Học giả Anh khẳng định Việt Nam đã sẵn sàng thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
Là quốc gia đang phát triển, không bị ràng buộc bởi những truyền thống lịch sử khó thay đổi như một số quốc gia khác, Việt Nam có lợi thế khi đặt mục tiêu đưa khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo thành động lực chính cho phát triển.
Tiến sĩ Simon Best, Đại học Middlesex (Anh). Ảnh: Hữu Tiến/PV TTXVN tại Anh
Quan điểm trên được Tiến sĩ Simon Best, Giảng viên cao cấp ngành Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh, Đại học Middlesex, chia sẻ trong cuộc trao đổi mới đây với phóng viên TTXVN tại Anh.
Theo Tiến sĩ Simon Best, nhìn vào những thay đổi công nghệ đang diễn ra, thế giới thực sự đã bước sâu vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, là dấu hiệu tích cực cho thấy Việt Nam đã sẵn sàng tham gia vào quá trình thay đổi này. Ông cho rằng là quốc gia đang phát triển, Việt Nam có đủ sự năng động và tinh thần khởi nghiệp để thúc đẩy đổi mới sáng tạo mà không cần học hỏi quá nhiều từ các quốc gia khác.
Theo Tiến sĩ Best, các quốc gia phát triển như Anh cũng gặp những vấn đề trong quá trình đổi mới sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ. Đây là bài học Việt Nam có thể tham khảo, rút kinh nghiệm. Ông chỉ ra rằng với sự phát triển của công nghệ, đã có sự thay đổi trong cách các cơ sở đào tạo có thể cạnh tranh với các nguồn thông tin khác. Từ khi internet ra đời, các trường đại học không còn là nguồn tạo ra, nắm giữ và phát tán thông tin, song các cơ sở đào tạo vẫn chưa điều chỉnh với sự thay đổi này, hay như các chương trình đào tạo đại học thiếu nội dung công nghệ số, bất chấp sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây. Cụ thể, theo Tiến sĩ Best, nhiều trường đại học tại Anh chưa có chương trình dạy sinh viên, gồm sinh viên ngành STEM (Khoa học – Công nghệ – Kỹ thuật – Toán), hiểu về AI, học máy, tự động hóa…
Video đang HOT
Vì vậy, Tiến sĩ Best cho rằng cần điều chỉnh các chương trình đào tạo STEM, đảm bảo sinh viên theo học ngành này được đào tạo toàn diện, không chỉ kiến thức kỹ thuật mà còn cả cách áp dụng kiến thức, cũng như các kiến thức kinh doanh, tinh thần khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác liên ngành giữa các khoa hoặc các chuyên ngành khác nhau để có nguồn nhân lực khoa học công nghệ chất lượng cao, tham gia các ngành công nghiệp và hoạt động kinh doanh. Mặc dù khoa học công nghệ đóng vai trò chủ chốt hỗ trợ phát triển, đào tạo tiêu chuẩn là không đủ do cuộc cách mạng công nghiệp được dẫn dắt bởi những người làm (kỹ sư và doanh nhân) thay vì các nhà nghiên cứu và học giả, do đó cần xây dựng các chương trình đào tạo liên ngành từ cấp dự bị đại học đến đại học.
Tiến sĩ Best cho biết các khảo sát với nhà tuyển dụng đều cho thấy khả năng hợp tác để giải quyết các vấn đề phức tạp là kỹ năng chính. Điều này đồng nghĩa sinh viên STEM cần học các kỹ năng mềm để có thể phát triển tư duy phản biện và kỹ năng làm việc với những người từ các chuyên ngành khác nhau. Tiến sĩ Best lấy dẫn chứng từ chương trình đào tạo đổi mới khoa học tại Đại học Middlesex do ông dẫn dắt cho sự thành công của cách tiếp cận này. Trong chương trình này, sinh viên các ngành khoa học tự nhiên xây dựng ý tưởng khoa học để sinh viên ngành kinh doanh phát triển thành ý tưởng kinh doanh khả thi và sinh viên ngành kỹ thuật tạo ra sản phẩm từ ý tưởng kinh doanh. Quá trình này đòi hỏi sự trao đổi giữa sinh viên 3 ngành, giúp họ hiểu được những khía cạnh khác của kiến thức đang học và hợp tác hiệu quả để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh. Kết quả của chương trình là một sinh viên ngành kỹ thuật đã giành được khoản tài trợ 100.000 bảng (hơn 129.000 USD) để phát triển một sản phẩm thương mại. Đây là cách tiếp cận Việt Nam có thể tham khảo áp dụng. Ngoài ra, có thể phát triển và tài trợ các chương trình thực tập ngắn hạn thông qua hợp tác giữa doanh nghiệp và các trường đại học, cũng như giữa các khoa ngành.
Để thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, Tiến sĩ Best cho rằng cần xây dựng các trung tâm cấp địa phương tập hợp các doanh nghiệp có quy mô khác nhau để khai thác, chia sẻ các nguồn lực và sáng kiến Công nghệ thông tin, đẩy nhanh quá trình chắt lọc công nghệ từ các doanh nghiệp lớn sang các doanh nghiệp nhỏ (AI, học máy, tự động hóa…), tạo động lực để các doanh nghiệp nhỏ áp dụng công nghệ, đồng thời xây dựng bản đồ hệ sinh thái doanh nghiệp cấp địa phương trong đó các ngành khác nhau có thể hỗ trợ lẫn nhau.
Nhằm tạo môi trường hợp tác hiệu quả giữa nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp, Tiến sĩ Best gợi ý Việt Nam có thể tham khảo áp dụng mô hình tương tự như dự án trao đổi sinh viên Erasmus Plus của Liên minh châu Âu, theo đó các doanh nghiệp, cả lớn và nhỏ, các trường đại học và các cơ sở giáo dục chia sẻ thông tin, cùng hợp tác để tạo ra thay đổi trong hệ thống giáo dục. Hợp tác không chi tập trung vào nghiên cứu học thuật mà gồm cả việc phát triển các giải pháp thực tế, giúp thúc đẩy phát triển. Cách thực hiện có thể là chính phủ mời các doanh nghiệp xác định các vấn đề cản trở tăng trưởng và sự phát triển của doanh nghiệp, sau đó phát triển ý tưởng dự án và phối hợp với các trường đại học và cơ sở giáo dục xây dựng giải pháp. Chính phủ tài trợ kinh phí để vận hành các dự án này. Sau khi kết thúc, dự án cần được đánh giá về hiệu quả.
Tiến sĩ Best cũng cho rằng việc gửi sinh viên, các nhà nghiên cứu và nhà khoa học Việt Nam ra nước ngoài học tập, nghiên cứu cũng mang lại nhiều lợi ích. Họ trở về không chỉ với kiến thức, kỹ năng chuyên môn, mà cả trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, tương tác tốt hơn cũng như hiểu biết về các nền văn hóa, xã hội khác nhau, là những kiến thức, kỹ năng không kém phần quan trọng trong bối cảnh hội nhập và hợp tác toàn cầu.
Đánh giá về khả năng đóng góp của các trí thức Việt kiều cho đất nước, Tiến sĩ Best cho rằng hàng triệu người Việt Nam trên khắp thế giới là nguồn tài nguyên phong phú và có giá trị Việt Nam cần tận dụng. Ông cho rằng cần xây dựng các cơ chế, trong đó nhấn mạnh vai trò của các đại sứ quán Việt Nam, để kết nối cộng đồng người Việt ở nước ngoài, khuyến khích họ về thăm quê hương và tham gia nhiều hơn với đất nước.
Chuyên gia Nga khẳng định hướng đi đúng của chính sách phát triển khoa học, công nghệ
Việt Nam đã lựa chọn hướng đi đúng đắn khi đặt mục tiêu đưa khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thành động lực chính cho phát triển kinh tế - xã hội.
Ông Grigory Trubnikov, Viên sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Giám đốc Viện Liên hợp nghiên cứu hạt nhân (JINR). Ảnh: TTXVN phát
Đây là khẳng định được Tiến sĩ Grigory Trubnikov, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học LB Nga, Giám đốc Viện liên hợp nghiên cứu hạt nhân (JINR), gọi tắt là Viện Dubna, tại thành phố Dubna, đưa ra trong cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Nga về Nghị quyết 57-NQ/TW, được Bộ Chính trị ban hành tháng 12/2024, về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Tiến sĩ Grigory Trubnikov nhấn mạnh Việt Nam là nền kinh tế phát triển rất nhanh, dân số lớn, vị trí địa lý thuận lợi và điều kiện khí hậu cũng tốt. Ông nhận định Việt Nam có thể hướng tới dẫn đầu về nhiều chỉ số, trong đó có chỉ số kinh tế, khoa học, công nghệ và giáo dục.
Người đứng đầu cơ sở nghiên cứu khoa học hàng đầu nước Nga chia sẻ hợp tác quốc tế là con đường để phát triển nền khoa học đất nước. Đây là cơ chế rất có lợi về kinh tế và trí tuệ, khi mỗi nước đóng góp một phần. Và khi các phần đóng góp đó tập hợp lại, sẽ tạo ra tiềm lực trí tuệ lớn lao và thuộc về tất cả. Toàn bộ công bố, sáng chế, công nghệ của viện hàn lâm này đều công khai với các nền khoa học trên thế giới. Ông Trubnikov cho rằng đối với Việt Nam cũng như các thành viên khác đây là định dạng rất có lợi.
Để tham gia hợp tác hiệu quả, mỗi nước cần đưa ra chính sách, xác định ưu tiên, nhiệm vụ của mình, đưa ra đề xuất để cùng tìm ra một mẫu số chung giải quyết nhiệm vụ ưu tiên đó.
Theo Tiến sĩ Trubnikov, hợp tác Nga - Việt trong lĩnh vực khoa học nhận được động lực mới khi Chính phủ Việt Nam đã thông qua quyết định chính sách về việc thành lập Trung tâm công nghệ hạt nhân. Viện Dubna đã tham gia tích cực, ví dụ như thiết kế một số trang thiết bị rất phức tạp cho lĩnh vực y học, sinh học, nghiên cứu cơ bản, vật liệu mới. Nhờ có hoạt động trao đổi đoàn tích cực trong 3 năm qua, giờ đây hai bên có thể cùng nhau xây dựng nên dự án này. Chắc chắn, dự án sẽ định ra tương lai 30 - 40 năm sau cho nền khoa học của Việt Nam.
Giám đốc JINR cho biết thêm dù dự án còn trong giai đoạn thiết kế, song các nhà khoa học của Việt Nam tại Dubna đã và đang chuẩn bị, nâng cao trình độ để thực hiện các nhiệm vụ của dự án. Tiến sĩ Trubnikov hy vọng trung tâm trên sẽ được xây dựng trong 1 - 2 năm tới và phía Nga, Tập đoàn năng lượng hạt nhân Nga Rosatom sẽ tham gia tích cực. Cho đến lúc đó, từ Viện Dubna, đã có 20 - 30 cán bộ được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm thực tế, làm chủ được nhiều kỹ năng và sẵn sàng cống hiến tài năng cho quê hương mình.
Các nhà khoa học trẻ Việt Nam cùng đồng nghiệp nước ngoài tại Dubna. Ảnh: Tâm Hằng/PV TTXVN tại LB Nga
Hiện có khoảng 30 cán bộ khoa học của Việt Nam đang làm việc tại Viện Dubna. Số lượng cán bộ này tăng mạnh từ năm ngoái. Tới đây, viện dự kiến đón thêm gần 20 cán bộ nữa từ Việt Nam. Tại viện, các cán bộ của Việt Nam nghiên cứu khoa học, bảo vệ luận án, nâng cao trình độ, quay trở về Tổ quốc tiếp tục cống hiến cho nền khoa học của nước nhà. Tiến sĩ Trubnikov kết luận tất cả đều là kết quả của chính sách đúng đắn về phát triển khoa học, công nghệ.
Sức bật từ sự đột phá Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, được Bộ Chính trị ban hành ngày 22/12/2024, có ý nghĩa quan trọng, mang tính chiến lược cao, phản ánh ý chí chính trị mạnh mẽ và tầm nhìn xa của Đảng và Nhà nước, tạo sức bật phát triển kinh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Số người bị thương trong động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ tăng lên 236 người

Ukraine đối mặt 'ngã rẽ sống còn' dưới sức ép đàm phán của Tổng thống Trump

Thuế quan của Mỹ: Liên minh gồm 12 bang kiện chính quyền của Tổng thống Donald Trump

Thụy Sỹ thể hiện cam kết rõ ràng với Mỹ

Tổng thống Trump cảnh báo 'chảy máu triệu phú' khi đảng Cộng hòa đề xuất tăng thuế

UAV và tên lửa Nga dội xuống thủ đô của Ukraine, 56 người thương vong

Trung Quốc sắp khánh thành cây cầu cao nhất hành tinh

Nhà Trắng lần đầu tiết lộ việc tiêu diệt 74 thủ lĩnh khủng bố âm mưu tấn công Mỹ

Tại sao socola ngày càng trở thành mặt hàng đắt đỏ?

Italy siết chặt an ninh cho lễ tang của Giáo hoàng Francis

Du khách Nhật đổ xô sang Hàn Quốc mua gạo do giá trong nước tăng cao kỷ lục

WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
Có thể bạn quan tâm

Chung tay ngăn chặn ma túy xâm nhập qua tuyến biên giới
Pháp luật
11:52:22 24/04/2025
Tử vi tài chính tháng 5: 3 cung hoàng đạo cần hết sức chú ý vì dễ chi tiền theo cảm xúc, rơi vào vòng xoáy tiêu rồi tiếc
Trắc nghiệm
11:50:28 24/04/2025
Cách làm chân giò nấu giả cầy kiểu miền Trung nhanh chóng
Ẩm thực
11:08:53 24/04/2025
Ukraine tuyên bố sẵn sàng đàm phán nhưng không chấp nhận đầu hàng

Có một Việt Nam "được lòng thế giới" đến vậy: Hội An, Côn Đảo lên bảng vàng hiếu khách 2025
Du lịch
10:21:28 24/04/2025
Cặp đôi trong mơ của làng thể thao đối mặt với khủng hoảng hôn nhân: Chồng đi suốt ngày, để vợ ở nhà chăm con
Sao thể thao
10:19:33 24/04/2025
Ứng viên nặng ký bất ngờ gia nhập đường đua ở Liên hoan phim Cannes 2025
Hậu trường phim
10:12:13 24/04/2025
Ben Affleck được khuyến khích quên vợ cũ, hẹn hò người mới
Sao âu mỹ
10:09:31 24/04/2025
Cách chọn cây cảnh để chân cầu thang trong nhà hút vượng khí, tài lộc
Sáng tạo
10:08:06 24/04/2025
Diện áo dài cách tân đi chơi lễ tháng 4
Thời trang
10:07:38 24/04/2025