Học cách tha thứ
Câu ‘Anh/Em không đáng được tha thứ’ bạn vẫn nói theo thói quen chính là lý do khiến mối quan hệ không thể cứu vãn.
Có nhiều người than phiền rằng dù đã chấp nhận lời xin lỗi và tha thứ cho “đối tác” nhưng bản thân lại cảm thấy bứt rứt, không yên. Nguyên nhân có thể bạn chưa hiểu hết được ý nghĩa của từ “tha thứ”. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn hoàn thiện mình.
1. Tha thứ và lãng quên
Tha thứ không có nghĩa là bạn quên sạch những việc đã xảy ra. Bởi thực tế chẳng ai có thể làm được như thế, trừ những người bị mất trí nhớ. Bộ não của bạn có thể nhớ được tất cả những người làm bạn tổn thương (thậm chí còn nhớ lâu hơn người làm bạn vui vẻ). Do vậy, bạn nên giữ thái độ chủ động trong mọi việc.
Ví dụ như chồng/vợ bạn luôn quên tặng quà hay chúc mừng bạn nhân dịp sinh nhật. Biết vậy nhưng năm nào gần đến ngày, bạn cũng ngồi nhà và chờ đợi điều bất ngờ, để rồi nỗi buồn càng buồn thêm. Vậy tại sao bạn không tự lên kế hoạch về một buổi sinh nhật như ý muốn? Điều tồi tệ nhất không phải bị chồng/vợ phớt lờ mà là bạn đã quên yêu thương chính bản thân mình.
Tuy nhiên, tha thứ là một cách để khôi phục lại các mối quan hệ. Không phải là cố tỏ ra vui vẻ, giả vờ với cảm xúc thật nhưng đừng để sự tổn thương kéo dài quá lâu. Dù sao thì cũng chẳng có người hoàn hảo trên đời.
2. Tha thứ không có nghĩa là người ấy đã làm tốt
Video đang HOT
Bỏ qua lỗi lầm của chồng/vợ hoặc người yêu là điều có thể làm nhưng cần thiết hơn cả là cho người ấy biết rằng họ đã sai như thế nào? Và bạn đã bị tổn thương ra sao? Bạn không muốn mọi chuyện lặp lại lần nữa.
Những quan điểm này cần được thể hiện rõ ràng bởi mọi người có xu hướng hành động theo thói quen nhiều hơn suy nghĩ. Một khi bạn không cảnh cáo những chuyện tồi tệ đã xảy ra thì họ có thể nghĩ rằng: “Chẳng sao cả. Đằng nào cũng phải xin lỗi và lại được tha lỗi thôi”.
3. Nếu bạn tha thứ nhưng người ấy không thực sự hối lỗi
Sự tha thứ của bạn không đồng nghĩa với thái độ của người gây lỗi. Ngược lại, có những người sau khi được tha lỗi còn cho rằng họ đang được bạn thương hại và kể từ đó, luôn giữ thái độ “tự vệ”, sẵn sàng “xù lông” khi cần thiết. Và điều này lại là kẻ thù của các mối quan hệ. Trong trường hợp này, thái độ của bạn vô cùng quan trọng. Hãy cho thấy rằng hành động tha thứ của bạn không phải là sự ban ơn nhưng cũng chỉ “khoan nhượng” được lần này.
4. Đừng bao giờ nghĩ rằng người ấy không đáng được tha thứ
Trong cuộc sống, ai cũng có một giá trị nhất định và điều đó tạo nên bản sắc, cá tính riêng. Ngay cả khi họ phạm lỗi thì ở một khía cạnh nào đó, họ vẫn rất tốt. Chính bạn cũng vậy thôi. Cũng sẽ có lúc bạn mắc lỗi và cần sự bao dung từ người khác. Vì thế, đừng bao giờ nói với đối tác của bạn rằng: “Anh/Em không đáng được tha thứ”. Câu nói trong lúc tức giận này sẽ khiến người ấy tổn thương ghê gớm và có thể sẽ xóa đi tất cả mọi điều mà hai người đã cố gắng.
Hãy nhớ rằng nếu vui vẻ tha thứ thì hãy làm. Còn không thì “giải thoát” cho nhau. Trong tình cảm, không có thang đo xứng đáng hay không mà chỉ có sự phù hợp.
Theo Ngoisao
4 bước cần làm khi quay lại với người cũ
Yêu lại người cũ, bạn có lợi thế là đã hiểu được phần lớn tính cách của đối phương nhưng cũng đừng vì thế mà vội vàng, hấp tấp.
Tình cũ không rủ cũng tới, những người từng yêu nhau sẽ dễ dàng "hút" nhau khi có điều kiện thuận lợi. Nhưng cũng chính vì thế mà cái vòng luẩn quẩn "yêu - chia tay - yêu lại từ đầu - chia tay" làm khổ biết bao người. Và để rồi những người trong cuộc ôm vào mình cái nỗi chán chường, thất vọng, mất niềm tin và chai lỳ cảm xúc.
Nếu bạn cũng là một trong số những người đang đứng trước băn khoăn có nên quay lại với người cũ hay không thì hãy cân nhắc những điều dưới đây. Có thể nó không phải là những lời mực thước cho mọi trường hợp nhưng chí ít cũng giúp bạn phần nào gỡ mối bòng bong.
1. Hãy lắng nghe ý muốn từ sâu thẳm bên trong con người bạn
Đây là điều đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần phải cân nhắc. Bởi quyết định như thế nào lúc này cũng là vì bạn, cho cuộc sống của chính bạn. Bởi thế, chỉ nên tính tới bước tiếp theo khi bản thân bạn thực sự muốn trở về bên anh ấy cũng như anh ấy là người khiến trái tim bạn rung động.
2. Trao đổi với người cũ về chuyện "yêu lại từ đầu"
Mọi mối quan hệ tốt đẹp đều không thể bắt đầu từ một phía. Và tình yêu thì càng cần sự "hợp tác song phương". Vì thế, sau khi xác định được mong muốn của mình và bằng quan sát, bạn nhận thấy người ấy cũng có ý "bật đèn xanh" thì hãy chuẩn bị tinh thần cho một buổi nói chuyện thẳng thắn.
Lúc này, bạn cũng cần dành thời gian để tìm hiểu tâm tư, ý kiến của người ấy nhiều hơn. Đừng áp đặt suy nghĩ: "Tôi đã quá hiểu anh ấy/cô ấy như lòng bàn tay". Bởi trong thời gian xa cách, có thể người ấy đã có những thay đổi nhất định mà cảm quan bạn không thể nhận ra. Bạn đang bắt đầu mối quan hệ với người cũ nhưng không có nghĩa là dành cho người ấy tình yêu cũ. Bạn cần làm mới tất cả trên cơ sở "rút kinh nghiệm" từ chuyện ngày xưa.
3. Lắng nghe nhận xét từ những người xung quanh
Những người ngoài cuộc sẽ nhìn nhận mối quan hệ của hai bạn bằng một đôi mắt khách quan và cái đầu tỉnh táo. Họ không bị chi phối nhiều bởi yếu tố cảm xúc. Vì thế, hãy nghe kỹ những điều họ nhận xét về người ấy của bạn, những điểm tốt và cả tính xấu. Từ đó, suy nghĩ một lần nữa xem bạn đã sẵn sàng nối lại tình xưa chưa?
4. Đừng quyết định vội vàng
Ngay cả khi bạn may mắn có được kết quả mỹ mãn cho cả ba bước ở trên thì sự "chậm chắc" cũng rất cần thiết lúc này. Hãy bắt đầu lại mọi chuyện như thể đó là tình yêu hoàn toàn mới với các giai đoạn: hẹn hò - tán tỉnh - tỏ tình - yêu đương - cam kết. Điều này sẽ giúp cả hai cảm thấy thoải mái.
Theo Ngoisao
Để không còn lăn tăn chuyện 'yêu lại từ đầu' Nếu còn đang lăn tăn chuyện có nên "làm lại từ đầu" thì hãy nghía nhanh nhé! Lý do 1: "Anh ấy/cô ấy lừa dối tôi" Bạn phát hiện ra người yêu mình dối trá, "máu nóng" dồn lên, đương nhiên bạn muốn "cắt phựt một phát" cho xong. Nhưng sau một thời gian bạn lại thấy ân hận và nuối tiếc vì...