Học được gì ở quốc gia làm ít, chơi nhiều nhất thế giới?
Ít khi trò chuyện, tán gẫu ngoài công việc, thẳng thắn và súc tích trong giao tiếp với đồng nghiệp, văn hóa công sở của người Đức dường như có rất nhiều điều để học hỏi.
Làm việc ít không có nghĩa là năng suất kém, và người Đức là một minh chứng tiêu biểu cho điều này
Đức là quốc gia làm việc ít nhất thế giới, theo số liệu năm 2015 của tổ chức OECD. Điều đặc biệt là, người Đức đồng thời rất nổi tiếng với năng suất làm việc hiệu quả và chất lượng. Chúng ta có thể học hỏi được gì từ văn hoá công sở và phong cách sống của người Đức? Loạt bài này sẽ giải đáp phần nào câu hỏi trên.
Theo số liệu năm 2015 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Đức hiện đang là quốc gia làm việc ít nhất thế giới. Người Đức trung bình chỉ làm việc 1.371 tiếng/năm, tương đương khoảng 26 tiếng/tuần. Nếu mỗi tuần làm việc 5 ngày, trung bình người Đức chỉ làm khoảng hơn 5 tiếng/ngày.
Làm việc ít không có nghĩa là năng suất kém, và người Đức là một minh chứng tiêu biểu cho điều này. Theo Huffington Post, Đức là cường quốc công nghiệp của châu Âu và cũng là một nhà sản xuất hàng đầu, xuất khẩu hàng hóa cho các quốc gia đang phát triển ở châu Á. Không phải tự nhiên mà sự siêu việt của các kĩ sư người Đức làm việc cho hãng xe hơi Volkswagen trở nên nổi tiếng toàn thế giới.
Là động cơ thúc đẩy kinh tế của EU, Đức đã một tay cứu khu vực đồng euro khỏi sự sụp đổ vào năm 2012, theo Huffington Post. Nhưng cùng lúc, công nhân Đức lại được hưởng những điều luật bảo vệ người lao động chưa từng có và giờ làm việc ngắn hơn so với hầu hết các nước khác. Vậy, làm thế nào mà quốc gia làm việc ít nhất thế giới này lại có thể duy trì năng suất cao như vậy?
Phương thức làm việc của người Đức là nghiêm túc và chuyên nghiệp
Phương thức làm việc của người Đức là nghiêm túc và chuyên nghiệp. Dưới đây là những đặc điểm chính trong văn hóa công sở tại Đức, những điều không chỉ người dân Việt Nam mà nhiều quốc gia khác đều có thể học hỏi để làm việc hiệu quả hơn.
Tập trung tuyệt đối
Trong văn hóa kinh doanh của Đức, khi một nhân viên đang làm việc, họ không nên làm bất cứ điều gì khác ngoài công việc. Facebook, email cá nhân, “tám” chuyện với đồng nghiệp,… thường được coi là những những hành vi xã hội không thể chấp nhận nơi công sở.
Trong một bộ phim tài liệu của BBC “Làm cho tôi trở thành người Đức” (Make Me A German), một phụ nữ trẻ người Đức đã kể lại cú sốc văn hóa của cô khi đến Anh quốc trong một lần trao đổi công việc.
“Tôi đang ở trong văn phòng và mọi người luôn kể chuyện riêng tư của họ. Họ nói về kế hoạch tối nay, trong lúc uống cà phê cũng vậy”. Cô đã khá ngạc nhiên trước tính cách “kì lạ” này của người Anh.
Video đang HOT
Facebook, email cá nhân, “tám” chuyện với đồng nghiệp,… thường được coi là những những hành vi xã hội không thể chấp nhận nơi công sở
Rõ ràng, tại nhiều quốc gia khác như Mỹ, những hành vi này không phải là quá nghiêm trọng. Theo American Express, người Mỹ thậm chí còn có xu hướng dành nhiều thời gian để giao lưu nơi công sở hơn, trong khi người châu Âu thì ngược lại và nhanh chóng trở về nhà sau giờ làm việc.
Tác giả Thomas Geoghegan từng viết trên tờ New York Times: “Ở Mỹ, vừa uống cà phê vừa nói chuyện với đồng nghiệp là chuyện bình thường. Do đó, một ngày làm việc ở Mỹ kéo dài hơn, nhưng lại thoải mái hơn. Tuy nhiên, kéo dài hơn không có nghĩa là hiệu quả hơn. Vì một khối lượng công việc nhất định đều có thể hoàn thành trong cả hai trường hợp trên”.
Bầu không khí làm việc của Mỹ được cho là thoải mái và thân thiện hơn, trong khi công sở Đức lại đặt trọng tâm vào chất lượng, thời gian làm việc theo cá nhân, sau đó rời khỏi văn phòng ngay sau khi xong việc.
Công sở Đức lại đặt trọng tâm vào chất lượng, làm việc theo cá nhân, sau đó rời khỏi văn phòng ngay sau khi xong việc
Thẳng thắn và trực tiếp
Văn hóa kinh doanh của Đức cũng ủng hộ sự thẳng thắn và trực tiếp trong giao tiếp. Trong khi người Mỹ có xu hướng coi trọng những cuộc nói chuyện nhỏ bên lề và duy trì một bầu không khí lạc quan, người Đức hiếm khi vòng vo. Người lao động Đức sẽ trực tiếp nói chuyện với quản lý về đánh giá hiệu suất, lao vào một cuộc họp mà không bị lên án là “phá ngang” và sử dụng ngôn ngữ chỉ huy mà không cần tới các cụm từ lịch sự.
Ví dụ, nếu một người Mỹ nói: “Sẽ rất tuyệt nếu bạn có thể làm xong việc này cho tôi và lúc 3 giờ chiều”, thì một người Đức sẽ nói: “Tôi cần việc này làm xong lúc 3 giờ chiều”.
Khi một người Đức đang làm việc, họ sẽ rất tập trung và siêng năng, dẫn đến một năng suất cao hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn, tờ American Express nhận định.
Khi một người Đức đang làm việc, họ sẽ rất tập trung và siêng năng, dẫn đến một năng suất cao hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn
Họp ít hơn
Một người Mỹ làm quản lý ở Đức đã nhận xét những nhân viên Đức là “cá nhân và khép kín”. Trong khi người Mỹ có xu hướng họp mặt mỗi khi gặp phải vấn đề, thì người Đức lại ít “họp hành” hơn.
Thông thường người Đức sẽ làm việc từ xa và mất nhiều thời gian đi lại trong ngày, kết quả là, các buổi làm việc cá nhân của họ sẽ buộc phải tập trung hơn mà mang lại kết quả cao hơn.
Tại Mỹ, dường như có quá nhiều cuộc họp được tổ chức tại các công ty. Thế nhưng, người Đức đã học được rằng các cuộc họp và năng suất lao động không đi kèm với nhau.
Văn hóa làm việc của Đức, nhìn chung, rất khác so với Mỹ cũng như nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, chắc chắc có những bài học có thể rút ra từ các “đối tác” Đức. Tách rời công việc và giải trí sẽ giúp chúng ta có một cuộc sống cân bằng hơn. Đặt điện thoại xuống sau giờ làm việc giúp chúng ta nghỉ ngơi hoàn toàn. Khi có việc gì đó cần phải làm, hãy tắt Facebook và các thông báo khác, để trí óc được yên tĩnh và tập trung. Trò chuyện trực tiếp có thể giúp tăng năng suất và tăng sự minh bạch giữa các thành viên trong nhóm.
Theo Danviet
7 trở ngại cho kỳ trăng mật Mỹ - Nga dưới thời Donald Trump
Để thiết lập một mối quan hệ tốt đẹp dưới thời Tổng thống Donald Trump, Nga và Mỹ sẽ phải vượt qua nhiều trở ngại cả chủ quan và khách quan do sự khác biệt giữa hai nước trong quá trình khẳng định vị thế.
Ông Trump và ông Putin. Ảnh: AP
Do những thiện cảm dành cho Tổng thống Nga Vladimir Putin trong chiến dịch tranh cử, chiến thắng của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được nhiều chuyên gia nhận định sẽ giúp Moscow thoát khỏi thế cô lập, thiết lập quan hệ hữu nghị với Washington và tăng cường ảnh hưởng trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, chuyên gia về Nga Taras Kuzi thuộc Đại học Alberta, Canada, nhận định, hai siêu cường quân sự thế giới này sẽ phải vượt qua 7 trở ngại để có thể chia sẻ những lợi ích trong thời gian tới.
Thứ nhất, giữa hai nước đang tồn tại quá nhiều bất đồng sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014 và Moscow bị cáo buộc bắn hạ máy bay MH-17 cũng như xúi giục lượng ly khai ở miền đông Ukraine nổi dậy chống chính phủ.
Lợi ích của Nga và phương Tây trong hồ sơ Syria cũng đối nghịch nhau về dài hạn. Trong khi ông Trump từng tuyên bố sẽ ném bom diệt sạch IS thì mục tiêu chiến lược của Nga là hỗ trợ chế độ của chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad và củng cố vị thế tại Trung Đông.
Thứ hai, những nỗ lực tái thiết quan hệ giữa hai nước trong thời gian qua đều không thành công do quan điểm và lập trường khác nhau. Ông Putin luôn cho rằng Washington phải là bên chủ động bởi Moscow không làm điều gì sai để phương Tây có thể đổ lỗi cho tình trạng lạnh nhạt trong quan hệ giữa hai bên.
"Rất tiếc, quan hệ giữa Nga và phương Tây đang ở trong trạng thái tồi tệ nhưng tôi nghĩ rằng đó không phải là lỗi của chúng tôi", Tổng thống Nga từng khẳng định.
Thứ ba, tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và các cơ quan tình báo phương Tây gần đây ngày càng chú trọng đến mối đe dọa từ Nga và cho rằng mức báo động từ mối đe dọa này đã cao tương đương thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Cơ quan tình báo nội địa (MI5) của Anh cáo buộc Nga đang sử dụng tổng lực sức mạnh và các cơ quan nhà nước nhằm triển khai chính sách đối ngoại một cách "hung hăng" thông qua các hoạt động tuyên truyền, lật đổ, gián điệp và tấn công mạng.
Thứ tư, việc cải thiện quan hệ với Mỹ cũng khiến ông Putin gặp nhiều khó khăn trong vấn đề đối nội.
Kể từ khi giá dầu liên tục sụt giảm, để tạo dựng uy tín đối với dư luận Nga, Tổng thống Putin đã xây dựng chính sách đối ngoại dựa trên nền tảng tư tưởng rằng Washington chính là đối thủ chủ yếu và duy nhất của Moscow. Mọi chính sách, tuyên bố quốc tế của ông đều xoay quanh luận điểm này.
Nhưng nếu Trump và Putin xích lại gần nhau, Tổng thống Nga sẽ buộc phải từ bỏ quan điểm chống Mỹ và không tuyên truyền về một nước Mỹ ngạo mạn, nhiều tham vọng và luôn bị ám ảnh bởi quyền lực.
"Điện Kremlin cần Donald Trump, nhưng với tư cách là một người thua cuộc chứ không phải là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua", tờ Guardian nhận định.
Thứ năm, ông Putin từng rất tức giận khi ông Obama gọi Nga là một cường quốc khu vực và đang nỗ lực buộc Mỹ phải đối xử với Nga một cách bình đẳng và tôn trọng. Một tổng thống theo chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ như ông Trump có rất ít khả năng sẽ công nhận vị thế cường quốc thế giới và tôn trọng Nga hơn ông Obama.
Thứ sáu, ông Trump cũng sẽ phải làm việc với nhiều nghị sỹ đảng Cộng hòa có lập trường cứng rắn với Nga ở cả hai viện Quốc hội Mỹ, điển hình như Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan, người từng cáo buộc ông Putin là "lãnh đạo hiếu chiến không có chung quan điểm".
Phó Tổng thống đắc cử Mike Pence cũng từng cho rằng ông Putin là "lãnh đạo nhỏ nhen và thích bắt nạt người khác".
Nghị sĩ theo trường phái diều hâu Newt Gingrich, người ủng hộ ông Trump lâu năm, từng tuyên bố trong Hội nghị thượng đỉnh châu Âu Yalta tại Ukraine hồi tháng 9/2016 rằng nếu đắc cử, ông Trump có thể sẵn sàng cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Nghị sĩ Mitt Romney, ứng viên sáng giá cho chức ngoại trưởng Mỹ dưới thời Trump từng tuyên bố trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2012 rằng Nga là kẻ thù địa chính trị số một của nước Mỹ.
Thứ bảy, ông Trump không thể đơn phương bãi bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow do sự ràng buộc của luật pháp Mỹ. Các nghị sĩ đảng Cộng hòa kiểm soát Hạ viện và Thượng viện sẽ phản đối việc gỡ bỏ này.
"Nếu ông Trump cố gắng cải thiện quan hệ với Nga, ông thậm chí sẽ có ít cơ hội thành công hơn hai người tiền nhiệm", chuyên gia Taras Kuzi nhận định.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Mỹ cảnh báo vũ khí siêu thanh của Putin "có khả năng thổi bay phương Tây" Tổng thống Nga Vladimir Putin đang phát triển vũ khí siêu thanh có sức hủy diệt kinh hoàng có khả năng thổi bay phương Tây, một báo cáo của Không quân Mỹ cảnh báo. Mỹ cảnh báo phương Tây phải đẩy mảnh phát triển vũ khí siêu thanh nếu muốn ngăn chặn nguy cơ bị vũ khí tương tự của Nga "thổi bay"....