Học giả Ấn Độ: Trung Quốc tái diễn kế sách “bên miệng hố chiến tranh” với Việt Nam
Trong bài viết trên trang web South Asia Analysis Group (Nhóm nghiên cứu Nam Á), tiến sĩ Ấn Độ Subhash Kapila nói rằng, Trung Quốc một lần nữa đe dọa an ninh và sự ổn định trong khu vực biển Đông bằng việc lặp lại chiến lược truyền thống của mình, đó là áp bức quân sự và sử dụng chính sách “bên miệng hố chiến tranh” để chống lại Việt Nam hồi đầu tháng 5 năm 2014.
Ông Kapila cho rằng, những gì chúng ta đang nhìn thấy giống như một chiến lược có tính toán của Trung Quốc bởi những hành động khiêu khích mới của Trung Quốc ở biển Đông chống lại Việt Nam diễn ra ngay sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Chuyến đi này nhằm khẳng định các cam kết an ninh của Mỹ với Nhật Bản và Philippines, do đó càng cho thấy hành động khiêu khích và chính sách “bên miệng hố chiến tranh” của Trung Quốc đã được lên kế hoạch trước.
Theo học giả Ấn Độ này, Việt Nam có thể không nằm trong các cam kết an ninh của Mỹ, nhưng Mỹ có thể trở thành một kẻ ngoài cuộc thụ động khi Trung Quốc viện cớ để khiêu khích và chống lại Việt Nam trong vùng biển tranh chấp trên biển Đông, do đó có thể gây nguy hiểm cho an ninh và ổn định của khu vực.
“Hành động khơi mào xung đột của Trung Quốc bắt nguồn từ việc nước này đơn phương đưa giàn khoan HD981 vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Không chỉ vậy, Trung Quốc còn cho các tàu hải quân và hàng chục tàu khác để bảo vệ giàn khoan dầu của mình. Đến ngày 6.5.2014, số lượng trong đội tàu của Trung Quốc được báo cáo đã lên đến khoảng 53 tàu hải quân.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, máy bay chiến đấu MIG 29 của Trung Quốc cũng được báo cáo đã bay do thám trên vùng trời trong khu vực đang xảy ra đụng độ với Việt Nam. Người dân Việt Nam lo ngại rằng, có thể Trung Quốc đã điều cả tàu ngầm đến khu vực này” – tiến sĩ Kapila nhắc lại sự việc.
Ông cho rằng, truyền thông quốc tế đã có những bình luận sâu rộng khi Trung Quốc tái thực hiện kế sách “bên miệng hố chiến tranh” trong vùng biển tranh chấp trên biển Đông, bất chấp những căng thẳng đang lan tràn khắp khu vực. Điều đó cho thấy ý đồ của Trung Quốc trong việc tái tạo chiến lược truyền thống của mình có liên quan đến những sự kiện đã diễn ra thời gian qua.
Ông Kapila đặt ra một loạt câu hỏi: “Hội nghị cấp cao ASEAN sắp diễn ra ở Myanmar. Liệu có phải Trung Quốc muốn tiếp tục chia rẽ ASEAN và khiến khối này trở nên không có tiếng nói trong cuộc xung đột ở biển Đông?”.
“Tại sao Trung Quốc đổ thêm dầu vào lửa khi căng thẳng quân sự với Philippines trên biển Đông đang diễn ra?”.
Có phải Trung Quốc đã chọn Việt Nam để tái thực hiện kế sách “bên miệng hố chiến tranh” của mình vì cho rằng, Mỹ đang phân tâm vì tình hình ở Ukraina sẽ không phản ứng trước cuộc phiêu lưu quân sự của Trung Quốc chống lại Việt Nam ngoài sự ủng hộ bằng lời lẽ?”.
“Có bất kỳ mối liên hệ nào giữa các hành động của Trung Quốc trong việc xây dựng một giàn khoan dầu trong vùng biển tranh chấp với Việt Nam để phản ứng lại hiệp định mới đây giữa Việt Nam và Ấn Độ về việc mở rộng thăm dò dầu khí chung trong vùng biển của Việt Nam?”.
Học giả Ấn Độ khẳng định, nhìn chung, động cơ cho hành động của Trung Quốc ở biển Đông dường như là để củng cố tổ chức quân sự của mình trên toàn bộ vùng biển này, bao bọc bởi đường 9 đoạn bằng cách thực hiện các bước chống lại Việt Nam.
Ông Kapila nhận định: “Bước sắp tới trong hoạt động quân sự của Trung Quốc có thể là tuyên bố một “vùng nhận dạng phòng không” (ADIZ) trên biển Đông. Khi đó, với tư cách là một siêu cường với nhiều lợi ích trên biển Đông, Mỹ sẽ vào cuộc.”
Theo Laodong
Thêm một tàu cá của ngư dân Lý Sơn bị Trung Quốc tấn công, cướp tài sản
Sáng 10.5, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi cho biết có thêm 1 tàu cá ngư dân Lý Sơn bị Trung Quốc tấn công, cướp tài sản khi đang đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa.
Dòng sự kiện Phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển Việt Nam
Theo ông Chinh, chiều tối 9.5, qua kết nối ICOM trạm bờ, nghiệp đoàn đã nhận được tin báo từ thuyền trưởng tàu cá QNg 96147- Dương Văn Giàu ở xã An Hải cho biết đang bị nạn.
Theo ông Giàu, sau khi tàu bị Quân sự Trung Quốc truy đuổi thời gian, họ đã thả 2 xuồng máy, cho người sang tàu ông iàu sang đập phá, lấy hết tài sản, ngư lưới cụ và bắt buộc ông Giàu phải quay về.
Vụ việc xảy ra lúc 18 giờ ngày 7.5 ở vùng biển Hoàng Sa, tại tọa độ 16,45 độ vĩ Bắc - 112,20 độ kinh Đông.
Theo ông Giàu, vì tàu quân sự Trung Quốc to, khó xoay trở, nên thay vì xáp lá cà, đâm thẳng vào tàu cá Việt Nam như thường lệ, phía Trung Quốc đã thay đổi hình thức tấn công bằng xuồng máy cơ động và nguy hiểm hơn.
Theo Laodong
Người TP HCM xuống đường phản đối Trung Quốc Sáng 10/5, nhiều người dân TP HCM đã tập trung trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc để phản đối việc nước này đưa giàn khoan vào thềm lục địa của Việt Nam. Người thành phố Hồ Chí Minh xuống đường phản đối Trung Quốc Gần 9h, đoàn người bắt đầu tập trung trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc trên đường Hai...