Học cách ứng xử tài tình từ 10 hiệu ứng tâm lý con người
Muốn xây dựng một nhân cách tốt, trước tiên hãy cố gắng bắt đầu bằng cách khen ngợi người khác.
Giao tiếp và đối nhân xử thế là “môn học” vô cùng phức tạp và rộng lớn trong cuộc sống. Ai cũng muốn trở thành “bậc thầy” thu phục lòng người để đi đâu cũng được chào đón và yêu thích, song không phải người nào cũng làm được.
Hãy nằm lòng 10 hiệu ứng tâm lý dưới đây để ứng xử tài tình, dễ dàng tạo dựng các mối quan hệ:
“Bạn có thể cho mình mượn cây bút được không?”.
“Được”.
“Nhân tiện, làm thế nào để giải bài toán này?”.
“Dễ mà! Như thế này…”.
Hiệu ứng bậc thang: Sử dụng yêu cầu nhỏ hơn để thăm dò và dẫn dắt một người, khiến họ dễ dàng chấp nhận yêu cầu lớn hơn. Hiện tượng này giống như khi lên từng bậc thang lúc nào cũng dễ hơn việc cố gắng bỏ qua nhiều bậc để lên cao.
Muốn người khác đáp ứng cho bạn một yêu cầu tương đối khó khăn, đầu tiên hãy tìm cách để họ làm một điều không đáng kể cho bạn, xác suất họ đồng ý giúp đỡ sẽ lớn hơn.
Video đang HOT
Muốn người khác nói sự thật với bạn, nhìn vào mắt đối phương khi họ nói chuyện và giữ im lặng. Không gian yên tĩnh sẽ làm cho đối phương cảm thấy áp lực, vô thức nói ra sự thật với bạn.
Khi bạn bày tỏ quan điểm, hơi gật đầu và gửi một số tín hiệu tích cực cho người khác. Bạn sẽ phát hiện rằng họ vô tình bị ý thức của bạn đồng hóa và dễ dàng chấp thuận quan điểm của bạn.
Trong bóng tối, hai bên không thể cảm nhận rõ ràng cảm xúc của đối phương, có thể giảm đáng kể cảm giác bất an. Bởi lẽ khi không còn đối diện và nhìn rõ mặt nhau, đôi bên sẽ bớt ngại ngùng và dễ dàng mở lòng hơn, thậm chí độ tự tin cũng tăng dần.
5. Hiệu ứng ám thị
Muốn thay đổi khuyết điểm của một người, lớn tiếng chỉ trích không bằng làm gương. Con người có thể phát sinh phản ứng trong ám thị một cách vô tình.
Ví dụ, muốn người khác đến hẹn đúng giờ, bản thân bạn phải kiên trì mỗi lần đều đến đúng giờ, và vào ngày đối phương tình cờ không đến muộn, hãy khen ngợi họ, đây chính là lúc cho đối phương một gợi ý tâm lý, sớm muộn họ cũng sẽ thay đổi.
Các tiêu chí đánh giá của một người dễ bị ảnh hưởng bởi cộng đồng và số đông, từ đó dễ dàng mặc định gán ghép nhận định vào đối tượng.
Ví dụ: “Đi du học, mặc định nói tiếng Anh tốt”, “Sinh viên của trường giỏi, đồng nghĩa với thông minh xuất chúng”…
Trong nghiên cứu tâm lý, có một hiện tượng rất thú vị: trong các hoạt động có sự tham gia của cả hai giới, những người tham gia sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn so với các hoạt động chỉ có sự tham gia của một giới. Điều này là do nhu cầu tiếp xúc giữa hai nhóm giới tính khác nhau được đáp ứng.
8. Hiệu ứng kề cận
Chúng ta luôn thích tiếp xúc với người cùng chung sở thích và thế giới quan. Cảm xúc thăng hoa luôn đạt được bằng cách khám phá sở thích chung với nhau hoặc học hỏi sở thích của nhau.
9. Hiệu ứng lặp lại
Lần đầu tiên gặp nhau muốn tạo ấn tượng tốt, khi nói chuyện hãy thử lặp lại các từ khóa trong lời nói của nhau, chẳng hạn như người kia nói rằng anh ta “ăn gà cho bữa tối hôm nay”. Bạn có thể lặp lại “Món gà, ngon không?”.
Điều này sẽ làm cho người khác cảm thấy rằng bạn đang lắng nghe cẩn thận và quan tâm đến cuộc trò chuyện, từ đó có ấn tượng tốt với bạn.
10. Hiệu ứng phản chiếu
Muốn xây dựng một nhân cách tốt, trước tiên hãy cố gắng bắt đầu bằng cách khen ngợi người khác. Đối phương có thể dễ dàng liên hệ với mô tả của bạn về người khác. Hiện tượng này được gọi là “chuyển giao đặc điểm vô thức”, khi bạn luôn khen ngợi một người chân thành, tốt bụng và thông minh, đối phương sẽ tự nhiên hiểu những điều này là đặc điểm của bạn.
Mẹ mới mất 5 tháng bố chồng đã đòi tái hôn, nghe ông giải thích chồng tôi bủn rủn chân tay
Tôi cũng không tài nào hiểu nổi tại sao bố chồng lại vội vàng như vậy. Trước đây tôi từng rất ngưỡng mộ tình cảm giữa bố và mẹ chồng.
Sau khi kết hôn, vợ chồng tôi sống chung cùng bố mẹ chồng để tiện bề chăm sóc ông bà, vì trong nhà có mỗi hai anh em, cô em chồng đã đi lấy chồng xa thỉnh thoảng mới về nhà. Nói là vậy nhưng ông bà đỡ đần chúng tôi mới đúng, từ việc nhà đến việc chăm con, tôi chẳng mấy khi phải động tay vào.
Tôi và mẹ chồng đặc biệt rất thân thiết. Mẹ là người chu đáo, tinh tế và rất khéo trong việc đối nhân xử thế khiến tôi rất nể. Tôi luôn lấy bà làm gương để học tập, noi theo. Khi về làm dâu được 7 năm, mẹ chồng bất hạnh qua đời vì bạo bệnh khiến cả nhà xót xa. Bố chồng suy sụp lắm, vì dẫu sao ông bà cũng sống với nhau nửa đời người mà.
Thế nhưng khi mẹ mất chưa đầy 5 tháng, bố chồng đã đòi đi thêm bước nữa với cô hàng xóm tên Mai mới chuyển đến gần nhà. Việc này khiến cả nhà sốc nặng, phản đối gay gắt. Anh em họ hàng lần lượt khuyên can bố, thậm chí chồng tôi còn nói sẽ từ mặt nếu ông tái hôn.
Khi mẹ mất chưa đầy 5 tháng, bố chồng đã đòi đi thêm bước nữa với cô hàng xóm khiến cả nhà choáng váng. (Ảnh minh họa)
Tôi cũng không tài nào hiểu nổi tại sao bố chồng lại vội vàng như vậy. Trước đây tôi từng rất ngưỡng mộ tình cảm giữa bố và mẹ chồng. Dù đã ở tuổi ngũ tuần nhưng ông bà vẫn xưng "vợ-chồng" ngọt xớt, cũng chẳng ngại đấm vai bóp chân cho nhau trước mặt con cái. Những lúc thấy cảnh đó, tôi chỉ ước ao sau này hai vợ chồng tôi khi về già cũng tình cảm được như vậy.
Nhưng bây giờ mẹ chỉ mới nằm xuống, còn chưa qua giỗ đầu bố đã đòi tái hôn. Chẳng nhẽ bố và người phụ nữ kia ngoại tình với nhau từ lâu, còn thứ tình cảm đối với mẹ chẳng qua xuất phát từ sự áy náy? Thấy mọi người phản đối gay gắt, cuối cùng bố chồng đành phải nói ra sự thật để thuyết phục các con, tác thành cho hai người.
- Thực ra cô Mai là mối tình đầu của bố. Sau khi ra trường bố và cô ấy muốn cưới nhau nhưng bị gia đình cô Mai cấm cản. Bố mẹ cô ấy chê bố nghèo, không xứng với gia đình nhà họ. Thậm chí khi cô Mai có bầu, mẹ cô ấy vẫn không chấp nhận mối hôn sự này. Đến khi cô Mai sinh con ra, nhà họ đã mang đứa trẻ trả lại cho bố. Đúng lúc khó khăn nhất, mẹ các con đã đến với bố và chấp nhận nuôi con cho bố. Đứa trẻ đó chính là thằng Huy.
Nghe lý do bố giải thích, chồng tôi bủn rủn chân tay trước sự thật phũ phàng. (Ảnh minh họa)
Bố không hề có tình cảm với mẹ con, luôn giữ một tình yêu với cô Mai, nhưng vì bà ấy đối xử tốt với thằng Huy nên bố đành chôn vùi tình yêu trong lòng để sống trọn đời với bà ấy. Thứ tình cảm bố dành cho mẹ các con là tình nghĩa, là trách nhiệm chứ không phải tình yêu. Bây giờ mẹ các con mất rồi, cô Mai cũng đã ly dị chồng, bố muốn đi theo tiếng gọi tình yêu, bù đắp sự tiếc nuối năm xưa. Mong các con đừng ngăn cản, tác thành cho đôi ông bà già mệnh khổ này.
Tôi và chồng đều choáng váng đến bủn rủn chân tay. Cả hai không thể ngờ người mẹ đáng kính bao lâu nay lại không phải là mẹ đẻ của chồng tôi mà chỉ là mẹ kế. Để tăng thêm độ tin tưởng, bố chồng còn đem tờ giấy xét nghiệm huyết thống cho cả nhà xem. Đúng là chồng tôi và cô Mai kia chung huyết thống thật.
Tôi vừa giận vừa thương bố chồng. Thương ông từng có một đoạn tình cảm dở dang như vậy, nhưng tôi càng thương người mẹ chồng quá cố hơn. Cả đời bà hi sinh cho gia đình, nhưng đổi lại chỉ là sự lừa dối của bố chồng. Song, đáng nói hơn là giờ tôi và chồng đều không biết phải đối mặt với cô hàng xóm kia, người mẹ ruột của chồng ra sao nữa.
Về quê thăm mẹ, tôi cúi mặt xấu hổ khi nhìn đôi dép của chị dâu Thương chị dâu một, tôi tự trách bản thân đến mười. Chị dâu tôi ít nói, cứ lụi cụi làm việc suốt. Chị ấy làm nông, suốt ngày chỉ ở ngoài vườn rau, ao cá hoặc chăm sóc đàn lợn. Dù ít học nhưng ai trong xóm cũng khen ngợi chị đối nhân xử thế rất tốt, biết nghĩ trước sau. Mấy tháng...