Học giả Ấn Độ: Chính phủ nên bắt tay Việt Nam để đối phó Trung Quốc
Ân Đô nên chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quôc bằng cách thắt chặt quan hệ chiến lược với Viêt Nam, Nhât Ban, Philippines và Indonesia, một chuyên gia Ân Đô nhận định.
Tàu chiến Ân Đô tập trận ở Vịnh Bengal – Anh: Reuters
The Hindu, một trong những tờ báo lâu đời nhất Ân Đô, hôm 11.9 dẫn lời ông G. Parthasarathy nhận định cán cân quyền lực thực tế tại châu A sẽ được xác lập bởi quan hệ giữa bộ ba gồm “một Trung Quôc quân phiệt, hiếu chiến, đang tăng trưởng nhanh, một Nhât Ban già cỗi, nhưng sáng tạo về mặt công nghệ và một Ân Đô vẫn đang ngập ngừng không biết làm thế nào để giải quyết mối quan hệ tay ba này một cách tốt nhất”.
Ân Đô ít nhất nên cung cấp tên lửa siêu thanh Brahmos cho các quốc gia bằng hữu tại Thai Binh Dương như Viêt Nam, Philippines và Indonesia, trong bối cảnh Trung Quôc luôn sẵn sàng dọa nạt các nước làng giềng
Ông G. Parthasarathy
Ông G. Parthasarathy là một quan chức ngoại giao cấp cao lão luyện của Ân Đô và là một trong những nhà phân tích chính trị hàng đầu nước này.
Một yếu tố đáng chú ý là giữa Ân Đô và Nhât Ban không có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ có thể dẫn đến căng thẳng giữa 2 nước, chuyên gia này lưu ý.
Trong khi đó, Trung Quôc đã thực thi các chính sách liên quan đến biên giới trên bộ lẫn trên biển có thể gây ra căng thẳng với Ân Đô, Nhât Ban, Han Quôc, Viêt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia, theo ông Parthasarathy.
“Chuyến thăm Nhật của Thu tương Ân Đô Narendra Modi và chuyến thăm Ân Đô sắp tới của Chủ tịch Tập Cận Bình, cũng như chuyến thăm Pakistan và Sri Lanka của ông Tập, có thể được xem như động thái tạo cân bằng quyền lực trong tình hình hiện tại”, chuyên gia Ân Đô đánh giá.
“Từ lâu Bắc Kinh đã cố kiềm hãm Ân Đô tại Nam Á. Không có biện hộ nào khác cho chuyện nước này trang bị cho Pakistan (quốc gia láng giềng đang có tranh chấp biên giới với Ân Đô) không chỉ xe tăng, tàu chiến, chiến đấu cơ, mà còn giúp Pakistan phát triển vũ khí hạt nhân và công nghệ san xuât tên lửa”, ông Parthasarathy phân tích.
Ngoài ra, Trung Quôc cũng liên tục cố ngăn ảnh hưởng của Ân Đô tại Nepal, Bhutan, Myanmar, Bangladesh, Sri Lanka và Maldives, theo cựu quan chức ngoại giao Ân Đô.
Video đang HOT
Ông Parthasarathy còn chỉ trích Bắc Kinh không có thiện chí trong việc giải quyết tranh chấp biên giới với Ân Đô khi tìm cách tránh né phân định Đường kiểm soát (LoC), giới tuyến tạm thời giữa 2 nước tại vùng Ladakh.
Mặc dù liên lạc giữa chỉ huy quân đội 2 nước đã được tăng cường, nhưng quân đội Ân Đô và Trung Quôc vẫn liên tục đụng độ nhau tại LoC, theo ông Parthasarathy.
“Trong khi chinh phu đang gia tăng sức mạnh phòng ngự tại vùng biên giới Ân Đô-Trung Quôc bằng cách tạo ra các đội hình tấn công mới, nâng cấp hệ thống liên lạc và điều động các đội chiến đấu cơ SU-30 tại khu vực, thì các nhà đàm phán của chúng ta đôi khi lại cẩn trọng quá mức và thậm chí còn tỏ vẻ có lỗi với phía Trung Quôc”, cựu quan chức ngoại giao Ân Đô chỉ trích.
“Đã đến lúc phải thay đổi kiểu suy nghĩ này và bắt tay với các đối tác như Viêt Nam và Nhât Ban để thiết lập một cán cân quyền lực ở châu A”, ông Parthasarathy nói.
Chuyên gia này còn kêu gọi Ân Đô ít nhất nên cung cấp tên lửa siêu thanh Brahmos cho các quốc gia bằng hữu tại Thai Binh Dương như Viêt Nam, Philippines và Indonesia, trong bối cảnh Trung Quôc luôn sẵn sàng dọa nạt các nước làng giềng.
Theo Thanh Niên
Cạnh tranh Biển Đông thúc đẩy Trung-Ấn chạy đua răn đe hạt nhân?
Cuộc cạnh tranh năng lượng và tài nguyên khác ở Ấn Độ Dương và Biển Đông đã trở thành nhân tố chủ yếu xây dựng lực lượng răn đe.
Tàu ngầm hạt nhân Arihant Ấn Độ
Trung-Ấn phát triển trang bị hải quân, coi trọng động cơ hạt nhân
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 27 tháng 7 dẫn tờ "The Hindu" Ấn Độ ngày 23 tháng 7 cho rằng, tranh đoạt tài nguyên năng lượng ở Biển Đông và Ấn Độ Dương đang làm cho Ấn Độ và Trung Quốc áp dụng hành động phát triển quân bị hải quân của họ, động cơ hạt nhân sẽ chiếm vị trí quan trọng.
Theo bài báo, để bảo vệ "tự trị chiến lược" của mình, Ấn Độ đang phát huy hiệu quả của răn đe hạt nhân, đồng thời dựa vào một số tiến bộ công nghệ đạt được gần đây của Tổ hức nghiên cứu và phát triển quốc phòng. Cơ quan này đang dẫn dắt các nỗ lực xây dựng khả năng răn đe hạt nhân.
Thông qua kết hợp giữa tên lửa đạn đạo phóng ngầm và tàu ngầm hạt nhân Arihant tự thiết kế và chế tạo, Ấn Độ sẽ xóa bỏ khoảng cách về khả năng đáp trả nếu bị tấn công hạt nhân.
Khi đề cập đến tên lửa đạn đạo trang bị cho tàu ngầm, người phụ trách Tổ chức nghiên cứu và phát triển quôc phòng Ấn Độ Avinash Chander cho biết: "Trong giai đoạn thử nghiệm, tàu ngầm hạt nhân Arihant se bắn thử tên lửa BO-5. Tên lửa đạn đạo trang bị cho tàu ngầm có thể tiến hành tấn công khi tàu ngầm đang di chuyển, khoảng cách xa nhất đạt 2.000 km.
Tàu ngầm hạt nhân Arihant Ấn Độ se bắn thử tên lửa BO-5
Theo bài báo, khi Ấn Độ xây dựng khả năng răn đe hạt nhân, Trung Quốc đã nghiên cứu chế tạo ra tàu ngầm động cơ hạt nhân thế hệ thứ tư. Tờ "Nhân Dân nhật báo" cho biết, những tàu ngầm này có thể dùng ngư lôi hoặc tên lửa ngắm chuẩn và tấn công các mục tiêu trên biển hoặc trên mặt đất.
Sau khi Mỹ thực hiện chính sách chuyển trọng điểm tới châu Á, Trung Quốc hầu như đang tự tin phản ứng lại. Chính sách này của Mỹ chắc chắn sẽ tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Biển Đông giàu tài nguyên.
Có nhà phân tích cho rằng, đối với cuộc cạnh tranh năng lượng và tài nguyên khác ở Ấn Độ Dương và Biển Đông - điều này không nên để phát triển thành cuộc xung đột công khai - đã trở thành nhân tố chủ yếu xây dựng lực lượng răn đe.
Tháng 5 năm 2014, Trung Quốc đã triển khai (phi pháp) 80 tàu trong đó có 7 tàu quân sự để bảo vệ giàn khoan 981 ở Biển Đông (thực tế là ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam). Việt Nam đã triển khai cuộc chiến (bảo vệ chủ quyền) quyết liệt ở khu vực này.
Theo một nguồn tin, Hải quân Ấn Độ mong muốn tăng cường hiện diện ở ven Ấn Độ Dương. Khu vực này có tuyến đường bờ biển Đông Phi giàu tài nguyên, đồng thời mở rộng tới Nam Cực.
Trung Quốc phát triển tàu ngầm hạt nhân mới
Trung-Ấn chạy đua phát triển vũ khí hạt nhân
Tờ "Thời báo Ấn Độ" tháng 9 năm 2013 cũng dẫn một báo cáo về vũ khí hạt nhân toàn cầu của Mỹ cho rằng, Ấn Độ nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có thể khiến cho Trung Quốc cũng bắt đầu triển khai tên lửa lắp nhiều đầu đạn hạt nhân độc lập (MIRV), từ đó gây ra cuộc chạy đua vũ trang gay gắt ở khu vực này.
Theo báo cáo, Trung Quốc và Ấn Độ đồng thời trang bị MIRV cho tên lửa đạn đạo sẽ ảnh hưởng đến xu thế dự trữ hạt nhân toàn cầu.
Theo báo cáo, quan chức Ấn Độ đã cho biết, tên lửa xuyên lục địa đang nghiên cứu phát triển của Ấn Độ có thể lắp nhiều đầu đạn hạt nhân. Điều này cộng với việc Mỹ tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa ở khu vực Thái Bình Dương sẽ kích thích Trung Quốc triển khai tên lửa MIRV.
Theo quan chức Ấn Độ, việc nghiên cứu phát triển MIRV là để thực hiện mục tiêu chiến lược cụ thể, thường là để tăng số lượng lắp đầu đạn cho tên lửa, hoặc có thể tấn công nhiều mục tiêu hơn trong một lần bắn.
Những mục tiêu chiến lược này đều không phù hợp với chính sách răn đe tối thiểu của Ấn Độ, bởi vì điều này sẽ tăng mạnh dự trữ vũ khí, đánh dấu tư tưởng tác chiến chuyển sang hướng tấn công hạt nhân.
Tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-5 Ân Độ
Báo cáo của Mỹ cho rằng, Mỹ, Nga và các nước khác được cộng đồng quốc tế ủng hộ kiểm soát vũ khí cần thông qua cắt giảm mạnh chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo và vũ khí MIRV để kiểm soát xu thế chạy đua này.
Báo cáo dự đoán, Trung Quốc đang sở hữu khoảng 250 đầu đạn hạt nhân, đồng thời còn sở hữu lượng nhỏ bom nguyên tử trang bị cho máy bay. Những đầu đạn hạt nhân này đều để trong tình trạng dự trữ, không lắp cho phương tiện bắn.
Pakistan có thể đã sản xuất 100-120 đầu đạn hạt nhân, còn Ấn Độ có thể đã sản xuất 90-110 đầu đạn hạt nhân. Nhưng, những nước này chưa triển khai chiến đấu thực tế. Báo cáo dự đoán, đến trước năm 2020, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc sẽ vượt Anh, tiếp cận Pháp. Điều này sẽ tùy thuộc vào Trung Quốc sản xuất và triển khai bao nhiêu tàu ngầm hạt nhân và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-41 (ảnh do dân mạng tuyên truyền)
Theo Giáo Dục
Ấn Độ lo ngại Trung Quốc chiếm được Biển Đông rồi sẽ đến Ấn Độ Dương Trung Quốc chỉ cần kiểm soát Biển Đông, sẽ tăng cường chi phối Thái Bình Dương, rồi vươn tới Ấn Độ Dương, nhưng họ sẽ vấp phải "chí cường quốc" của Ấn Độ. Hải quân Ấn Độ (ảnh minh họa) Tờ "Tin tức Tham khảo", một phiên bản của Tân Hoa xã, Trung Quốc ngày 6 tháng 7 dẫn bài viết "Ảnh hưởng...