Học giả Đài Loan hiến kế “độc” để bảo vệ Điếu Ngư
Tuần san Châu Á số mới nhất của Hồng Kông đăng bài của Giáo sư Thái Dực của Đại học Khoa học Đài Loan, đưa ra một “quái chiêu” về vấn đề đảo Điếu Ngư.
Quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Giáo sư Thái Dực cho rằng Trung Quốc đã thúc đẩy việc bảo vệ quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku) được 40 năm, song vẫn chỉ dừng ở mức thảo luận về học thuật mà chưa có hành động thực tế.
Theo ông này, Nhật Bản từng bước lấn tới, trên thực tế đã giành quyền kiểm soát quần đảo Điếu Ngư và vùng biển xung quanh. Nếu để xảy ra xung đột với Nhật Bản, Trung Quốc sẽ “giúp” Mỹ ngồi vào thế “ngư ông đắc lợi”, mang lại cơ hội cho Mỹ tuyên truyền về “mối đe dọa Trung Quốc”, gây cản trở cho sự “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc.
Theo Giáo sư Thái Dực, Trung Quốc không thể ngồi đợi Nhật Bản lấn lới. Để có bước đột phá, tốt nhất là Chính phủ Trung Quốc nên tuyên bố với cộng đồng quốc tế rằng quần đảo Điếu Ngư và vùng biển phụ cận là khu vực bắn thử đạn pháo của quân đội Trung Quốc, tiến hành bắn thử đạn pháo không định kỳ cả năm ở đây.
Video đang HOT
Tàu thuyền, máy bay, kể cả tàu dân sự và phương tiện bay dân sự không được lại gần phạm vi lãnh hải 12 hải lý của quần đảo Điếu Ngư, cũng không được dừng lại ở vùng biển phụ cận quần đảo Điếu Ngư để tiến hành điều tra, nghiên cứu biển hay đánh bắt cá.
Tất cả các hành động đó đều bị coi là xâm nhập phi pháp, có tính chất thù địch. Do đã công bố quần đảo Điếu Ngư và vùng biển phụ cận là khu vực bắn thử đạn pháo của quân đội Trung Quốc, nên nếu có trường hợp nào bị pháo kích tấn công không báo trước, ngoài ý muốn, Chính phủ Trung Quốc sẽ không chịu trách nhiệm.
Theo Giáo sư Thái Dực, việc lợi dụng đạn pháo tiến hành phong tỏa vùng biển trên có thể tránh được khả năng va chạm với tàu thuyền và máy bay của Mỹ, Nhật Bản cũng như khả năng va chạm dẫn đến xung đột quân sự.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc có thể sử dụng radar tầm xa và máy bay không người lái tiến hành giám sát 24/24 giờ đối với quần đảo Điếu Ngư và vùng biển phụ cận. Bố trí quân sự kiểu này rủi ro ít, chi phí thấp, hiệu quả cao, vừa tránh được xung đột trực diện với Mỹ, Nhật Bản, vừa có thể ngăn chặn kẻ địch xâm phạm.
Đồng thời, nếu Trung Quốc có thể đưa ra được biện pháp hữu hiệu buộc Nhật Bản thực hiện, hiệu ứng dây chuyền sẽ xảy ra, việc thu hồi các hòn đảo ở biển Đông chỉ là vấn đề trong tương lai gần.
Theo Dantri
Trung Quốc dọa trả đũa Nhật bằng thương mại
Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng việc chính phủ Nhật mua đảo Điếu Ngư sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước.
Thứ trưởng thương mại Trung Quốc Jiang Zengwei hôm nay phát biểu rằng tranh chấp quần đảo mà nước này gọi là Điếu Ngư còn Nhật gọi là Senkaku sẽ "không thể không" ảnh hưởng xấu đến thương mại.
Trước đó chính phủ Nhật xác nhận đã chi gần 26 triệu USD để mua ba trong số 5 hòn đảo tranh chấp từ từ chủ tư nhân người Nhật. Hành động này khiến Bắc Kinh vô cùng tức giận. Các cuộc biểu tình đã diễn ra ở nhiều nơi tại Trung Quốc, một số người dân Trung Quốc lên mạng kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật.
"Hợp tác thương mại đôi bên đòi hỏi các nỗ lực chung để cùng có lợi", Jiang phát biểu trong một cuộc họp báo. "Nếu người tiêu dùng Trung Quốc thể hiện quan điểm của họ phản đối Nhật" trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ, "họ có quyền làm như vậy và tôi hiểu được điều đó".
Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Số liệu thống kê của hải quan Nhật cho hay xuất khẩu từ quốc đảo sang Trung Quốc lên đến 73 tỷ USD trong nửa đầu năm nay. Nhật nhập hàng hóa trị giá 91 tỷ USD từ Trung Quốc trong cùng kỳ.
Các sản phẩm Nhật mà Trung Quốc tiêu thụ chủ yếu gồm xe hơi và đồ điện tử. Báo chí Trung Quốc mới đây đưa tin về việc một số tour đi Nhật đã bị hủy.
Trong khi đó phía Nhật vẫn kêu gọi đôi bên bình tĩnh. Ngoại trưởng Koichiro Gemba đề nghị nên nhìn nhận tình hình một cách tổng thể và bảo đảm hòa bình.
Sau khi Nhật công bố mua đảo, Trung Quốc thông báo điều hai tàu hải giám đến khu vực đảo tranh chấp. Nhật tuyên bố sẽ đưa các tàu tuần tra bờ biển ra "đón tiếp" ngay khi các tàu Trung Quốc "đến hoặc đến gần" quần đảo.
Căng thẳng Trung - Nhật bùng phát và ngày càng gia tăng, đặc biệt từ giữa tháng 8, khi một nhóm người Trung Quốc đi tàu đến và đổ bộ lên một đảo trong Điếu Ngư/Senkaku. Họ bị tuần duyên Nhật bắt và sau đó trục xuất. Vài ngày sau một nhóm người Nhật đổ bổ lên đảo và cắm quốc kỳ.
Chính phủ Nhật nói mục đích của việc quốc hữu hóa các đảo là để duy trì hòa bình, điều mà Trung Quốc mạnh mẽ phản đối.
Theo VNE
Tàu Hồng Kông sắp đến Điếu Ngư, biển Hoa Đông chuẩn bị "nổi sóng"? Tàu bảo vệ đảo Điếu Ngư có tên "Khởi Phong 2" của Hồng Kông sau khi dừng tại Đài Trung (Đài Loan) tiếp nhận thêm lương thực, tiếp tục hướng về đảo Điếu Ngư để tuyên bố chủ quyền. Ngoài khơi xa, tàu đã giảm tốc độ, nhanh nhất thì chiều tối 15/8 mới đến nơi, nếu gặp tàu hải quân Nhật Bản...