cả hai bước đi trên đều dẫn tới chiến tranh và cái chết của tất cả chúng ta.
Paul Craig Roberts, Tiến sỹ kinh tế, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ phụ trách chính sách kinh tế Chính quyền Tống thống Ronald Reagan, nguyên Tổng biên tập kiêm nhà bình luận báo Wall Street Journal, tạp chí “Businessweek” và Hãng thông tấn “Scripps Howard News Service “…..Tác giả nhiều cuốn sách về các vấn đề thế giới hiện đại.
Theo Datviet
Nga triệu Đại sứ Nhật Bản liên quan tới quần đảo tranh chấp
Ngày 9/1, Bộ Ngoại giao Nga đã triệu Đại sứ Nhật Bản tại nước này, ông Toyohisa Kozuki, để lưu ý về những phát biểu chính thức gần đây của giới chức Tokyo liên quan tới hiệp ước hòa bình với Moskva.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Bộ Ngoại giao Nga đã lưu ý những phát ngôn cho rằng Nga cần phải chuẩn bị cho các công dân nước này trước việc trao trả Nhật Bản quần đảo mà Tokyo gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc, trong khi Moskva gọi là Nam Kuril, và những phát ngôn về việc bỏ qua yêu cầu bồi thường từ phía Nga.
Tuyên bố của bộ trên nhấn mạnh các phát biểu này đã xuyên tạc bản chất thỏa thuận giữa các nhà lãnh đạo của Nga và Nhật Bản về đẩy nhanh tiến trình đàm phán dựa trên cơ sở Tuyên bố chung năm 1956, đồng thời "đánh lạc hướng dư luận" về nội dung các cuộc đàm phán.
Cũng theo Bộ Ngoại giao Nga, trong cuộc gặp Đại sứ Kozuki, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov khẳng định Moskva vẫn giữ nguyên lập trường của mình. Vấn đề hiệp ước hòa bình có thể chỉ được giải quyết trong điều kiện bầu không khí mới có chất lượng trong quan hệ Nga - Nhật Bản. Giải pháp phải được nhân dân hai nước ủng hộ và được dựa trên sự thừa nhận vô điều kiện của Tokyo đối với kết quả đầy đủ của Chiến tranh Thế giới thứ Hai, trong đó có việc thừa nhận chủ quyền của Nga đối với quần đảo trên.
Trước đó, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Asahi, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhấn mạnh Tokyo có tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này, nhưng không có ý định trục xuất người Nga đang sinh sống tại đó. Chính phủ Nhật Bản dự định đề xuất với Nga từ bỏ các yêu sách bồi thường lẫn nhau liên quan đến 4 hòn đảo thuộc quần đảo này.
Trong hàng chục năm qua, Nga và Nhật Bản đã tìm cách tiến tới ký kết hiệp ước hòa bình sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Tuy nhiên, trở ngại chính lại liên quan tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo tranh chấp Nam Kuril/Vùng lãnh thổ phương Bắc.
Quần đảo này gồm 4 hòn đảo mà Nga lần lượt gọi là Iturup, Kunashir, Khabomai và Shicotan, còn Nhật Bản gọi là Etorofu, Kunashiri, Habomai và Shikotan. Vấn đề tranh chấp lãnh thổ này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ ngoại giao và thương mại song phương. Gần đây, hai nước đều thể hiện thiện chí giải quyết tranh chấp thông qua thúc đẩy các hoạt động kinh tế chung tại quần đảo trên.
Hồi tháng 11/2018, Thủ tướng Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhất trí đẩy nhanh các cuộc đàm phán trên cơ sở một tuyên bố chung năm 1956, theo đó Moskva đồng ý trao trả hai đảo nhỏ hơn trong nhóm đảo trên cho Tokyo sau khi một hiệp ước hòa bình được ký kết. Theo truyền thông Nga, Thủ tướng Abe dự kiến sẽ thăm nước này vào ngày 21/1 tới và tiến hành các cuộc hội đàm với Tổng thống Putin.
Theo Dương Trí (TTXVN)
Hé lộ lí do Nga quyết tâm bắt nghi phạm gián điệp Mỹ ở Moscow Phát biểu tại cuộc họp báo ở TP Ise hôm 4/1, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết ông mong muốn sớm ký kết hiệp ước hòa bình từ Thế chiến thứ hai với Nga. Ngày 4/1, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thông báo sẽ thăm Moscow vào cuối tháng này nhằm thảo luận tiến tới ký kết hiệp ước hòa...