Học giả Đài Loan trêu tức Trung Quốc: 1 Izumo (Nhật) = 2 Liêu Ninh
Tạp chí “Tuần báo Á châu” của Hồng Kông ngày 18/08 (Bản quảng cáo trước nội dung) có 1 bài viết như trêu tức Đại Lục, khi so sánh 12 chiếc F-35 trên tàu sân bay DDH-183 Izumo của Nhật vừa hạ thủy, có sức mạnh vượt trội 48 chiếc J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Bài viết trên “Tuần báo Á châu” mang tiêu đề “Tàu sân bay Izumo của Nhật đấu với Quân giải phóng Trung Quốc” của tác giả Sái Dực, một học giả chuyên về quan hệ quốc tế, Giám đốc điều hành Quỹ nghiên cứu tổng hợp Đông Á của Đài Loan (Trung Quốc). Trong bài viết, học giả này đã khẳng định tàu sân bay Izumo của Nhật, sẽ vượt trội tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc, nếu nó được trang bị theo hướng mang theo 12 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35B của Mỹ.
Bài viết cho biết, ngày 06/08 vừa qua, tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH mang số hiệu DDH-183 Izumo đã được hạ thủy, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của lực lượng hải quân Nhật Bản. Một điều mà mọi người không hiểu được là tại sao 1 chiến hạm có lượng giãn nước tới 27.500 tấn, mà lại bị Nhật xếp vào loại “tàu khu trục” khi trên thực tế nó đúng là 1 tàu sân bay trực thăng.
Tàu sân bay DDH-183 Izumo của Nhật có khả năng mang theo 12 chiếc F-35B
Xét về tải trọng, Izumo còn lớn hơn cả tàu sân bay Garibaldi của Italia (14.000 tấn), tàu sân bay Principe of Asturias của Tây Ban Nha (17.000 tấn), tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet của Thái Lan (11.450 tấn), tàu sân bay lớp Invincible của Anh (21.000 tấn), tàu sân bay Dokdo của Hàn Quốc (19.000 tấn), ngang tàu sân bay Cavour của Italia (27.100 tấn), xấp xỉ tàu sân bay INS Virrat của Ấn Độ (28.700 tấn), kém một chút so với tàu sân bay Sao Paulo được Brazil mua của Pháp (32.700 tấn).
Với lượng giãn nước 27.500 tấn và tính năng lưỡng dụng (có thể mang theo cả máy bay trực thăng và máy bay phản lực cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng), DDH-183 Izumo được các chuyên gia quân sự xếp vào loại tàu sân bay, việc Nhật Bản gọi nó là tàu khu trục là cách nọ “né” sự chế ước của bản “Hiến pháp hòa bình”, cấm nước này không được phát triển các loại vũ khí có tính chất tiến công.
Video đang HOT
Máy bay F-35 của Mỹ đang tiếp dầu trên không
Bài báo cho biết, sở dĩ việc 22DDH hạ thủy gây sự quan tâm lớn của dư luận quốc tế, là bởi trên thực tế nó là một tàu sân bay hạng nhẹ có sức tấn công rất mạnh. Dự tính của các chuyên gia quân sự Mỹ là nó có thể mang theo tới 12 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5, phiên bản cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng F-35B.
Ông Sái Dực phân tích một cách rất “số học” là, theo nghiên cứu của Mỹ, 1 máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 có thể thắng được 4 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4. Như vậy 12 chiếc F-35B trên Izumo, có sức mạnh bằng 48 chiếc máy bay thế hệ thứ 4 như tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc, mà Liêu Ninh chỉ mang được tối đa 24 chiếc J-15. Điều này đồng nghĩa với việc tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc, sẽ hoàn toàn thất bại, khi đối đầu với tàu sân bay lớp 22DDH của Nhật Bản.
Theo Dantri
Nhật Bản ráo riết chuẩn bị cho chiến lược "Tiên phát chế nhân"?
Đảng cầm quyền Nhật Bản kiến nghị, sau khi duy trì chính sách phòng thủ hạn chế gần 70 năm qua, Nhật Bản nên phát triển năng lực "Tiên phát chế nhân" và khả năng tác chiến đổ bộ, đồng thời đẩy mạnh phát triển các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo trên đất liền và trên biển.
Kiến nghị này được Đảng Dân chủ Tự do (LPD) cầm quyền soạn thảo, tuần trước họ đã công bố trong phạm vi hẹp trước khi ban bố rộng rãi trước công chúng, đồng thời kêu gọi xây dựng các hệ thống cảnh báo sớm trên không và đầu tư phát triển các hệ thống an ninh mạng.
Theo tin cho biết, kiến nghị này được soạn thảo bởi một vài ủy viên chủ chốt của Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, đứng đầu là ông Shigeru Ishiba - cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và cựu quan chức cao cấp Chính phủ Nhật là ông Gen Nakatani nên nó có sức nặng đáng kể.
Tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH có thể mang theo tới 12 chiếc F-35B
Giám đốc chương trình "Các vấn đề quốc tế và bảo đảm an ninh" thuộc Viện nghiên cứu Chính sách Nhật Bản Narushige Michishita cho biết, kiến nghị này sẽ được đưa vào trong các dự án được ưu tiên đầu tư và mua sắm thuộc "Kế hoạch xây dựng khả năng phòng vệ trung hạn" được hoạch định trong vòng 5 năm tới.
Việc xây dựng kiến nghị này của LPD rất trùng hợp với dự định sửa đổi điều thứ 9 trong Hiến pháp của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Tuy vậy, kiến nghị này lại không đề xuất cụ thể các loại vũ khí cần mua và dự toán ngân sách như Bản kiến nghị năm 2009, điều này đã gây ra sự khó hiểu và nghi hoặc cho số đông người nắm được thông tin.
Ví dụ như Bản kiến nghị năm 2009 đã công khai thảo luận về vấn đề Nhật Bản mua sắm máy bay tiếp dầu trên không KC-46, đánh dấu bước chuyển của Nhật trong phát triển khả năng tấn công "Tiên phát chế nhân". Họ còn kiến nghị mua sắm hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên tàu chiến Nhật và hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao, giai đoạn cuối (THAAD), hệ thống đánh chặn tên lửa trên mặt đất Patriot.
Máy bay tiếp dầu trên không KC-46
Kiến nghị này có tính khả thi rất cao, thể hiện mong muốn thay đổi về chất trong hình thái phòng ngự của Tokyo. Về mặt này, các nhà hoạch định chiến lược của Nhật Bản đang xem xét một số phương án cụ thể để tăng cường quân lực trong thời gian tới.
Nhưng vấn đề thú vị nhất và gây nhiều tranh cãi nhất là phát triển năng lực tấn công "Tiên phát chế nhân". Để thực hiện được điều này thì Nhật Bản phải mua sắm vũ khí tấn công trực tiếp liên hợp (JDAMs), máy bay chiến đấu tàng hình F-35A Nhật sẽ mua của Mỹ, cũng phải được cung cấp năng lực tiếp dầu trên không để tăng cường khả năng tấn công tầm xa.
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35B
Song song với nó, khả năng mua sắm máy bay chiến đấu cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng F-35B cũng sẽ được mang ra mổ xẻ. Hiện Nhật có đầy đủ phương tiện chuyên chở để làm bệ phóng cho loại máy bay này. Tàu sân bay trực thăng 22DDH chuyên chở trực thăng tấn công, nhưng được xây dựng theo mô hình các tàu đổ bộ tấn công Mỹ nên có khả năng mang theo tới 12 chiếc F-35B.
Kiến nghị lần này không thấy đề cập đến máy bay tiếp dầu KC-46. Đồng thời, các máy bay chiến đấu đa dụng F-2 của không quân Nhật, cũng sẽ tiếp tục sử dụng vũ khí tấn công trực tiếp liên hợp của hãng Mitsubishi.
Theo Dantri
Trung Quốc có thể trở thành lái buôn "thần chết" lớn nhất thế giới Các quan chức giấu tên trong ngành công nghiệp quốc phòng tại Nga và Ukraine dự đoán rằng một ngày nào đó Trung Quốc sẽ trở thành lái buôn "thần chết" lớn nhất thế giới, tạp chí quốc phòng Jane's đưa tin hôm 27/3. Máy bay chiến đấu J-15 của Trung Quốc bị "tố" là sao chép từ dòng chiến đấu cơ Su-27K....