Học cách nói khôn ngoan mà không gian nan
Không nên giữ im lặng nhiều quá vì muốn tránh mất lòng khiến mọi người cảm giác bạn khó gần và xa cách. Học cách cách nói chuyện khôn ngoan hơn sẽ là cách tốt.
Thẳng thắn, chân thành là tốt nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc nghĩ gì nói nấy vì lời nói của bạn có sức ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống thậm chí cuộc đời của người khác.
1. Nên lắng nghe người khác nói chuyện của chính mình
Nhiều lúc một vấn đề với cách nhìn nhận của mình là không đủ vì vậy, đừng quên lắn nghe thêm ý kiến của người khác đánh giá và nhận xét. Làm được như vậy bạn sẽ tạo ấn tượng khiêm tốn với người khác, hai là sẽ làm người khác cảm thấy bạn là một người hiểu lí lẽ.
2. Chuyện người khác nói, đừng cắt ngang
Một người đang trong mạch nói rất khó chịu nếu bị ai đó cắt ngang. Đôi khi, một số người có xu hướng “đánh cắp chủ đề của đối phương”. Cách nói chuyện khôn ngoan là khi chúng ta không phạm phải những điều này.
Khi ai đó trò chuyện, điều nên làm là “phát triển chủ đề đó”, tăng phạm vi và mở rộng khiến cuộc nói chuyện thú vị hơn. Ngoài ra, khi đối phương đã nói xong chủ đề đó rồi, chúng ta có thể quay lại và phát triển câu chuyện theo ý mình. Còn khi họ vẫn chưa kết thúc chủ đề đưa ra, tuyệt đối không được làm gián đoạn.
Cách nói chuyện khôn ngoan sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong công việc cũng như cuộc sống
3. Chuyện nhàm chán, không nên tỏ thái độ
Có những câu chuyện vì quên nên mỗi lần gặp bạn họ lại kể lại đầu đuôi một cách chi tiết. Bạn thực sự cảm thấy nhàm chán nhưng nếu bạn cắt ngang câu chuyện bằng câu: “Chuyện này kể rồi mà” chắc chắn người ấy sẽ rất cụt hứng và suốt buổi họ sẽ rất ngại ngùng, buổi gặp gỡ cũng vì thế mà tẻ nhạt hơn.
Trong những tình huống như vậy mới là lúc chúng ta cho thấy năng lực giao tiếp của mình. Bạn hãy thử hào hứng nghe câu chuyện đó như thể mới nghe lần đầu. Chỉ cần “chịu đựng” một chút thôi bạn sẽ có một buổi trò chuyện thú vị cùng bạn của mình.
Video đang HOT
4. Chuyện không làm được, đừng tùy tiện nói ra
Nhiều người chỉ muốn làm vui lòng người khác mà sẵn sàng hứa hẹn nhưng rồi nhanh chóng quên mất những lời này. Bạn nên nhớ rằng, một khi hứa với một ai đó tức là bạn đã gieo cho họ một niềm tin, hi vọng vì thế, nếu quên đi lời hứa này nghĩa là bạn dập tắt hết những niềm tin trong họ. Hãy nghiêm khắc hơn với bản thân, đã nói là phải làm có như vậy những người xung quanh mới dám trao niềm tin cho bạn.
5. Lời khuyên răn nên nói một cách hài hước
Nếu muốn nhắc nhở, khuyên răn ai đó, để tránh cảm giác nặng nề, căng thẳng, bạn đừng quá nặng lời mà nên lồng vào một câu đùa để người nghe đỡ có cảm giác chống đối, họ không chỉ vui vẻ đón nhận lời nhắc nhở của bạn, mà còn làm gia tăng tình cảm thân thiết của đôi bên.
6. Chuyện không chắc chắn, nói thật cẩn trọng
Con người ta vốn tò mò, với thông tin mà bạn biết được và cũng muốn chia sẻ nhưng không thực sự chắc chắn thì đừng cố gắng thêu dệt để câu chuyện ly kỳ hơn. Với những gì mình không hoàn toàn chắc chắn, cách nói chuyện khôn ngoan là lựa lời nói một cách cẩn trọng, có thể nói nước đôi để nhiều người có nhiều suy đoán khác nhau, có như vậy mới tránh được hậu quả của việc khẳng định về một việc mà bản thân còn cảm thấy mơ hồ.
7. Chuyện thú vị, thể hiện sự tán đồng
Trước sự hào hứng của người khác đừng thô lỗ khi phản bác để đưa ra ý kiến cá nhân của mình. Hãy khéo léo chuyển đổi giữa vai trò “người nói” và “người nghe” là cực kì quan trọng. Hãy thử đứng trên lập trường của đối phương để bày tỏ sự hiểu biết và đồng cảm. Tuy nhiên, vẫn phải biết giữ lập trường của mình chứ không nên vì họ thích gì mình cũng giả vờ thích theo sẽ phản tác dụng
8. Chuyện đau lòng, đừng có gặp ai cũng nói
Con người trong lúc đau lòng, đều mong muốn được thổ lộ, cách nói chuyện khôn ngoan là không nên gặp ai cũng nói, rất dễ khiến người nghe bị áp lực tâm lí quá lớn, nảy sinh nghi ngờ với bạn và xa lánh. Đồng thời, bạn còn để lại ấn tượng không biết nghĩ cho người khác, mang đau khổ lan truyền cho người khác. Ngoài ra có những chuyện nhất định phải luôn giữ bí mật kẻo họa vào thân.
Theo PNN
5 nguyên nhân khiến giao thông Việt Nam... chưa văn hóa
Văn hóa giao thông không phải là vấn đề nóng mà là vấn đề đang "sôi sùng sục", trong đó có 5 vấn đề mấu chốt khiến cho thực trạng giao thông của Việt Nam hiện nay "chưa văn hóa".
Tại Hội thảo "Văn hóa giao thông - Trách nhiệm thuộc về ai?" diễn ra sáng nay (28/12) tại Hà Nội, rất nhiều quan điểm về văn hóa giao thông được đưa ra để trả lời cho câu hỏi trách nhiệm thuộc về ai.
"Không phải là vấn đề nóng mà đang sôi sùng sục"
Ông Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội quy hoạch kiến trúc và đô thị Hà Nội - cho rằng, văn hóa giao thông ở Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống, trước hết là ở người quản lý sau đó đến người dân. Đây không phải là vấn đề nóng mà là đang sôi sùng sục, không phải chỉ là thái độ, không chỉ là cách ứng xử.
Dẫn giải về quan điểm của mình, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch kiến trúc Hà Nội đưa ra 5 yếu tố mấu chốt của thực trạng "chưa văn hóa" của giao thông Việt Nam. Vị này nhắc tới yếu tố đầu tiên là thể chế, cơ chế chính sách chất lượng chưa cao, từ nội dung xây dựng, định hướng chưa bám sát thực tiễn, chưa giám sát việc thực thi luật đã đề ra.
Giao thông Việt Nam thiếu cơ sở hạ tầng, thông thường với một đô thị triệu dân thì phải có xe điện, tàu điện nhưng không có tiền để thực hiện? Theo ông Nghiêm, đơn cử như mạng đường ở Hà Nội mới chỉ có 9% đất dành cho giao thông, 0,28 % đất dành cho bãi đỗ xe, thế thì khó khăn là tất nhiên.
"Thiếu ở đây là tiền, thiếu tiền dẫn đến thiếu cơ sở hạ tầng, khi thiếu cơ sở hạ tầng thì sẽ chen lấn và tranh giành nhau, vì vậy tất yếu là thiếu văn hóa" - ông Nghiêm cho biết.
Giao thông Việt Nam đang ở độ tuổi vị thành niên? (ảnh minh họa: Nguyễn Dương)
Vấn đề khác là cấu trúc cơ cấu phương tiện giao thông, với 84,8% là phương tiện giao thông cá nhân (gồm cả xe máy và ô tô) thì tỷ lệ trong cơ cấu này dành cho phương tiện công cộng là rất ít, trong khi đó đường không có, không đáp ứng được. Bởi thế, khi cấu trúc phương tiện không hợp lý thì khó mà có văn hóa giao thông hợp lý.
Xét về năng lực quản lý, ông Nghiêm nhắc đến việc cho phát triển phương tiện 2 bánh một cách ồ ạt, cùng đó năng lực xử lý vi phạm của lực lượng chức năng chưa nghiêm, đáng nói là kiểu anh hùng "núp" xử lý vi phạm gây bức xúc dư luận thì không thể nâng cao được văn hóa giao thông trong cộng đồng.
Cuối cùng, Phó Chủ tịch Hội quy hoạch kiến trúc và đô thị Hà Nội đặt vấn đề về việc giáo dục ý thức, vai trò cộng đồng, vai trò của người dân và trách nhiệm của các nhà quản lý chưa có kết quả nên giao thông chưa có văn hóa. "Tôi hi vọng chúng ta đừng đánh trống bỏ dùi, chỉ tìm ra trách nhiệm thuộc về ai còn không có giải pháp để xử lý và nâng cao trách nhiệm" - ông Đào Ngọc Nghiêm nhấn mạnh.
Quản lý nhà nước yếu kém, đừng đổi lỗi cho người dân!
Theo ông Nguyễn Xuân Thủy - nguyên Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Giao thông vận tải: Văn hóa giao thông, trách nhiệm trước hết thuộc về nhà nước, sau đó mới đến người dân, tự nhiên đổ cho người dân có văn hóa tham gia giao thông kém là không được.
"Nếu như hạ tầng giao thông tốt, đường sá rộng thì văn hóa của người tham gia giao thông cũng tốt, thậm chí không thua kém gì các nước. Luật pháp do nhà nước soạn ra, nếu luật pháp chặt chẽ thì văn hóa của người dân cũng tốt lên, người đại diện cho nhà nước là lực lượng cảnh sát giao thông nếu thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì ý thức tham gia giao thông của người dân sẽ cao hơn" - ông Thủy cho hay.
Nhiều ý kiến cho rằng, trách nhiệm về văn hóa giao thông trước hết thuộc về nhà nước, sau đó mới là người dân
Ông Thủy cho rằng, đa phần cảnh sát giao thông là tốt (CSGT), nhưng một số CSGT chưa nhận thức hết vai trò, vị trí và trách nhiệm của mình, tính văn hóa còn thấp nên tự cho rằng mình có quyền và có thể áp đặt người khác, mình có thể thể hiện tác phong thiếu văn hóa đối với người khác mà họ không thể làm gì được mình cả nên gây bức xúc cho người dân.
Còn người dân, phải nêu cao ý thức và chấp hành quy định là đúng, khi tham gia giao thông không uống rượu, không chạy nhanh vượt ẩu, không đi ngược chiều... đó là văn hóa giao thông. Có những trường hợp ý thức không cao nên vi phạm quy định giao thông, lúc này CSGT phải là người hướng dẫn, tuyên truyền, giúp đỡ để họ thực hiện đúng luật.
Cùng quan điểm trên, ông Lê Hồng Sơn - Chuyên gia tại Bộ Tư pháp, nguyên Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - nhấn mạnh đến trách nhiệm của lực lượng chức năng làm nhiệm vụ còn nhiều vấn đề phải thực hiện.
"Là người đại diện cho pháp luật nhưng trong khi thực thi công vụ một bộ phận lực lượng CSGT có những hành vi chưa tốt gây bức xúc, cần chấn chỉnh quyết liệt, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra trong nội bộ hệ thống CSGT để phát hiện cho được những hành vi vi phạm. Theo tôi, phát hiện CSGT có biểu hiện tiêu cực cần đuổi ngay ra khỏi ngành, không phải e dè, biện hộ và xử lý nhẹ, mình không thiếu người... CSGT phải làm sao cho người dân hiểu và nhận thức được sự nghiêm minh của pháp luật" - ông Sơn cho biết.
Ở một góc nhìn khác, ông Vũ Hồng Trường - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội - cho rằng, văn hóa giao thông ở Việt Nam đang ở "độ tuổi vị thành niên" và cần 5-10 năm nữa mới có thể trưởng thành được.
Ông Trường cũng đưa ra ý kiến về sự khác nhau trong văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông ở Việt Nam và Nhật Bản: "Ở Nhật, khi ra đường nếu không may dẫm vào chân nhau thì người bị dẫm sẽ xin lỗi trước, lí do là vì mình lớ ngớ cản bước của người khác nên xảy ra chuyện. Còn ở Việt Nam, bất luận vì lí do gì cũng có một câu chửi "đi kiểu gì thế hả?".
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Văn hóa ứng xử chốn phòng the Để đạt được niềm hạnh phúc trọn vẹn từ "chuyện ấy", cả vợ và chồng nên nắm được những quy tắc ứng xử sau đây để chia sẻ với bạn đời của mình. Về phía vợ Đừng nên vì tính e thẹn vốn có của phụ nữ hay vì muốn tỏ ra là người đoan trang, nghiêm túc nên giữ thái độ thụ...