Học cách nói dối bạn trai vì một mối quan hệ bền vững
Tất cả mọi người đều nói, trung thực là đức tính quan trọng nhất để giữ cho một mối quan hệ trở nên bền vững. Tuy nhiên, có một vài lời nói dối cần thiết để duy trì sự hòa hợp và trật tự trong cuộc sống.
Khi nói tới các mối quan hệ, những lời nói dối không có bất cứ nơi nào được khuyến khích sử dụng và thực hành. Song nếu các bạn nghĩ về nó một cách cẩn thận, bạn sẽ thấy rằng nhiều lần mình đã nói dối cha mẹ cũng như bạn bè và các thành viên trong gia đình, đó không phải là thứ mà bạn nên tự hào nhưng một vài trong số ấy lại có tác dụng tốt tại một số thời điểm nhất định. Đây là 4 lý do để nói dối bạn trai mình cho một mối quan hệ tốt hơn. Tất nhiên, chúng tôi không khuyến khích các bạn nói dối thường xuyên và dựa vào đây để lừa dối những người thân yêu.
Nói dối để tránh xung đột
Đôi khi bạn nên nói dối để tránh xung đột. Xung đột là một trong những lý do chính tại sao các cặp vợ chồng chia tay hoặc khiến cuộc hôn nhân trở nên khó khăn. Vì vậy, để tránh trường hợp này, nếu bạn nghĩ rằng lời nói dối nên được sử dụng để giúp mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn thì cũng nên thử. Tất nhiên, bạn không nên nói dối anh ta bất cứ điều gì, nhưng suy nghĩ một cách thấu đáo để lựa chọn việc không tham gia vào một cuộc chiến giữa hai vợ chồng thì nó là thứ bạn nên làm.
Để tránh sự hiểu lầm
Một số sự thật có thể gây sốc, nếu chàng trai của bạn có khuynh hướng hiểu lầm sau khi nghe xong sự việc thì sự lựa chọn dành cho bạn lúc này là nói dối anh ấy, đặc biệt sự việc đó khiến bạn có cảm giác làm cho anh ta bị tổn thương hay dẫn tới sự hiểu lầm nghiêm trọng thì nên chọn phương pháp này. Đây chỉ là cách bảo vệ những cảm xúc của bạn trai bạn và giữ cho mối quan hệ của hai người không bị sứt mẻ.
Giữ cho tâm trí anh ấy khỏi những vấn đề rắc rối
Video đang HOT
Một lý do tại sao bạn có thể nói dối bạn trai mình đó là nó sẽ giúp cho tâm trí anh ta tránh khỏi các suy nghĩ tiêu cực và có thể kích thích một cuộc tranh luận dẫn tới sự hiểu lầm. Khi lựa chọn nói dối, các cô gái hãy nhớ chắc chắn rằng nó không làm tổn thương anh ấy trong bất cứ hoàn cảnh nào, thậm chí nó còn làm cho anh ta cảm thấy phấn chấn trong trường hợp nhất định.
Để sống trong cùng thời điểm này
Cuối cùng nhưng không kém quan trọng, bạn nên nói dối anh ta vì nó sẽ giúp hai bạn không dừng lại mà tiếp tục bước qua những thử thách và khó khăn khác trong cuộc sống, tập trung vào cuộc sống hiện tại. Nó giúp cả hai sống tiếp và tận hưởng cuộc sống thay vì chiến đấu với những điều có thể gây nguy hiểm cho mối quan hệ của hai bạn.
Tất cả các cô gái hãy ghi nhớ, sự thật là nền tảng của bất cứ mối quan hệ nào. Chỉ để bảo vệ mối quan hệ và giữ một ai đó khỏi bị tổn thương thì nói dối đôi khi không bị khép vào tội vô đạo đức hay đồi trụy.
Depplus.vn/MASK
Những bí quyết nhỏ giúp bạn dễ dàng nhận biết kẻ nói dối
Trong giao tiếp hằng ngày, chắc chắn sẽ có lúc bạn bị "xỏ mũi" bởi những lời nói dối. Một cuộc khảo sát cho thấy đàn ông nói dối ít nhất 6 lần mỗi ngày. Vậy làm sao để nhận biết độ trung thực trong từng câu chữ bạn đang được nghe?
1. Nhận biết qua ánh mắt
Thông thường, người đang nói dối sẽ không dám nhìn thẳng vào mắt bạn, ánh mắt họ thường né sang nhìn sàn nhà, nhìn xung quanh. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp thì ngược lại, họ lại nhìn quá chăm chú, nhìn chằm chằm vào mắt bạn như để tạo sự tin tưởng.
2. Kể lại câu chuyện quá chi tiết
Những kẻ nói dối thường có tâm lý lo sợ bị phát hiện, bởi thế, họ sẽ nói, kể chi tiết hơn, cụ thể hơn bình thường và đặc biệt là cung cấp cho bạn rất nhiều những thông tin khác ngay cả khi bạn không hỏi hoặc không cần biết.
3. Đổ mồ hôi nhiều hơn
Các chuyên gia đã sử dụng máy đo mồ hôi trong bài test tìm ra người nói dối. Trên thực tế, 1 số cá nhân bị đổ mồ hôi nhiều hơn khi họ lo lắng, hồi hộp. Việc đổ mồ hôi cộng với đỏ mặt, nói lắp có thể là dấu hiệu đáng nghi ngờ của 1 kẻ nói dối.
4. Chú ý tới những mâu thuẫn trong chuỗi hội thoại
Nhiều người nói dối bị rơi vào trạng thái bị động, họ không thể kiểm soát được hết những gì đang nói. Bởi thế, khi lắng nghe, bạn có thể tìm ra sự không nhất quán trong lời nói để tố cáo họ đang lừa dối bạn.
5.Yêu cầu họ nhắc lại những gì đã nói
Đây là 1 trong những cách đơn giản mà rất hữu hiệu. Sau khi nghe kể, bạn có thể bảo anh/cô ấy lặp lại câu chuyện 1 lần nữa. Nếu là bịa đặt, họ sẽ rất lúng túng, lo lắng, có khi còn tỏ ra khó chịu với bạn vì sợ kể lại không khớp với lần đầu.
6. Chú ý tới tốc độ nói
Đa số những kẻ nói dối (khi bị hỏi đột xuất) sẽ phải vừa nghĩ vừa nói. Đó là lý do tại sao họ thường nói chậm hơn bình thường, ậm ừ, thậm chí phải dừng lại nhiều lần trong khi nói để tìm ra và nghĩ phải nói gì.
7. Chú ý quan sát biểu hiện bên ngoài cơ thể
Cơ thể người nói dối thường có phản ứng để chống lại sự lo âu, căng thẳng bằng cách giảm lượng máu trên cơ mặt. Do đó, nếu quan sát người đang nói dối, rất dễ nhận ra họ hay cắn môi, gãi tai, gãi đầu một cách khó hiểu.
Minh Huệ (Theo Giadinhvietnam.com)
Nữ đại gia trẻ bị lừa cay đắng vì yêu mê mệt trai làm thuê dẻo mỏ Tiền của đã cho trai đừng nghĩ đến việc lấy lại, còn cái quý giá nhất cuộc đời người phụ nữ cũng đã mất vì lòng tin yêu trao gửi nhầm kẻ Sở Khanh. Ảnh minh hoạ: Internet Những gì không may mà cô đang gánh chịu trong câu chuyện Yêu say đắm trai 'tử tế', cô chủ trẻ mất sạch cả tiền...