Học giả Mỹ bày kế “hạ” Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Luttwak đề xuất phương án gây áp lực địa chính trị chiến lược lên Trung Quốc, đánh quỵ kinh tế của đại lục đến cấp độ không còn có thể gây ra các mối đe dọa, loại bỏ khả năng Trung Quốc thống trị thị trường thế giới.

Tác giả người Mỹ, một chuyên gia trong lĩnh vực chiến lược Edward Luttwak đã phân tích và bày kế khống chế Trung Quốc trong cuốn “Sự trỗi dậy của Trung Quốc đi ngược logic chiến lược phát triển đã đưa ra những phân tích và luận điểm rất đáng chú ý về Trung Quốc.

Học giả Mỹ bày kế hạ Trung Quốc - Hình 1

Trung Quốc ‘quá tự phụ’

E. Luttwak, một chuyên viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies), trên quan điểm cá nhân của mình và cũng là một quan điểm khá độc đáo trong cuộc tranh luận về làm thế nào để kiềm chế “nguy cơ Trung Quốc”.

Luttwak tin rằng hiện tượng tăng trưởng địa chính trị của Trung Quốc trên ba vị trí cơ bản – kinh tế, sức mạnh quân sự và ảnh hưởng chính trị và ngoại giao – không thể tiếp tục mãi mãi và chắc chắn sẽ gây ra phản ứng từ các nước khác. Những nước này nhận thức được rằng sự phát triển tiềm lực quốc gia hùng mạnh của Trung Quốc đi cùng với việc thiết lập quyền kiểm soát và ảnh hưởng – đầu tiên ở châu Á và sau đó là trên quy mô toàn cầu.

Theo Luttwak, quyết định đúng đắn nhất của Trung Quốc là tự kiềm chế: Bắc Kinh duy trì một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhưng loại trừ khả năng tăng cường tương xứng về sức mạnh quân sự và ảnh hưởng chính trị. Chỉ theo phương án này, Trung Quốc có thể giảm thiểu những lo ngại của các nước khác và tránh bị đối đầu với một liên minh phản đối mạnh, tương tự như liên minh chống lại Đức vào đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, tác giả tin tưởng rằng, đợi cho Trung Quốc có một một tầm nhìn chiến lược như vậy là không thể.

Nguyên nhân chính của vấn đề này – tính tự phụ quá lớn của một siêu cường – tự phụ của một siêu cường được hiểu như là sự tập trung tối đa cho các công việc nội bộ và không hề quan tâm đến những gì đang xảy ra bên ngoài biên giới. Tính tự phụ còn được thể hiện ở trong lĩnh vực đối ngoại, các lãnh đạo hoàn toàn không muốn nghe và không muốn biết, các nước láng giềng họ nghĩ gì về mình. Căn bệnh tự phụ này là bản chất của các siêu cường – nước lớn như Mỹ, Nga, Ấn Độ. Nhưng với Trung Quốc, nó đặc biệt nghiêm trọng.

Trung Quốc đã quá tự phụ với sức mạnh của mình và say sưa với ‘giấc mơ Trung Hoa’. Ảnh: Nhà lãnh đạo Tập Cận Bình thị sát quân đội sau khi trở thành người đứng đầu nhà nước

Học giả Mỹ bày kế hạ Trung Quốc - Hình 2

Học giả Mỹ đánh giá Trung Quốc đã quá tự phụ với sức mạnh của mình và say sưa với ‘giấc mơ Trung Hoa’. Ảnh: Ông Tập Cận Bình thị sát quân đội sau khi trở thành người đứng đầu nhà nước.

Thứ nhất: Chính quyền Trung Quốc tập trung toàn bộ sự quan tâm của mình đối với những nguy cơ có thể đe dọa đến nền chuyên chính của giai cấp. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không có quá nhiều thời gian và sức lực để nghiên cứu và phân tính những tiến trình phát triển của thế giới.

Thứ hai: Ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền thống lịch sử – Trung Quốc tự coi mình là nước lớn và là trung tâm của thế giới, các nước láng giềng quanh đại lục được nhìn nhận như những nước nhược tiểu. Truyền thống này đã định hướng các mối quan hệ nước ngoài từ rất lâu và ảnh hưởng trực tiếp đến ngày nay, đồng thời là trở ngại khiến Trung Quốc không nhìn nhận được các nước khác như các đối tượng bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Mặc dù có một nền văn hóa lâu đời, Trung Quốc rất thiếu kinh nghiệm trong các mối quan hệ quốc tế – đặc biệt là trong các quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước đối tác trong khu vực.

Thứ ba: Một trong những ảnh hưởng tai hại đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc là niềm tin vào những lý luận chiến lược của các học giả Trung Hoa cổ đại, một trong những tác phẩm đó là “Nghệ thuật chiến tranh” của Tôn Tử. Những bài học lý luận, được trình bày trong tác phẩm đó – được xây dựng trên nền tảng kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh trong nội bộ Trung Quốc ( có cùng ngôn ngữ, cùng văn hóa và tư duy chiến lược) đặc biệt trong thời kỳ “Chiến quốc” (thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên – 221 TCN).

Đạt đến giới hạn cuối cùng của chủ nghĩa thực dụng, luôn có xu hướng thúc đẩy giải quyết vấn đề bằng cách kích động một cuộc khủng hoảng, các kỹ thuật khác nhau của âm mưu và các thủ đoạn – những đặc điểm này và các đặc trưng khác của “Binh pháp Tôn tử” Trung Quốc có thể đạt hiệu quả trong bối cảnh của nền văn minh Trung Hoa, nhưng thường không đạt hiệu quả trong đối phó với các nền văn hóa và các dân tộc khác. Bằng chứng cho thấy rằng, huyền thoại về sự ưu việt của tư duy chiến lược và các chính sách đối nội, đối ngoại của Trung Quốc, tác giả Luttwak tin rằng thực tế là hơn một thiên niên kỷ, người Hán thực tế (người Trung Quốc) trong triều đại của mình chỉ trị vì có một phần ba thời gian. Các bộ tộc du mục dễ dàng xâm lược và đánh bại các triều đại Trung Quốc, những người tự hào là có tư duy “khôn khéo và đầy cơ mưu tầm chiến lược.”

Lầu Năm Góc: TQ là ‘đối tượng tác chiến số 1′

Video đang HOT

Sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc hiện đại và quan điểm cứng rắn không khoan nhượng của Bắc Kình về nhiều vấn đề (đặc biệt là trong các tranh chấp ở biển Hoa Đông và Biển Đông) đã dẫn đến thực tế là chống lại Bắc Kinh bắt đầu hình thành một liên minh không chính thức, trong đó bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, Đông Nam Á và các nước Châu Á -Thái Bình Dương khác. Hoa Kỳ, tất nhiên cũng tham gia vào liên minh và là động lực mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên, Luttwak tin rằng sự hình thành của liên minh này không có quá nhiều xúi giục từ phía Washington. Những nước tham gia năng động nhất là nước láng giềng bị o ép của Trung Quốc.

Học giả Mỹ bày kế hạ Trung Quốc - Hình 3

Chiến hạm Trung Quốc bắt đầu vươn ra Thái Bình Dương, thách thức vị thế thống trị của Mỹ lâu nay.

Học giả Mỹ bày kế hạ Trung Quốc - Hình 4

Trung Quốc đã và đang ráo riết phát triển vũ khí nhằm tiêu diệt các đội tàu sân bay Mỹ.

Trong một quan điểm, Úc đóng vai trò của một trong những nước khởi xướng và dẫn dắt chính sách ngoại giao đa phương chống Trung Quốc. Việt Nam là đất nước có lịch sử dân tộc chống ngoại xâm phương Bắc trong nhiều thế kỷ. Quan điểm phản kháng cũng được Mông Cổ duy trì quyết liệt và nhận thức được vấn đề không thể duy trì độc lập nếu rơi vào quỹ đạo ảnh hưởng của Trung Quốc.

Indonesia và Philippines được Luttwak trích dẫn như là ví dụ về các quốc gia, nửa đầu thập kỷ 1990 đã sẵn sàng làm bạn với Trung Quốc, nhưng sang đến thập kỷ 2000 đã kiên quyết phản đối Trung Quốc – mà đó là lỗi của Bắc Kinh, khi cách cư xử của quốc gia này trên Biển Đông trở nên không thể chấp nhận.

Câu chuyện đối ngoại chính trị tương tự cũng xảy ra với Nhật Bản trong mối quan hệ Trung Nhật. Không lâu lắm, vào khoảng năm 2009, khi đảng Dân chủ Nhật Bản lên nắm quyền, có cảm giác rằng Tokyo đang chuyển hướng dần về phía Trung Quốc và có thể nói là, âm thầm rơi vào tầm ảnh hưởng chiến lược của Trung Quốc. Nhưng những hành động gây căng thẳng do chính Trung Quốc tiến hành ở quần đảo Senkaku và trên biển Hoa Đông – Biển Đông đã gạch chéo lên tất cả mọi kế hoạch hợp tác hữu nghị và đẩy Nhật Bản về mối quan hệ ngày càng chặt chẽ hơn với Mỹ.

Học giả Mỹ bày kế hạ Trung Quốc - Hình 5

Căn cứ tàu ngầm của hải quân PLA ở Hải Nam.

Học giả Mỹ bày kế hạ Trung Quốc - Hình 6

Trung Quốc luôn mơ về các hạm đội viễn dương với các đội tàu sân bay thống trị đại dương như Mỹ.

Học giả Mỹ bày kế hạ Trung Quốc - Hình 7

Và tích cực phát triển ’sát thủ’ diệt tàu sân bay DF-21 nhằm đối phó tàu sân bay Mỹ.

Một ngoại lệ trong xu hướng phản kháng Trung Quốc lại là Hàn Quốc, theo quan điểm của tác giả cuốn sách này, Hàn Quốc luôn thể hiện “sự phụ thuộc” vào Bắc Kinh. Đã từ lâu Hàn Quốc đã quá coi trọng nền văn minh Trung Hoa và trên thực tế khá lệ thuộc Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế. Để duy trì được khả năng tiếp cận nền kinh tế Trung Quốc, Hàn Quốc đã làm mờ đi những quan hệ còn lại của chính mình. Luttwak đưa ra một dự đoán cho quan điểm chính trị của Hàn Quốc – đó là giải pháp “Thoát ly chiến lược”, cho rằng không thể xem xét Hàn Quốc là một đồng minh đáng tin cậy trong liên minh phản kháng Trung Quốc.

Không chỉ riêng đối với Hàn Quốc, ngay cả chính quyền Mỹ cũng còn xa mới đạt được sự đồng thuận chống những nguy cơ từ Trung Quốc. Tác giả Luttwak cho rằng, chính sách đối ngoại đối với Trung Quốc của Mỹ bị ảnh hưởng bởi 3 nhóm lợi ích: nhóm thứ nhất là Bộ Tài chính, nhóm thứ hai là Bộ Ngoại giao và nhóm thứ ba – Bộ quốc phòng Mỹ.

Bộ Tài chính đại diện cho nhóm lợi ích của phố Wall. Đối với nhiều tập đoàn kinh tế mạnh của Mỹ, thương mại với Trung Quốc là một nguồn lợi nhuận vô cùng lớn. Bỏ qua nguồn lợi này, các tập đoàn không sẵn sàng. Lợi nhuận trong quý tiếp theo của một năm tài chính quan trọng hơn lợi ích lâu dài của an ninh quốc gia. Vì vậy, Bộ Tài chính luôn có quan điểm thân thiện với Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao, đặc biệt là trong thời kỳ bà Hillary Clinton không phủ nhận tầm quan trọng hợp tác thương mại với Bắc Kinh, nhưng nhận định rằng, hầu hết các vấn đề lợi ích của Mỹ và Trung Quốc luôn luôi đối kháng lẫn nhau. Công bố chính sách đối ngoại của chính quyền Obama “Trở lại Châu Á – Thái Bình Dương”, theo Luttwak, không có gì khác hơn một chính sách đối ngoại chính trị nhằm ngăn chặn Trung Quốc.

Chính sách kiềm chế đối ngoại do Bộ Ngoại giao Mỹ tiến hành, được sự hỗ trợ bởi sức mạnh quân sự của Lầu Năm Góc. Bộ Quốc phòng Mỹ có quan điểm coi Trung Quốc là “kẻ thù chính” đồng thời lên kế hoạch tác chiến chiến lược, đưa ra các đơn đặt hàng vũ khí mới với quan điểm coi Trung Quốc là “đối tượng tác chiến số 1″.

Đánh quỵ bằng đòn phong tỏa

Tuy nhiên, tác giả Luttwak khẳng định, giải pháp quân sự để giải quyết vấn đề Trung Quốc là không thể được xét trên mọi góc độ, ngay cả trong trường hợp Quân đội Mỹ có ưu thế thống trị chiến trường. Trong kỷ nguyên của vũ khí hạt nhân, xung đột vũ trang giữa hai cường quốc quân sự có thể rất dễ dàng dẫn đến thảm họa toàn cầu.

Học giả Mỹ bày kế hạ Trung Quốc - Hình 8

Mỹ hoàn toàn có khả năng phong tỏa con đường huyết mạch trên biển của Trung Quốc. Nhưng nếu Trung Quốc duy trì tốt quan hệ chiến lược với Nga thì không có gì bảo đảm chiến lược phong tỏa sẽ thành công.

Từ những quan điểm và phân tích đánh giá đã nêu. Tác giả Luttwak đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết những nguy cơ từ phía Trung Quốc, mà theo tác giả là rất nghiêm trọng:

Giải pháp nhằm giải quyết vấn đề nguy cơ Trung Quốc, Luttwak đề xuất phương án gây áp lực địa chính trị chiến lược lên Trung Quốc, với mục đích làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của đại lục đến cấp độ không còn có thể gây ra các mối đe dọa, nhằm cân bằng lực lượng trên trường thế giới và loại bỏ khả năng Trung Quốc đạt được quyền thống trị thị trường thế giới. Mục tiêu đó có thể đạt được, nếu chặn được hàng hóa Trung Quốc trên các thị trường của các đối tác chính. Đồng thời với việc ngăn chặn khả năng Trung Quốc tiếp cận các tài nguyên khoáng sản và công nghệ, mang ý nghĩa sống còn với đời sống kinh tế Trung Quốc trong điều kiện hiện nay. Theo ông Luttwak đã có những dấu hiệu đối kháng đại lục trong lĩnh vực kinh tế: Úc cấm các công ty Trung Quốc mua các khu tài nguyên và nguyên liệu thô, Argentina và Brazil đã ra lệnh cấm các doanh nhân Trung Quốc mua các vùng đất đai nông nghiệp của họ, chính quyền Mỹ không cho phép các công ty Trung Quốc bỏ thầu trong các hợp đồng mua sắm công, v.v….

Tất nhiên, có thể gọi giải pháp đó là “phong tỏa kinh tế”, đòi hỏi rất nhiều thời gian, sức lực và quan hệ ngoại giao. Trong cái gọi là “phong tỏa địa chính trị Trung Hoa” vị trí then chốt đối với Mỹ lại chính là Nga. Luttwak đã nhận thấy một vấn đề khá rõ nét: Nếu người Mỹ và các đồng minh của họ tiến hành phong tỏa kinh tế Trung Quốc, vòng phong tỏa này sẽ không thành hiện thực nếu không có sự tham gia của Nga và các nước Trung Á, nằm trong tầm ảnh hưởng của Nga. Ngay cả trong trường hợp cứng rắn hơn, Mỹ phong tỏa quân sự đường biển, Trung Quốc vẫn có thể nhận được những nguồn nguyên liệu thô, năng lượng từ những đối tác Trung Á và châu Âu của họ.

Nếu tham gia phong tỏa kinh tế Trung Quốc có cả Nga và các nước Trung Á, thì nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ. Rõ ràng, trong liên mình đối kháng với Trung Quốc, Moscow đóng vai trò then chốt chiến lược. Về vấn đề này, nếu Nhật Bản coi như là một thành viên chống Trung Quốc, ông Luttwak cho rằng Nhật Bản nên bình thường hóa quan hệ với Nga và có những xem xét mang tính xây dựng cho tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Nam Kuril: Tranh chấp nhỏ phải nhường cho lợi ích lớn – một liên minh ngăn chặn Trung Quốc.

Học giả Mỹ bày kế hạ Trung Quốc - Hình 9

Trung Quốc rất cần Nga nhưng Nga chưa chắc đã cần Trung Quốc. Ảnh: Chủ tịch Tập Cận Bình đã chọn Nga là địa chỉ trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi nằm quyền lực tối cao.

Mặc dù không nói ra, nhưng rõ ràng logic Luttwak đã nhận định vị thế vô cùng quan trọng của Nga trong mối quan hệ địa chính trị của Trung Quốc trên bản đồ thế giới. Trung Quốc cần Nga như một đối tác chiến lược sống còn trong khi Nga thì không. Về nguyên tắc, Nga có thể loại bỏ khả năng hợp tác kinh tế với Trung Quốc, dù có những tổn thất lợi ích không hề nhỏ. Trung Quốc đứng vị trí hàng đầu trong kinh doanh thương mại với Nga, nhưng Nga hoàn toàn không mua và không có những lợi ích mang tính tồn vong từ Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, vấn đề thương mại thông suốt với Nga đóng vai trò sống còn có tính chiến lược trong hiện tại và tương lai.

Lịch sử thế giới đã chứng minh một chân lý mà Luttwak một lần nữa chứng minh lại: Trước nguy cơ một quốc gia trở thành một thế lực với những chính sách mang tính áp đặt ảnh hưởng cao, các quốc gia khác sẽ liên kết lại trong các hoạt động phản kháng hiệu quả. Trong trường hợp này có Trung Quốc.

Nhưng vấn đề tồn tại ở điểm, không phải lúc nào logic của sự cân bằng lực lượng cũng có ưu thế trước một thế lực áp đặt đơn cực. Trong lịch sử quan hệ thế giới không ít những ví dụ cho thấy, các quốc gia nhỏ hơn không chống lại được quyền lực ảnh hưởng của một cường quốc – thường là có nguyên nhân quan trọng – không có khả năng tổ chức được những hoạt động phản kháng tập thể (collective action problem) bản thân các nước thành viên cũng không có khả năng huy động các nguồn lực trong nước để đẩy lùi nguy cơ, cũng như sự không có sự chắc chắn về mối nguy hiểm chính đến từ hướng nào.

Từ góc nhìn của Luttwak cho thấy: sự trỗi dậy của Trung hoa đại lục trong giai đoạn gần đây đã gây lên những hoài nghi, lo lắng, và thậm chí sự phản kháng trong nhiều học giả, các nhà chính trí và các nhà lý luận chiến lược đối ngoại trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay. Giải pháp phong tỏa nền kinh tế Trung Quốc từ một góc độ nào đó, có thể phản ánh những quan điểm của các chính trị gia phương Tây.

Lịch sử các cuộc đầu tranh kinh tế – chính trị đương đại sau Đại chiến thế giới lần thứ II cho thấy những mâu thuẫn đối đầu và sự phát triển mạnh mẽ. Sự trỗi dậy của Trung Quốc có thể không khác gì hơn như một áp lực địa chính trị buộc các nước trong khu vực và trên thế giới có một quan điểm, một góc nhìn và sự phát triển mới. Tương tự như Ấn Độ, trước những áp lực của Trung Quốc trên biên giới và trên Ấn Độ Dương, Ấn Độ cũng có những giải pháp đáp trả mạnh mẽ, như xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh và sẵn sàng cho mọi hoạt động, từ đối ngoại chính trị đến đấu tranh vũ trang.

Theo Dantri

"Bắc Kinh tung ra một chiêu thức hiểm với Philippines"

Bắc Kinh đã nắm lấy luận đề "đại gia đình" mà mỗi người Trung Quốc đều hiểu để ràng buộc Đài Loan vào trò chơi của mình một cách tinh vi.

Bắc Kinh tung ra một chiêu thức hiểm với Philippines - Hình 1

Bắc Kinh cứng rắn đe dọa Manila về cái chết của ngư dân Đài Loan trên Biển Đông. Vụ việc này tạo cho Trung Quốc cơ hội chiếm 8 hòn đảo do Philippines kiểm soát thuộc quần đảo Trường Sa. Đó là tuyên bố của Tướng Trung Quốc La Viện trên báo Wen Wei Po ở Hong Kong. Giới phân tích quốc tế đánh giá viên tướng này là một trong những nhà hoạch định chiến lược quân sự uy tín của quân đội Trung Quốc.

Theo Đài Tiếng nói nước Nga, Bắc Kinh đã tung ra chiêu thức quân sự-chính trị rất hiểm - cả trong cuộc tranh chấp với Philippines xung quanh các đảo trên Biển Đông, cả trong việc lôi kéo Đài Loan xích lại gần mình. Bằng lời lẽ của viên tướng phát tín hiệu cho Manila, Trung Quốc đang xem xét tất cả phương tiện khả thi có thể để áp đặt chủ quyền đối với vùng biển đảo mà Bắc Kinh vẫn coi là của mình, trong đó không loại trừ phương án chiếm đoạt bằng vũ lực.

Có thể nói đây là bước ngoặt về nguyên tắc trong cuộc tranh chấp quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa giữa Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và cả Đài Loan. Trong đó, luận điệu rõ ràng là hiếu chiến, đậm nét tinh thần chủ nghĩa ái quốc và chủ nghĩa dân tộc. Việc người Philippines khai hỏa bắn vào tàu đánh cá Đài Loan tại khu vực tranh chấp Biển Đông và giết chết một ngư dân không chỉ đơn giản là sự khiêu khích chống Đài Loan, mà còn là sự khiêu khích chống lại toàn thể đại gia đình Trung Quốc, Tướng La Viện nhấn mạnh.

Chuyên gia Nga Andrei Vinogradov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Dự báo chính trị, cho rằng Bắc Kinh đã nắm lấy luận đề "đại gia đình" mà mỗi người Trung Quốc đều hiểu để ràng buộc Đài Loan vào trò chơi của mình một cách tinh vi.

Ông nhận xét: "Đối với Trung Quốc, trong tình huống này Đài Loan không chỉ thuần túy là một đồng minh tự nhiên, có quyền lợi máu thịt với việc làm cho những quần đảo này thuộc về Trung Quốc, như Bắc Kinh quan niệm. Đài Loan cũng có phần nhất định trong tham vọng hợp pháp hóa yêu sách chủ quyền đối với các đảo. Vì vậy, một cách tự nhiên là nếu Trung Hoa Đại lục và Đài Loan đạt thành công hợp nhất nỗ lực theo vấn đề với vùng lãnh thổ tranh chấp, thì hẳn cũng có khả năng đạt được giải pháp cho cuộc tranh chấp giữa họ với nhau, nghiêng về lợi ích cao hơn của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa."

Sự kiện một ngư dân Đài Loan bị giết chết đã tạo nguyên cớ cho Bắc Kinh cứng rắn ủng hộ tối hậu thư của chính quyền Đài Loan đòi hỏi Philippines đưa ra lời xin lỗi chính thức. Manila đã thực hiện động tác đó khá muộn màng, tới ngày 15/5 mới lên tiếng. Việc này lại càng tạo cớ cho Bắc Kinh cáo buộc Philippines là thiếu chân thành, còn vị tướng Trung Quốc này liền công bố một cơ chế chưa từng có tiền lệ nhằm "giúp đỡ Đài Loan."

Cụ thể là việc nộp đơn kiện Philippines lên Tòa án Hình sự Quốc tế. Trung Quốc có quyền làm vậy với tư cách một thành viên của Liên hợp quốc. Còn Đài Loan không có qui chế đó. La Viện cũng đề nghị thiết lập sự hợp tác giữa đại lục và hòn đảo theo tuyến hiệp hội ngư nghiệp, cơ quan tuần duyên, cũng như thỏa thuận về các biện pháp xây dựng lòng tin ở vùng eo biển Đài Loan.

Tuy nhiên, chuyên gia Andrei Vinogradov lưu ý rằng Đài Loan chưa từng đáp ứng lại những toan tính cố gắng của Trung Hoa Đại lục về hiệp lực trong tranh chấp lãnh thổ. Ông phân tích: "Đối với Đài Loan bất kỳ hành động nào chung với Trung Quốc trên vũ đài quốc tế trước hết cũng sẽ là tín hiệu gửi cho Mỹ và các đồng minh của hòn đảo rằng đã diễn ra sự biến đổi nội hàm quan trọng nào đó trong quan hệ Đài Loan-Trung Quốc và chủ đề thống nhất đất nước. Thiếu sự hỗ trợ của Mỹ, vị thế của Đài Loan đơn giản là sơ hở dễ bị thương tổn và thiệt hại. Vì vậy, đối với Đài Loan, hiển nhiên, trên thực tế không được để dẫn đến bất kỳ hành động chung nào với Trung Quốc theo những vấn đề quốc tế bức thiết. Và hòn đảo vẫn đang phô trương điều đó."

Bắc Kinh hiểu, nhưng dường như không muốn chấp nhận. Tuyên bố của viên Tướng Trung Quốc diều hâu là thêm một tín hiệu nữa phát ra cho Đài Loan./.

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tiêu điểm

    Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
    22:26:44 18/11/2024
    Kịch tính đánh chặn ở Ukraine: Hệ thống Patriot đối đầu tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga
    12:13:39 19/11/2024
    Máy bay Boeing 737-800 bị bắn trên đường băng khi chuẩn bị cất cánh tại Mỹ
    19:51:00 18/11/2024
    Nhóm bà Harris lên tiếng về thông tin nợ nần tranh cử
    19:29:39 18/11/2024
    Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng'
    06:52:21 19/11/2024
    Haiti rơi vào vòng xoáy bạo lực mới
    22:01:23 18/11/2024
    Temu vấp rào cản ở Đông Nam Á dù giá rẻ không tưởng
    14:27:43 18/11/2024
    Ông Trump sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp để trục xuất người nhập cư trái phép?
    15:54:21 19/11/2024

    Tin đang nóng

    Tài xế trần tình vụ bé gái 5 tuổi tử vong khi vừa xuống xe đưa đón
    22:03:17 19/11/2024
    Màn khoá môi của Lê Dương Bảo Lâm và Lê Giang khiến MXH chấn động
    22:46:33 19/11/2024
    Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Quang Linh Vlogs tới ủng hộ Thuỳ Tiên, Quế Anh - Tiểu Vy khoe sắc sáng bừng khung hình
    22:17:19 19/11/2024
    Mỹ nam cổ trang Việt gây choáng vì "lật mặt" quá đỉnh, thoại đúng 4 chữ mà hút cả triệu view
    22:43:19 19/11/2024
    Nguồn gốc giấy đăng ký kết hôn có chữ ký của Hoa hậu Thanh Thuỷ
    22:38:07 19/11/2024
    Sức khỏe Kasim Hoàng Vũ hiện ra sao sau khi nhập viện cấp cứu?
    22:11:47 19/11/2024
    Mẹ ruột con gái nuôi Kim Tiểu Long đau đớn khi bị nói nước mắt giả tạo, cố tình khóc
    06:07:23 20/11/2024
    Rùng mình khi phát hiện bí mật về anh rể có vẻ ngoài hiền lành, hoàn hảo khiến tôi ám ảnh mãi không dứt
    05:52:25 20/11/2024

    Tin mới nhất

    Dùng vũ khí giả đi cướp máy bay

    06:07:03 20/11/2024
    Hai trẻ vị thành niên Vladimir Bizunov 16 tuổi và Mikhail Shamanaev 17 tuổi sống tại thành phố Novokuznetsk của nước Nga, là bạn bè từ thời trung học.

    Nông dân Anh biểu tình quy mô lớn để phản đối chính sách thuế mới

    05:47:10 20/11/2024
    Tuy nhiên, Hiệp hội Doanh nghiệp và Đất đai Quốc gia cho biết sẽ có gần 70.000 trang trại bị ảnh hưởng, cho rằng biện pháp thuế mới sẽ gây tổn hại đến các doanh nghiệp gia đình và làm mất ổn định an ninh lương thực.

    Hezbollah nhất trí về dự thảo ngừng bắn

    05:43:45 20/11/2024
    Dự thảo ngừng bắn đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nỗ lực ngoại giao do Mỹ dẫn đầu nhằm chấm dứt cuộc xung đột leo thang kể từ cuối tháng 9, khi Israel phát động cuộc tấn công lớn vào Hezbollah sau các vụ đụng độ ở biên giới.

    Trung Quốc khẩn trương ứng phó với bão Man-yi

    05:41:09 20/11/2024
    Cơ quan Khí thượng Trung Quốc cho biết do kết hợp với luồng không khí lạnh, bão Man-yi dự kiến sẽ gia tăng cường độ dọc khu vực duyên hải tỉnh Quảng Đông.

    OPEC 'lạc lối' giữa sóng gió toàn cầu

    05:21:42 20/11/2024
    Cuối năm, khi các quốc gia thành viên OPEC và các đồng minh thông báo sẽ hoãn kế hoạch tăng sản lượng cho đến tháng 1/2025, họ lại phải đối mặt với một sự kiện mới: ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ.

    Gián đoạn dịch vụ đường sắt toàn Sydney do đình công

    05:19:14 20/11/2024
    Không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động di chuyển trong nội đô, tình trạng gián đoạn này còn ảnh hưởng đến các chuyến tàu liên thành phố, gây khó khăn cho người lao động ngoại ô Sydney thường đi làm bằng tàu.

    IMF cảnh báo hệ lụy từ chính sách thuế 'ăn miếng, trả miếng'

    05:16:56 20/11/2024
    Cảnh báo của ông Srinivasan được đưa ra trong bối cảnh có nhiều lo ngại về kế hoạch của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump áp thuế 60% đối với hàng hóa Trung Quốc và ít nhất 10% đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu khác.

    Vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm có thể giúp chiến đấu với ung thư

    04:59:46 20/11/2024
    Ông Alastair Copland tại Đại học Birmingham, tác giả nghiên cứu, cho biết phát hiện này có thể biến vi khuẩn gây bệnh như salmonella thành chiến binh chống ung thư.

    Sự cố kỹ thuật của British Airways gây gián đoạn hoạt động tại sân bay Heathrow

    04:57:20 20/11/2024
    Vụ việc đã khiến việc hàng loạt chuyến bay bị trì hoãn, gây ra sự bất tiện lớn cho hàng nghìn hành khách, đặc biệt tại sân bay Heathrow - một trong những sân bay sầm uất nhất thế giới.

    Lũ trên 4m nhấn chìm hàng nghìn ngôi nhà tại Philippines

    22:09:57 19/11/2024
    Nhà chức trách tỉnh Ian, ông Valdepenas xác nhận nước lũ cao hơn 4m tại một số điểm ở địa phương này với nhiều nhà cửa, đèn đường và cây cối chìm trong biển nước mênh mông ở thành phố Tuguegarao thuộc tỉnh Cagayan.

    Google đầu tư hơn 20 triệu USD cho các nhà nghiên cứu AI

    22:06:55 19/11/2024
    Điều này cho thấy sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty công nghệ lớn trong việc lôi kéo các nhà nghiên cứu AI và tài trợ cho các dự án khoa học tiên tiến.

    Ấn Độ phạt WhatsApp 25,4 triệu USD do vi phạm luật cạnh tranh

    22:04:32 19/11/2024
    Ngoài khoản tiền phạt, CCI cũng yêu cầu WhatsApp ngừng chia sẻ dữ liệu người dùng với các công ty con khác của tập đoàn Meta (Facebook, Instagram...) vì mục đích quảng cáo trong vòng 5 năm tới.

    Có thể bạn quan tâm

    Tôi 'săn mây' đẹp kỳ ảo trên đỉnh Fansipan

    Du lịch

    07:16:02 20/11/2024
    Đứng trên đỉnh Fansipan ở độ cao 3.127m, tay tôi lạnh buốt khi chạm vào mây. Đây cũng là thời điểm Sa Pa trong mùa săn mây đẹp nhất năm với những màn mây dày đặc, đẹp kỳ ảo.

    Mỹ nam thắng kiện vụ bị gãy xương gò má

    Sao châu á

    06:51:06 20/11/2024
    Nam diễn viên Choi Bo Min thắng vụ kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại sau khi bị gãy xương gò má trên sân tập golf do bị một người khác vung gậy.

    Một nam ca sĩ phải bán hết tài sản, nhà cửa để mổ 4 lần, sự nghiệp bế tắc là ai?

    Sao việt

    06:26:27 20/11/2024
    Mới đây, tại buổi trò chuyện với đạo diễn Khương Dừa, ca sĩ Ưng Hoàng Phúc đã chia sẻ về biến cố lớn mình phải trải qua trong cuộc đời.

    Đường dây rửa tiền, giúp sức cho tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

    Pháp luật

    06:01:09 20/11/2024
    Nhóm người ở Việt Nam thu thập, mua bán thông tin tài khoản ngân hàng để bán cho tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ở nước ngoài, giúp sức cho hoạt động rửa tiền.

    Chồng đi công tác bất thường, tôi âm thầm điều tra thì ngỡ ngàng trước những chuyến xa nhà của anh

    Góc tâm tình

    06:00:06 20/11/2024
    Nếu không được đồng nghiệp thông báo công ty không có chuyến công tác thì có lẽ tôi sẽ không bao giờ biết anh đang lừa dối mình.

    Đặc sản Nam Định vào mùa, nhanh tay làm ngay món gỏi này vừa ngon lại bổ dưỡng, không ăn quá phí

    Ẩm thực

    05:52:03 20/11/2024
    Củ niễng không chỉ thơm ngon mà còn rất linh hoạt trong chế biến, có thể làm thành nhiều món hấp dẫn như củ niễng xào trứng, xào thịt bò, hay nấu canh chua, gỏi củ niễng...

    Mỹ nam diễn đỉnh đến mức như "xé truyện bước ra", chỉ 1 cái nhíu mày mà viral khắp cõi mạng

    Hậu trường phim

    05:49:36 20/11/2024
    Vĩnh Dạ Tinh Hà đã lên sóng những tập cuối cùng vào ngày 17/11 nhưng sức hút của nam chính Mộ Tử Kỳ (Đinh Vũ Hề) vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

    Sắc vóc gợi cảm của 'gái một con' Minh Hằng

    Người đẹp

    05:48:13 20/11/2024
    Người hâm mộ nhận xét ca sĩ, diễn viên Minh Hằng trông mặn mà, có sức sống hơn so với thời con gái. Mẹ một con sở hữu thân hình với vòng 1 đầy đặn, vòng 3 gợi cảm.

    Nhan sắc bạn gái người mẫu của sao Liverpool Alexander-Arnold

    Sao thể thao

    22:54:04 19/11/2024
    Hơn hai tháng sau khi chia tay nữ diễn viên kiêm người mẫu Iris Law, Trent Alexander-Arnold có bạn gái mới là người mẫu Estelle Behnke.

    Phim Việt chưa chiếu đã leo top 1 phòng vé, nữ chính là Hoa hậu gây sốc vì xấu khó tin

    Phim việt

    22:32:14 19/11/2024
    19h tối nay ngày 19/11, Linh Miêu: Quỷ Nhập Tràng sẽ khởi chiếu trên toàn quốc, hứa hẹn sẽ làm thỏa mãn những tín đồ điện ảnh nói chung và phim kinh dị nói riêng.

    Các đồng minh của ông Trump phản đối quyết định cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa

    21:58:46 19/11/2024
    Trong buổi trả lời phỏng vấn với hãng Fox News, ông Mike Waltz - người được đề cử làm Cố vấn An ninh Quốc gia, nhận định: Đây là một bước leo thang khác và không ai biết điều này sẽ đi đến đâu .