Học cách ‘nhập gia tùy tục’ khi ghé thăm Indonesia
Dưới đây là một số điều bạn không nên làm nếu như đến Indonesia.
1. Đừng to tiếng
Nói to trước đám đông được coi là hành vi gây khó chịu cho người dân Indonesia. Nếu bạn có mâu thuẫn với ai đó, bạn nên giải quyết các vấn đề một cách lặng lẽ, riêng tư, chứ không phải là to tiếng cho tất cả mọi người nghe.
2. Tôn trọng tôn giáo của Indonesia
Indonesia là quốc gia có 85% dân số theo đạo Hồi. Nhưng tục lệ ở đây bị ảnh hưởng từ các tôn giáo phương Đông như Ấn Độ giáo và Phật giáo. Khi tới Indonesia bạn nên tôn trọng tôn giáo.
3. Đừng rời khỏi khu vực đông dân cư vào ban đêm
Bạn rất dễ vướng phải tình trạng kẹt xe hay bị trộm đồ khi ra đường vào ban đêm. Tốt nhất bạn không nên rời khỏi khu vực đông dân cư vào ban đêm.
4. Ghi nhớ từ “Boleh”
Video đang HOT
Nếu bạn muốn thuyết phục người dân Indonesia rằng bạn tôn trọng và thân thiện, bạn chỉ cần nói “boleh?” Từ này có nghĩa là “Tôi có thể làm được không?”.
5. Không sử dụng thẻ tín dụng trừ khi cần thiết
Để tránh bị đánh cắp thẻ tín dụng bạn nên mang theo chút tiền mặt. Gian lận thẻ tín dụng là một vấn đề đang phổ biến ở Indonesia; nếu bạn không cẩn thận, bạn có thể bị mất tiền trong tài khoản.
6. Đừng lo lắng khi gặp dân làng
Tới các thị trấn và làng mạc nhỏ tại Indonesia, bạn có thể được người dân chào đón nhiệt tình và thân thiện. Người bản địa Indonesia xem bạn như người bạn thân chứ không phải du khách đâu.
7. Đừng bắt xe taxi trên đường
Nếu bạn muốn đi taxi bạn hãy gọi cho một công ty taxi có uy tín và yêu cầu họ đến đón bạn. Bắt xe taxi trên đường bạn sẽ gặp phải những rắc rối không ngờ như bị cướp hay tính phí cao.
8. Đừng quên mang theo quà nếu bạn được mời đến nhà của ai đó
Nếu bạn được người Indonesia mời đến nhà, bạn hãy đồng ý. Tuy nhiên, khi tới bạn nên mang theo món quà nhỏ. Đây được coi là phép lịch sự.
9. Đừng lấy ngón trỏ chỉ vào bất cứ thứ gì
Thay vào đó, bạn hãy sử dụng ngón tay cái. Ở Indonesia, sử dụng ngón trỏ được xem là thô lỗ và sử dụng tay trái được xem là xúc phạm.
Theo emdep.vn
Những tượng đá bí ẩn có tuổi đời hàng ngàn năm ở Indonesia
Nếu đi khoảng 15 km về phía nam của Vườn Quốc gia Lore Lindu trên hòn đảo Sulawesi của Indonesia, trong một khu vực được gọi là thung lũng Bada, khách du lịch Indonesia sẽ được chứng kiến những tượng đá cự thạch gợi nhớ đến bức tượng Moai ở Đảo Phục Sinh.
Các bức tượng có thân thẳng, đầu to quá khổ, mắt tròn, và một đường đơn để xác định lông mày, má và cằm. Hầu hết trong số họ đứng một mình, một nửa bị chôn vùi trong các cánh đồng, bị che khuất bởi cỏ dài. Cho đến nay, đã có hơn 400 bức tượng chạm khắc được tìm thấy trong khu vực này, nhưng chỉ có khoảng 30 bức được tạc theo hình dạng con người.
Tượng đá Palindo ở thung lũng Bada
Mặc dù khu vực này đã được phát hiện cách đây hơn 100 năm, nhưng hầu như không ai biết về nền văn hoá nào đã tạo ra chúng. Chúng ta thậm chí không biết từ khi nào những khối đá này được chạm trổ. Các nhà khoa học cho rằng những bức phù điêu này có tuổi đến khoảng 1.000 năm đến 5.000 năm.
Cho đến nay người ta vẫn chưa lý giải được ý nghĩa của những bức tượng này được xây dựng nên với mục đích gì, và làm cách nào để người xưa có thể vận chuyển những khối đá có trọng lượng lớn đến như vậy và chôn sâu dưới đất
Các bức tượng có vẻ không xa lạ gì với với người dân địa phương trong nhiều thế kỷ trước khi người châu Âu tìm thấy những bức tượng này, họ hoàn toàn bất ngờ trước sự kỳ dị và quy mô của chúng. Dựa vào giới tính của các pho tượng, chúng được đặt tên khác nhau. Có một bức tượng người đàn ông được đặt tên là "Palindo" cao 4 mét và lớn nhất trong số những bức tượng và một bức tương khác gọi là "Langke Bulawa" với chiều cao 1,8 mét mô phỏng một người một phụ nữ. Để ma mị hóa những bức tượng, dân làng đã thêu dệt rất nhiều câu chuyện về những nhân vật này. Ví dụ như bức tượngTokala'ea, người được cho là một kẻ cưỡng bức đã bị biến thành đá. Các vết cắt sâu trong đá đại diện cho vết sẹo từ dao. Một bức tượng tên là Tadulako đã từng là một người bảo vệ làng đáng tin cậy nhưng đã bị biến thành đá granit vì tội ăn cắp.
Rất nhiều người lầm tưởng những bức tượng đá này được đục đẽo dựa trên những tảng đá có sẵn nhưng thực tế là chúng được vận chuyển tới đây
Các pho tượng không phải là những tượng đá cự thạch duy nhất trong khu vực. Như đã đề cập, có hơn 400 phù điêu được chạm khắc trong khu vực. Một số trong số này, được gọi là Kalamba, là những viên đá tròn được đục rỗng giống như chiếc lu. Theo văn hoá dân gian địa phương, chúng là những bồn tắm cổ được các vị vua sử dụng. Trong thực tế, kalambas có thể là kho chứa ngũ cốc. Một số thậm chí còn có nắp đậy. Một số kalambas cũng được kèm theo viên đá có răng cưa, có thể dùng để nghiền thức ăn.
Những bức tượng được tìm thấy khắp nơi trông thung lũng Bada
Cho đến nay người ta vẫn chưa tìm ra các bằng chứng nào để chứng minh ai là người đã làm ra những bức tượng này. Hàng năm, khá nhiều du khách tour Indonesia vẫn đổ xô đến đây để thăm quan và tìm hiểu về những tượng đá bí ẩn này.
Theo trí thức trẻ
7 trải nghiệm khó quên tại Kuala Lumpur khi du lịch Malaysia Kuala Lumpur xứng đáng là điểm du lịch Malaysia bạn nên đến trong hè này vì những lý do vô cùng thú vị ngay sau đây. THƯỞNG THỨC MỘT LY COCKTAIL TẠI SKY BAR Du lịch Malaysia với điểm đến sang trọng là Sky Bar - một quán bar nổi tiếng của khách sạn Traders, nơi sầm uất nhất Kuala Lumpur. Đây là...