Học giả Hàn Quốc ca ngợi phát biểu của Thủ tướng
Chuyên gia ngoại giao Hàn Quốc ca ngợi và tỏ ý đồng tình với bài phát biểu của Thủ tướng tại Đối thoại Shangri-La.
Hội nghị An ninh châu Á (còn gọi là Đối thoại Shangri-La) lần thứ 12 tại Singapore đã khép lại với những đánh giá đề cao vai trò của Việt Nam và cá nhân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong vai trò là diễn giả chính của lễ khai mạc.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đối thoại Shangri-La
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, Giáo sư Son Gi-woong thuộc Viện Nghiên cứu Thống nhất Hàn Quốc (KINU) đã đánh giá cao khái niệm “Lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác và thịnh vượng ở châu Á – Thái Bình Dương” mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu trong bài diễn văn khai mạc.
Theo Giáo sư Son Gi-woong, thực tế cho thấy ở khu vực châu Á hiện đang tồn tại rất nhiều sự bất đồng, đặc biệt là những tranh chấp liên quan đến chủ quyền lãnh thổ giữa nhiều quốc gia. Những bất đồng đó không chỉ tồn tại trong bản thân một quốc gia mà còn hướng ra bên ngoài quốc gia đó.
Khái niệm “Lòng tin chiến lược” mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói ở đây là đề cập đến sự tin tưởng và hợp tác giữa các quốc gia để giảm thiểu bất đồng, cùng nhau xây dựng nền hòa bình và sự ổn định trong khu vực. Giáo sư nhấn mạnh thêm rằng “Chúng ta có thể thấy rõ “Lòng tin chiến lược” thông qua sự hợp tác, tin cậy ở khu vực châu Âu. Và đây cũng là kinh nghiệm tốt mà các quốc gia thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương cần học tập”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La và trả lời câu hỏi của các đại biểu – Ảnh: chinhphu.vn
Video đang HOT
Giáo sư Son Gi-woong cũng đồng tình với quan điểm mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra về “Vai trò của các cường quốc đối với hòa bình, ổn định ở khu vực” và cho rằng “chiến lược và hành động của các cường quốc này đối với khu vực cần tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền các nước khác”. Có thể nói, thông qua bài phát biểu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hy vọng các quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ cùng nhau hợp tác, đưa ra ý kiến để cùng nhau giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại hòa bình.
Đề cập đến những vấn đề nổi cộm hiện nay trên Biển Đông, Giáo sư Son Gi-woong cho rằng Biển Đông là tuyến hàng hải huyết mạch của khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Có thể khẳng định rằng tự do hàng hải ở Biển Đông là yếu tố quan trọng để đảm bảo ổn định của khu vực.
Vì vậy, cũng giống như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu rằng giải quyết mọi tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế và sự hợp tác giữa các quốc gia (nếu được thực hiện) chắc chắn sẽ đem lại hòa bình và ổn định cho khu vực này.
Theo vietbao
Việt Trung xây điện thoại nối thẳng hai Bộ Quốc phòng
Tại cuộc đối thoại quốc phòng Việt - Trung mới đây, hai bên đã ký Thỏa thuận xây dựng đường dây thông tin điện thoại bảo mật nối thẳng hai Bộ Quốc phòng.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng vừa dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam-Trung Quốc lần thứ tư tại Bắc Kinh. Sau khi kết thúc Đối thoại, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Quân đội nhân dân đi theo đoàn:
- Thưa đồng chí Thứ trưởng, xin đồng chí cho biết đánh giá về kết quả của Đối thoại quốc phòng Việt Nam-Trung Quốc lần thứ tư?
Đây là cuộc đối thoại mang dấu ấn quan trọng, kỷ niệm 10 năm ký Nghị định thư về hợp tác quốc phòng Việt Nam-Trung Quốc. Hai bên đều thấy tính đúng đắn của việc ký Biên bản này cũng như những nội dung của nó, giúp quân đội hai nước hợp tác cùng phát triển.
Hai bên cũng đã vạch định hướng tiếp tục quá trình hợp tác giữa hai quân đội trong thời gian từ nay đến 2016, xa hơn là đến 2020. Cuộc đối thoại đã diễn ra rất thẳng thắn, không né tránh các vấn đề nhạy cảm và đi đến nhận thức chung rằng cần tiếp tục hợp tác cùng phát triển, nhằm tạo dựng không khí hòa bình để lãnh đạo cao cấp có thể từng bước giải quyết những vấn đề còn tồn tại giữa hai nước.
Hai đoàn đại biểu Việt Nam và Trung Quốc tham gia Đối thoại chiến lược quốc phòng lần thứ tư. Ảnh: Yên Ba
- Là người đã tham gia các cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng cấp thứ trưởng Việt Nam-Trung Quốc từ lần đầu tiên đến nay, xin Thứ trưởng cho biết cuộc đối thoại lần này có điểm gì khác biệt so với những lần đối thoại trước?
Một trong những khác biệt của cuộc đối thoại lần này so với các cuộc đối thoại trước là hai bên đã ký Thỏa thuận Về việc xây dựng đường dây thông tin điện thoại bảo mật nối thẳng giữa hai Bộ Quốc phòng hai nước.
Đây là đường dây liên lạc rất cần thiết để lãnh đạo quốc phòng hai nước có thể nhanh chóng xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra, không để dẫn tới hiểu lầm và vượt ra khỏi tầm kiểm soát.
Việc ký Thỏa thuận này nói lên sự gắn bó mật thiết, mối liên lạc thường xuyên giữa quân đội hai nước Việt Nam-Trung Quốc, cũng đồng thời thể hiện rõ một nội dung mà hai bên đã thảo luận và nhất trí trong cuộc Đối thoại, đó là "kiểm soát tốt những bất đồng còn tồn tại giữa hai bên".
- Tại diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La 12 vừa diễn ra ở Singapore, Thủ tướng Việt Nam đã có bài phát biểu dẫn đề, đề cập đến việc xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của châu Á-Thái Bình Dương. Tinh thần này đã thể hiện như thế nào trong cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng Việt-Trung lần thứ tư?
Tại cuộc gặp song phương với tôi bên lề Đối thoại Shangri-La 12, Trung tướng Thích Kiến Quốc, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã đề xuất 4 nguyên tắc để chuẩn bị cho Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam-Trung Quốc
Trong đó nguyên tắc đầu tiên là thiết lập lòng tin chiến lược giữa Bộ Quốc phòng hai nước, tạo cơ sở cho những bước tiếp theo.
Những nguyên tắc còn lại là lãnh đạo quốc phòng hai nước có suy nghĩ rộng mở, nói với nhau sự thật để có niềm tin vào nhau; nhìn thẳng vào những tranh chấp, bất đồng, những vấn đề còn tồn tại giữa hai bên để cùng nhau giải quyết; nghiên cứu kỹ lưỡng những điều còn khác biệt, trao đổi một cách chân thành để chuyển từ những điều còn mâu thuẫn sang có thể giải quyết được.
Tại Đối thoại lần này, cả 4 nguyên tắc đó tiếp tục được hai bên đồng tình và phát triển thông qua những định hướng cụ thể. Hai bên không né tránh những vấn đề nhạy cảm, đặc biệt là tình hình trên Biển Đông.
Trong cuộc đối thoại, tôi đã đưa ra 5 hướng trọng điểm trong quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam-Trung Quốc, đó là: Tăng cường hợp tác quốc phòng ở cấp cao, lấy đối thoại cấp thứ trưởng làm trọng tâm; nâng cao chất lượng, hiệu quả của hợp tác trong lĩnh vực công tác Đảng-công tác chính trị giữa quân đội hai nước, làm cho quân đội và nhân dân hai nước hiểu rõ những mặt tích cực cũng như còn tồn tại trong quan hệ hai nước; tăng cường hợp tác về hải quân, cử các đội tàu sang thăm lẫn nhau, trao đổi qua đường dây nóng giữa tư lệnh hải quân hai nước; đẩy mạnh hợp tác biên phòng thông qua các hoạt động trao đổi giao lưu qua biên giới và tăng cường hợp tác biên phòng trên biển với hình thức giúp đỡ ngư dân hai bên làm ăn; hợp tác trên các điễn đàn đa phương như ADMM , trợ giúp trong công tác tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ.
Có những vấn đề cụ thể đã được đưa ra ngay trong khi đối thoại, chẳng hạn Trung tướng Thích Kiến Quốc sắp tới có dịp đi công tác khu vực phía Nam Trung Quốc, sẽ cùng tôi chủ trì hoạt động giao lưu giữa biên phòng hai nước; tôi cho rằng, những sáng kiến như thế cần có ngày càng nhiều hơn trong quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Trung Quốc.
- Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đối thoại Shangri-La 12 tiếp tục được dư luận chú ý. Cá nhân Thứ trưởng đánh giá thế nào về ảnh hưởng bài phát biểu này lên chính sách quốc phòng của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc?
Cả thế giới, trong đó có lãnh đạo Trung Quốc, đã hiểu rành mạch về chính sách an ninh quốc phòng của Việt Nam thông qua bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đối thoại Shangri-La 12. Đó là chính sách quốc phòng hòa bình và tự vệ, không làm phương hại đến lợi ích của các nước khác.
Quan hệ quốc phòng Việt Nam-Trung Quốc không nằm ngoài mối quan hệ tổng thể Việt Nam-Trung Quốc. Nền quốc phòng Việt Nam mang tính chất tự vệ, bảo vệ và củng cố hòa bình, đã có những đóng góp to lớn trong chính sách đối ngoại chung của đất nước.
Xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược giữa quân đội hai nước Việt Nam-Trung Quốc chính là góp phần vun đắp lòng tin chiến lược giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước. Hai nước hoàn toàn có thể chung sống hòa bình, hợp tác phát triển, giải quyết những điều còn tồn tại trên cơ sở tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau và tôn trọng luật pháp quốc tế.
- Xin cảm ơn đồng chí Thứ trưởng!
Theo vietbao
Mỹ sẽ điều binh hùng, vũ khí mạnh đến Châu Á Quân đội Mỹ sẽ điều thêm không quân, lục quân và các vũ khí công nghệ cao thiện chiến hàng đầu đến Châu Á-Thái Bình Dương theo đúng chiến lược chuyển hướng trọng tâm vào khu vực, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hôm nay (1/6) cho biết. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel Trong bài phát biểu phác thảo về tương lai an...