Học giả Ấn Độ cảnh báo ASEAN về đầu tư từ Trung Quốc
Cựu đại sứ Ấn Độ tại Liên Hợp quốc (LHQ), đồng thời là một học giả có tiếng vừa lên tiếng cảnh báo các nước ASEAN, đặc biệt là Philippines, cẩn trọng khi ký kết các thỏa thuận đầu tư lớn với Trung Quốc vì cái giá phải trả có thể sẽ lớn hơn nhiều so với mức mặc cả ban đầu.
Cựu đại sứ Ấn Độ tại Liên hợp quốc Hardeep Singh Puri
Theo tờ Phil Star của Philippines, cảnh báo nói trên được ông Hardeep Singh Puri – Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu và thông tin cho các nước đang phát triển (RIS) của Ấn Độ – đưa ra rại buổi nói chuyện với giới truyền thông Đông Nam Á. Ông Puri là một học giả và nhà ngoại giao hàng đầu của Ấn Độ và cũng là cựu Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ.
Trong bài phát biểu của mình, ông Puri cho rằng các nước ASEAN cần phải tận dụng chính sách đầu tư mạnh mẽ của Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, để thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Song, theo ông, các nước cũng phải xem xét về các cách thức để trả nợ và rằng các dự án đó có khả thi hay không.
“Tôi nghĩ các nước ASEAN dù nhỏ hay lớn đều có khả năng phục hồi nhưng phải cẩn thận về những dự án đưa đến nhiều tiền một cách dễ dàng. Đó phải là những dự án khả thi và các bạn phải có khả năng trả nợ. Nếu những dự án đó dẫn đến nợ nần hay các điều khoản về cổ phần thì hãy bỏ qua”, ông Puri cảnh báo.
Cựu đại sứ Ấn Độ lấy trường hợp các thỏa thuận đầu tư xây dựng một cảng biển sâu và một sân bay quốc tế ở các khu vực Hambantota và Mattala của Sri Lanka với Trung Quốc để chứng minh cho cảnh báo của mình. Ông cho hay, chỉ sau khi bắt tay vào các dự án đầu tư với Trung Quốc, chính phủ Sri Lanka mới nhận thấy rằng các dự án đó là không khả thi vì tại các khu vực vùng sâu, vùng xa ở gần Cảng biển Hambantota và Sân bay quốc tế Mattala không có các dự án phát triển đi kèm để thu hút tàu bè, hàng hóa cũng như du khách. Kết quả là, Sân bay quốc tế Mattala hiện được cho là sân bay vắng khách nhất thế giới. Chỉ riêng chi phí duy trì hoạt động của sân bay này cũng đã khiến chính phủ Sri Lanka phải chi ra khá nhiều tiền.
Hồi tháng 10 năm ngoái, chính phủ Sri Lanka đã thông báo tiến hành thỏa thuận gán nợ lấy cổ phần với 2 công ty tư nhân của Trung Quốc để gánh giúp phần lớn trong khoản nợ hơn 8 tỉ USD của Sri Lanka với Chính phủ Trung Quốc. Theo thỏa thuận này, các công ty Trung Quốc sẽ sở hữu phần lớn số cổ phiếu ở 2 dự án trên và sẽ nắm quyền điều hành hoạt động ở các dự án này.
Cần phải nói thêm rằng cảng biển Hambantota có vị trí chiến lược quan trọng ổ Ấn Độ Dương. “Khoảng 65% trong tổng GDP của Sri Lanka hiện nay là nợ. Nợ hàng năm của Chính phủ nước này khoảng 8 đến 10 tỉ USD. Nếu chỉ có một nền kinh tế quy mô nhỏ mà khoảng 70% trong đó là nợ, anh sẽ không thể điều hành đất nước một cách hiệu quả”, ông Puri nói thêm.
Video đang HOT
Từ trường hợp trên, ông Puri cho rằng chính phủ của Tổng thống Philippines Duterte phải đảm bảo không để xảy ra tình huống tương tự với nước. Ông đặc biệt lưu ý đến việc khoảng 24 tỉ USD tiền nợ và tiền đầu tư mà chính phủ Philippines nhận được trong năm ngoái đến từ Trung Quốc. Trong chuyến thăm đầu tiên của ông tới Bắc Kinh, 2 nước cũng đã ký các thỏa thuận trị giá khoảng 15 tỉ USD.
Phần lớn các khoản đầu tư có bảo đảm là trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng như cảng biển, các dự án đường sắt, nhà máy điện, đường, cầu. “Trong cuộc chơi này không có từ thiện hay lòng vị tha. Ở Sri Lanka, nợ đã được chuyển thành cổ phần. Vấn đề là nếu nợ chuyển thành cổ phần tức là đang bán nước”, ông Puri nói. Song, ông từ chối trả lời về việc chính sách đầu tư mạnh mẽ của Trung Quốc ở không chỉ Philippines mà còn ở các nước ASEAN khác có liên quan đến nỗ lực “bịt miệng” các nước này trong vấn đề tranh chấp Biển Đông hay không. “Tôi không muốn võ đoán. Nhưng khi một nước thực hiện các chính sách như vậy, họ phải có động cơ của riêng mình”, ông nói.
Theo Huffington Post, trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2014, chính phủ, các công ty và ngân hàng của Trung Quốc đã cho các nước châu Phi vay khoảng 86 tỉ USD. Trong nhiều thỏa thuận, khoản nợ được bảo đảm bằng dầu mỏ, khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác. Nhưng, trong bối cảnh giá hàng hóa thấp, các nước châu Phi đã gặp nhiều khó khăn trong việc trả những món nợ khổng lồ cho Trung Quốc. Ví dụ, phần lớn xuất khẩu dầu mỏ của Angola được sử dụng để trả khoản nợ ít nhất là 20 tỉ USD cho Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc Angola không thu được tiền từ xuất khẩu dầu, dẫn đến khủng hoảng thanh khoản, đồng thời cũng khiến lạm phát gia tăng.
Tờ New York Times tuần này cũng có bài viết về những lo ngại của một số người đối với các khoản đầu tư từ Trung Quốc. Tờ báo cho biết, Canada – cũng tương tự Mỹ và một số nước khác – đang phải đối phó với việc phải xử lý hàng tỉ USD đầu tư từ Trung Quốc. Những thương vụ mua bán có yếu tố Trung Quốc ở nước này gần đây bao gồm từ mua các công ty dầu mỏ lớn, các tòa nhà văn phòng cho đến các công ty công nghệ tiên tiến. Nhiều người tại Canada đã lên tiếng phản đối các thương vụ này vì lo ngại Trung Quốc có thể tiếp cận các công nghệ nhạy cảm. Với người dân, nhiều người Canada hiện cho rằng tiền của Trung Quốc đổ vào nước này đã khiến giá nhà ở các nơi như Vancouver tăng mạnh, đồng thời cũng khiến lập trường của Chính phủ trong nhiều chủ đề, như nhân quyền, trở nên mềm mỏng hơn.
Theo Tâm An
Pháp luật Việt Nam
Ông Obama có thể giúp Lào thoát bóng Trung Quốc?
Chuyến thăm lịch sử sắp tới của ông Obama đến Lào có thể là một dấu mốc quan trọng, nhưng sự phụ thuộc kinh tế của Viêng Chăn với Trung Quốc sẽ khiến Lào phải cẩn thận trong việc cân đối tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.
Chủ tịch Lào Choummaly Sayasone và Tổng thống Mỹ Barack Obama chụp ảnh tại hội nghị Mỹ-ASEAN tháng 2.2016 (Ảnh: AP)
Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Lào trong tuần này trùng hợp với thời điểm Lào đang đấu tranh để thoát khỏi bóng ảnh hưởng của Trung Quốc.
Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi kinh tế của Lào, với các khoản đầu tư hiện tại trị giá 6,7 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của Lào đã tăng lên 7,8%, nâng thu nhập bình quân đầu người lên 1.730 USD vào năm ngoái, phần lớn là nhờ sự đầu tư của Trung Quốc.
Thitinan Pongsudhirak, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Chulalongkorn ở Thái Lan nói: "Lào có quan hệ với nhiều nước Asean nhưng Trung Quốc thực sự là đối tác bảo trợ chính."
Và đây là một cái mác mà Lào đang cố gắng gỡ bỏ khi nước này đang tìm kiếm sự cân bằng trong chính sách đối ngoại của mình. Việc Mỹ mở rộng chính sách ngoại giao ở châu Á cũng là một điều thuận lợi cho Lào. Obama sẽ là tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Lào. Chuyến đi lịch sử của ông sẽ càng làm rõ cuộc tranh giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á giữa Mỹ và Trung Quốc.
Chủ tịch Lào Choummaly Sayasone bắt tay Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường tháng 9.2015 (Ảnh: Tân Hoa Xã)
"Lào đang ở một vị trí thách thức, xung quanh đều là các nước láng giềng lớn hơn. Nước này quá nhỏ bé, rất dễ bị ảnh hưởng và can thiệp trong khu vực", Thitinan nói. "Nhưng nước này đang muốn thoát ra. Lào nằm trong quỹ đạo của Trung Quốc nhưng hiện họ đang muốn làm nóng mối quan hệ với Mỹ".
Do ràng buộc kinh tế, việc thoát bóng Trung Quốc sẽ rất khó khăn với Lào. Tại các địa điểm xây dựng của các tỉnh biên giới ở Viêng Chăn, ký hiệu bằng tiếng Trung Quốc xuất hiện ở khắp mọi nơi. Trong các khu kinh tế đặc biệt ở biên giới, tiếng Trung Quốc thậm chí còn là ngôn ngữ chính.
Giao thương hai chiều giữa Lào và Trung Quốc đã tăng từ 1,3 tỷ USD năm 2011 đến 3,6 tỉ USD vào năm 2014, nhưng giảm xuống 2,78 tỉ USD vào năm 2015, một phần do nền kinh tế toàn cầu suy giảm và và hạn chế xuất khẩu gỗ từ Lào.
Đối với các nhà lãnh đạo Lào, đặc biệt là Thủ tướng cầm quyền hồi đầu năm nay, việc tái cân bằng các mối quan hệ trong khu vực là bắt buộc về mặt kinh tế. Lào, quốc gia nắm vai trò chủ tịch ASEAN, tự thấy mình ở một vị trí bấp bênh khi Trung Quốc đang cố gắng gây ảnh hưởng đến các nước ASEAN, kêu gọi sự ủng hộ về yêu sách phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. Bắc Kinh đã bác bỏ phán quyết của Tòa án quốc tế khi Tòa phủ nhận tuyên bố ngang ngược của Trung Quốc trên vùng biển này.
Trung Quốc đang kêu gọi sự ủng hộ của các nước ASEAN về vấn đề Biển Đông (Ảnh minh họa: Reuters)
Carl Thayer, một chuyên gia phân tích quốc phòng tại trường Đại học New South Wales ở Australia, nói rằng chiến lược chính sách đối ngoại của Lào là để duy trì một mức độ độc lập về ngoại giao. "Tôi không nghĩ Trung Quốc có thể buộc Lào làm bất cứ điều gì Lào không muốn với tư cách chủ tịch ASEAN," ông nói.
Vì thế, thiết lập quan hệ với Mỹ là một ưu tiên trong việc cân đối các biện pháp ngoại giao và kinh tế. Nhưng trái ngược với sự hiện diện kinh tế áp đảo của Trung Quốc, giao thương với Mỹ ở Lào chỉ chiếm 70 triệu USD.
Michael Fuchs, một thành viên cao cấp tại Trung tâm Tiến bộ Mỹ, viết trên tờ New Republic rằng tuy Lào "hoài nghi Mỹ, nhưng nước này vẫn sẵn sàng có mối quan hệ thân thiết hơn với Washington". Fuchs nói việc "làm thân" với Mỹ có mục đích sâu xa hơn là chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc. Mỹ có nhiều lĩnh vực hấp dẫn như đầu tư kinh doanh, giáo dục và một "mô hình cho nhân quyền và dân chủ" dành cho các quốc gia như Lào.
Tuy Lào hoài nghi Mỹ, nhưng nước này vẫn sẵn sàng có mối quan hệ thân thiết hơn với Washington (Ảnh: Reuters)
Thitinan của đại học Chulalongkorn nói rằng để chống lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc, mối quan hệ dài hạn mà Lào nên tập trung vào chính là với Nhật Bản, một nhà tài trợ lớn trong phát triển khu vực và tiến hành "rất nhiều hành động mạnh mẽ".
"Mỹ sẽ thay đổi rất nhiều thứ khi Obama đến thăm Lào trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc," ông nói. "Nhưng về lâu dài, mối quan hệ Nhật Bản-Trung Quốc mới là quan trọng. Nếu Lào muốn đòn bẩy, thì họ nên dựa vào Nhật Bản. "
Theo Trà My - SCMP (Dân Việt)
Kết quả chuyến thăm Tây Âu và dự Hội nghị G20 của Thủ tướng Chuyến đi của Thủ tướng đã thúc đẩy hợp tác với Đức và Hà Lan, đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam tại Hội nghị G20. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân dự Hội nghị G20 tại Đức. Ảnh: Reuters. Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm và tham dự...