Học cách ‘nhẫn 3 giây’, bạn sẽ có được một cuộc hôn nhân hạnh phúc như mong muốn
Gần đây tôi thường cười mà nói rằng kết hôn đã gần hai năm rồi, cuối cùng thì tôi cũng đã có thể trải nghiệm được ý nghĩa của câu nói: “Yêu là sự nhẫn nại vĩnh hằng đi kèm sự mến mộ và nhân ái…”.
Khi còn trẻ, lúc độc thân tôi không hiểu tình yêu và sự nhẫn nại có liên quan gì tới nhau. Bây giờ tôi mới hiểu, nhẫn nại là điều vô cùng tốt đối với người ấy và với bạn, nó giúp bạn kiềm chế tật xấu và tâm trạng tiêu cực của mình.
Một mối quan hệ bền vững phải dựa vào trí huệ. Muốn có một cuộc hôn nhân hạnh phúc phải học cách kiểm soát cảm xúc của bản thân mình.
Bạn đời là người yêu thương, hy sinh vì chúng ta nhiều nhất, nhưng lại phải đón nhận nhiều cảm xúc tiêu cực nhất từ chính chúng ta
Rất nhiều người khi bước vào hôn nhân, cảm thấy đối phương đã là “người nhà” của mình rồi, nên có thể buông lơi. Họ quay trở về là chính mình, và thỏa sức trút mọi cảm xúc của mình lên đầu người thân và nói năng không biết cân nhắc. Họ cảm thấy rằng vợ chồng mình nhất định phải bao dung, phải chấp nhận mình. Thế mới gọi là người nhà, có phải vậy không?
Bạn có thể thấy rất nhiều người khi giao tiếp bên ngoài rất khách sáo, lịch thiệp. Nhưng về tới nhà thì hay nổi giận vô cớ, ăn nói không có lễ phép. Bao nhiêu những tật xấu nhất đều bê ra trước mặt người nhà. Bởi lẽ đã là người nhà, thì nhất định phải hứng chịu, còn biết chạy đi đâu để lánh nạn nữa đây?
Chúng ta làm vậy liệu có hợp lý không?
Bình thường tôi cũng quen nói “Cảm ơn em”, “Làm phiền em rồi” với vợ mình. Có người nghe được lại rất hiếu kỳ, bèn hỏi tôi: Vợ chồng với nhau mà còn phải nói năng khách sáo, lịch sự như vậy sao? Tôi chỉ cười nói: “Với người ngoài thì lịch thiệp, lễ độ. Với người nhà, vợ chồng lại coi nhẹ lễ phép. Chẳng phải đây mới là một chuyện rất kỳ quặc hay sao?”
Dẫu đã chung sống với nhau bao lâu, thì ngoài việc biết người ấy đã làm cho bạn những gì, bạn còn phải học cách cảm ơn họ và phải nhớ nói ra bằng lời, để người ấy cảm nhận được lòng biết ơn đó.
Khi vợ chồng cãi nhau thắng được cái lý, lại thua mất cái tình
Rất nhiều người nói chuyện với vợ chồng mình rất bất lịch sự. Thậm chí có khi cãi nhau, lửa giận bốc lên ngùn ngụt thì chẳng còn kiêng nể gì nữa, cứ phải gân cổ lên cãi bằng thắng mới hả lòng hả dạ. Nhưng nếu bạn cứ thắng hết lần này tới lần khác, thì dẫu tình cảm ấy có tốt đẹp nhường nào cũng sẽ bị sứt mẻ. Huống hồ bạn giành được chút thể diện cho bản thân lại thua vì đánh mất tình cảm của vợ chồng mình. Liệu đây có phải là kết quả bạn mong muốn hay không?
Trước kia tôi cũng là một người tính khí nóng nảy. Ngay khi còn đang yêu nhau chúng tôi cũng thường xuyên cãi vã.
Trong những cuộc cãi vã khó tránh khỏi những lời nói làm tổn thương tới lòng tự trọng của người khác. Những khi không thể khống chế được cảm xúc của mình, tôi thường truyền đạt sai thông tin và mong muốn của mình. Lời đã nói như tên đã bay ra, muốn thu lại cũng không còn kịp nữa. Mũi tên ấy có thể sẽ cắm sâu vào cõi lòng của người bạn đời, dẫu có nhổ ra thì vết thương vẫn còn nguyên vẹn ở đó. Ngày ngày hai người ra vào lại chạm mặt nhau, vết thương chưa kịp lành đã lại sưng tấy.
Nhưng kết hôn tới giờ phút này, hầu như vợ chồng tôi chẳng mấy khi tranh cãi. Bởi lẽ trước kia còn trẻ, tôi như chú ngựa non háu đá, lúc nào cũng đặt mình lên trên hết thảy mọi người. Nhưng sau nhiều lần cãi nhau, trải nghiệm được tình cảm của đôi bên bị thương tổn, tôi đã dần dần học được cách kiềm chế bản thân mình. Tôi bắt đầu học cách kết nối và chia sẻ với cô ấy bằng sự tôn trọng và bao dung. Tôi thà nhẫn cái giận nhất thời chứ không ngay lập tức phải cướp lời, cái lý cho tới khi thắng cuộc mới thôi.
Video đang HOT
Hãy đợi thêm 3 giây và uốn lưỡi bảy lần trước khi nói
Có người hỏi tôi: Nếu đang rất giận dữ muốn trút cơn bực dọc ra ngoài thì phải làm thế nào? Tôi nói: “Trước tiên hãy nghĩ 3 giây”. Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói là bạn có thể biết được mình nên nói những gì và không nên nói những gì. Một người trưởng thành thì mới biết cách “nói năng”, người không trưởng thành mới không có trách nhiệm với những lời mình thốt ra.
Mỗi khi bạn muốn nói những lời trách móc hay oán hận người bạn đời thì hãy thử đặt mình vào vị trí của họ mà nghĩ xem những lời sẽ ảnh hưởng như thế nào tới cảm xúc của họ? Nếu bạn thấy đau lòng, thấy bị tổn thương, và có thể sẽ khiến bạn sau này phải hối hận thì đừng nói. Dẫu rằng người ấy có sai sót, nhưng nếu bạn nguyện ý khoan dung với anh ấy nhiều hơn một chút, bằng lòng dung thứ cho anh ấy nhiều hơn một chút, thì bạn cũng sẽ không nói ra những lời trách móc. Anh ấy cũng sẽ biết cảm ơn bạn, từ đó mà tự nguyện thay đổi bản thân mình.
Hơn nữa bạn thử nghĩ lại mà xem, kỳ thực những chuyện mà hai bạn cãi vã chẳng qua đều chỉ là những chuyện vụn vặt. Bạn tức giận vì anh ấy đi ngủ quên không tắt đèn hay tắt ti vi. Bạn khó chịu khi cô ấy ra vào quên không khép cửa? Bản thân tôi cũng cảm thấy thật buồn cười. Khi những chuyện vặt vãnh xảy ra khiến bạn cảm thấy ngứa con mắt bên phải, đỏ con mắt bên trái, hãy thử thay đổi sự chú ý của mình sang một hướng khác. Bạn thử tập trung vào điểm mạnh của bạn đời, có thể mọi chuyện sẽ không còn như trước nữa. Cô ấy hay than vãn nhưng nhà cửa lúc nào cũng sạch sẽ, gọn gàng, cơm lành canh ngọt đợi sẵn bạn vào mâm. Anh ấy thỉnh thoảng ham chơi, tụ họp với đám bạn ngoài phố nhưng cũng rất thương vợ thương con, làm việc vất vả mà về nhà cũng không lời ca thán…
Một nửa của chúng ta có rất nhiều ưu điểm như vậy thì sao lại phải vì mấy chuyện bé như con kiến này mà làm tổn hại tới đại cục, tới bầu không khí ấm áp của cả gia đình nhỉ?
Nhưng nếu lời đã lên tới cổ, bạn vẫn muốn nói ra để người bạn đời rút kinh nghiệm, thì hãy nói theo cách người ấy thích lắng nghe
Thay vì ngữ khí trách móc và oán giận như: “Sao anh lại làm thế này?”, “Sao em lại muốn vậy?”, bạn thử hướng tới sự tích cực như: “Nếu em làm thế này thì anh sẽ rất vui.”, “Em rất cần anh làm giúp em việc này…”
Sự áp đặt không thể thay đổi được trái tim của bất kỳ ai, ngay cả là một đứa trẻ. Chỉ khi cảm nhận được tình yêu thương, sự tôn trọng của đối phương, chúng ta mới tự nguyện thay đổi bản thân mình. Vậy nên bạn hãy thử đổi giọng điệu hằn học, ánh mắt giận dữ và vẻ mặt chất vấn bằng những cách nói uyển chuyển và thái độ mềm mại hơn. Làm được như vậy thì sự bất hòa sẽ được hóa giải, những oán giận và tổn thương sẽ được thay thế bằng sự cảm kích và tình yêu thương.
Dẫu bạn có lý cũng nên mở cho người khác một lối thoát để họ có thể rút lui trong sự an toàn
Đa phần trong những cuộc cãi vã, chúng ta đều cảm thấy mình có lý và người cần thay đổi chính là người bạn đời của mình. Bởi lẽ chúng ta thấu hiểu hoàn cảnh, cảm xúc của mình. Chúng ta bao dung cho mình và không muốn bản thân bị tổn thương hay phải chịu đựng thêm bất kỳ sự khó chịu nào nữa.
Nhiều khi chúng ta thường thiếu đi cách nghĩ đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, nên thiếu mất sự bao dung. Chúng ta thường cảm thấy người bạn đời của mình “đương nhiên” phải làm thế này, làm thế nọ. Hoặc chỉ là vì sự ích kỷ, chỉ biết tới cảm thụ của mình mà không để tâm tới cảm thụ của người khác. Vậy nên khi chúng ta mới không thể kiềm chế những lời trách móc, phê phán người bạn đời của mình. Thậm chí còn dùng những lời lẽ khó nghe nhất và thái độ bất hảo để người bạn đời khắc sâu thêm ấn tượng theo kiểu &’lấy ác trị ác’.
Nhưng nếu rơi vào cái vòng luẩn quẩn đó sẽ chỉ khiến sự tình càng thêm rối ren. Người bạn đời một khi đã bị tổn thương thì không còn tự nguyện sửa chữa thiếu xót và hoàn thiện bản thân mình nữa. Đôi khi họ còn quay sang chĩa mũi nhọn vào khiếm khuyết của bạn, và thế là một cuộc tranh cãi kịch liệt không ngừng nghỉ để đòi sự tự tôn sẽ bùng nổ.
Nếu cứ phải phân định “đúng sai” quá rạch ròi, thì dẫu bạn có thực sự đúng thì bạn cũng đã làm sai. Dẫu sao cũng là vợ chồng, sống chung dưới một mái nhà, sáng tối đều ở bên nhau, hà tất cứ phải rạch ròi, căng thẳng như vậy? Bởi lẽ dẫu người bạn đời biết rằng mình cũng có lỗi nhưng thái độ tiêu cực của bạn sẽ không khiến họ thức tỉnh, chỉ khiến họ tránh bạn thật xa. Điều này cũng chẳng mang lại ích lợi gì cho bạn cả! Cho nên dẫu bạn có lý thì cũng phải biết cách tạo một chiếc thang cho bạn đời rút lui an toàn.
Trong những tình huống này chỉ có sự bao dung và ấm áp mới là dòng suối mát ngọt lành tưới tắm, thanh lọc tâm hồn người khác, mới có thể hóa giải những mâu thuẫn và xóa nhòa sự khác nhau trong quan niệm của hai người.
Không nên tùy tiện phê phán người thân của bạn đời hay công khai mâu thuẫn của 2 người
Dẫu vợ chồng khó tránh khỏi những lần xích mích, thiệt hơn. Nhưng dù có cãi nhau thì bạn cũng không nên tùy tiện phê phán người nhà của họ. Bởi lẽ người thân đã là một phần máu mủ không thể cắt bỏ của vợ của chồng mình. Phê phán người nhà của người bạn đời cũng sẽ rất dễ làm tổn thương lòng tự tôn của người ấy.
Chúng ta cũng không nên cãi nhau trước mặt người thân của họ, lại càng không nên cãi nhau trên mạng hay những nơi đông người. Đôi khi vợ chồng giận dỗi nhau, trong khi không kìm nén được cảm xúc, chàng đã viết vài dòng tâm sự lên facebook: “Vợ không hiểu mình, buồn!”. Hay nàng lại ăn miếng trả miếng: “Nhìn chồng người ta chiều vợ mà thèm!”.Làm như vậy có nên chăng?
Bởi lẽ những vấn đề giữa vợ chồng không chỉ đơn thuần là một sự việc cụ thể trước mắt, mà còn liên quan rất nhiều tới ký ức và cảm xúc được cộng dồn khi cùng chung sống với nhau. Những điều này người ngoài khó có thể hiểu nổi, để hai người tự mình giải quyết là được rồi. Chẳng phải ông cha ta đã dạy rằng: “Vợ chồng đóng cửa bảo nhau” hay sao? Bạn kéo thêm càng nhiều khán giả vào không cẩn thận lại trở thành chuyện cười trong mắt người khác, chỉ khiến sự tình ngày càng phức tạp hơn.
Thể diện và tình cảm, bạn chọn thứ nào?
Rất nhiều người cho rằng thể diện chính là sự tôn nghiêm của con người. Nếu nhẫn nhịn và hạ mình trước người bạn đời để nói lời xin lỗi trước thì quả là mất mặt.
Nhưng muốn duy trì một mối quan hệ thì thực sự cần hiểu cách buông bỏ sự thể diện của bản thân. Bởi lẽ xét theo nhân quả và luật luân hồi chuyển thế, những người có ân hoặc có oán sẽ dễ kết thành đôi. Nếu là ân thì để chăm sóc và yêu thương nhau. Nếu là oán có thể sẽ xảy ra những chuyện cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt.
Nếu bám cứng vào lòng tự tôn của mình, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội trả nợ cho người bạn đời của mình và tu dưỡng bản thân. Chỉ bằng cách mở rộng tấm lòng bao dung với người bạn đời, chúng ta mới có thể thiện giải những mối ân oán từ kiếp trước và chung sống hạnh phúc hơn vào kiếp này.
Những người tốt tính, biết nhường nhịn, không muốn tranh giành thắng thua mới là những người biết trân quý tình cảm, trân quý mối nhân duyên vợ chồng.
Tình cảm không thể chỉ bắt nguồn từ một phía, mà là mối quan hệ qua lại giữa vợ chồng. Khi bạn tỏ thiện ý trước, tránh làm tổn thương tới người khác thì họ lại dành cho bạn nhiều tình cảm hơn. Học được cách khống chế cảm xúc của bản thân mình, bạn sẽ trưởng thành hơn, và hiểu được điều gì nên nói, điều gì không nên nói.
Chắc hẳn điều bạn muốn giành lấy không phải là chiến thắng trong các cuộc cãi vã, mà là được hạnh phúc trong tổ ấm của mình. Vậy nên nhẫn được 3 giây đó, nhường cho người bạn đời có một chiếc thang lui xuống thì có xá gì đâu!
Theo ĐKN (s/t)
"Ép" cây ra quả theo ý muốn, không khéo sẽ thiệt hại nặng
Thu hoạch nông sản mùa nghịch, nhiều hộ dân nghèo ở ĐBSCL trở nên khá giả. Hiện nay, xu hướng sản xuất này ngày càng được chú trọng nhân rộng nhằm tránh tình trạng "được mùa mất giá". Tuy nhiên, trong xử lý cho cây ra trái nghịch vụ, nhiều người dân cho rằng phải hết sức thận trọng, không khéo sẽ gây thiệt hại nặng nề.
Tăng thu nhập nhờ cho ra trái nghịch vụ
Nhiều năm nay, ông Võ Văn Tước (ngụ ấp Tân Dương, xã Tân Thành, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) được người dân địa phương gọi là "vua khoai lang". Lý do là vì ông chỉ trồng khoai nghịch vụ và không lo giá bán thấp như những hộ cùng trồng khoai lân cận.
Theo ông Tước, trước đây do không có kinh nghiệm nên ông trồng khoai lúc nào cũng gặp cảnh "được mùa mất giá", riêng mùa nước nổi thì ngập úng. Gia đình ông có 6 nhân khẩu cũng vì thế mà luôn khốn khó.
Nhờ trồng nghịch vụ mà nhãn Ido của ông Phúc luôn được giá cao. Ảnh: H.X
Theo phóng viên tìm hiểu, nhờ cách làm trên mà gia đình ông Tước thu lợi nhuận cao. Không dừng lại ở đó, "cứ sau mỗi mùa vụ, gia đình tôi lại tích góp tiền để mua thêm đất mở rộng quy mô sản xuất. Từ 1ha ban đầu, hiện gia đình đã có đến 3ha"- ông Tước nói.
Với cách sản xuất khoai trong mùa nghịch, trung bình mỗi vụ khoai, ông thu lợi nhuận khoảng từ 1-1,5 tỷ đồng. Ông Tước cho biết: "Tôi xuống giống khoai tím Nhật vào trung tuần tháng 7 âm lịch, đến rằm tháng Chạp sẽ thu hoạch. Tiếp đó, tôi cho nước vào xử lý đất và xuống giống vụ 2, đến cuối tháng 6 sẽ thu hoạch. Xong 2 vụ, tôi tiến hành sạ lúa".
Ông Nguyễn Văn Phúc (ấp Vàm Lịch, xã Chánh An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) cũng thu tiền tỷ từ việc cho nhãn Ido ra trái nghịch vụ. Theo ông Phúc, năm 1992, do trồng lúa không hiệu quả, ông bắt đầu vào việc cải tạo đất, lên liếp để trồng nhãn Ido. Lúc nhãn cho trái, ông thường chỉ bán được với giá thấp nên nghĩ cách cho cây ra trái nghịch vụ.
Theo Sở NNPTNT các địa phương ĐBSCL, việc sản xuất trái cây nghịch vụ là cần thiết, tuy nhiên phải hướng đến tính bền vững, tránh xử lý chất hóa học làm ảnh hưởng không tốt đến sức sống của cây, sẽ dẫn đến việc phát sinh ra nhiều bệnh mới, đặc biệt là trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt như hiện nay.
Ông Phúc kể: "Tôi cho nhãn Ido ra trái nghịch vụ bằng cách chăm sóc cây nhãn phát triển thật tốt, rồi phun phân kali (2 đến 3 lần, mỗi lần phun cách nhau 1 tuần) trên lá, thân cây và bón thêm KClo3 dưới gốc nhãn".
Với cách xử lý cho ra trái theo ý muốn và chăm sóc tốt, nhãn Ido của ông Phúc có tuổi thọ trung bình từ 3-8 năm và luôn cho năng suất rất cao từ 500-1.000kg trái/cây (cao gấp 2-3 lần so với nhãn xuồng, nhãn da bò). Mỗi năm ông thu hoạch trên 120 tấn nhãn, đem về lợi nhuận gần 2 tỷ đồng.
"Giống nhãn Ido của tôi thơm ngon nên đến khi thu hoạch, thương lái, doanh nghiệp ở Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre... đều đổ về đây để ký hợp đồng thu mua, sau đó họ xuất bán sang Mỹ, Nga, Trung Quốc..."- ông Phúc chia sẻ.
Thận trọng kẻo "xôi hỏng bỏng không"
Theo ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre, ngoài cây dừa, toàn tỉnh này hiện có hàng chục nghìn ha sầu riêng và chôm chôm (tập trung tại huyện Chợ Lách và Châu Thành). Để tránh tình trạng rớt giá, thời gian gần đây, rất nhiều hộ dân chọn cách xử lý để cây cho trái vụ nghịch. Để xử lý cho cây ra hoa vào thời gian mình muốn, người dân siết nước bằng cách rút nước trong vườn, mua cao su phủ gốc...
Nhiều hộ dân cho biết, cách xử lý cho trái nghịch vụ không những giúp tránh tình trạng "cung vượt cầu" mà còn giúp người dân "né" những thiệt hại trong mùa hạn, mặn cũng như những bất lợi khác của thời tiết khi cây ra hoa, cho trái. Bà Nguyễn Thị Hơn, ngụ tại xã Tân Thiềng, huyện Chợ Lách nói: "Thay vì để vườn cây ăn trái ra hoa, cho trái trong mùa hạn, mặn để rồi thiệt hại năng suất, thậm chí không có sản phẩm để bán thì mình né đi, chỉ cho ra trong mùa khác, an toàn và hiệu quả hơn".
Ông Huỳnh Hữu Phước, cùng ngụ ở xã Tân Thiềng cũng cho biết: "Người dân trồng sầu riêng ở đây đang dần loại bỏ tập quán sản xuất chạy theo giá cả thị trường, biết ứng dụng các biện pháp kỹ thuật cho cây ra hoa nghịch vụ, tránh thu hoạch tập trung vào cùng thời điểm nên giá sầu riêng luôn đứng ở mức cao".
Tuy nhiên, trong xử lý cho cây ra trái nghịch vụ, nhiều người dân cho rằng phải hết sức thận trọng, không khéo sẽ gây thiệt hại nặng nề. Nguyên nhân là do để xử lý trái ra nghịch vụ không phải là chuyện dễ. Để làm được điều này, nhà vườn phải có chi phí đầu tư cao, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và phải có sự kiểm chứng xem "sức khoẻ" của cây có đủ mạnh để ra hoa trong thời gian nghịch vụ hay không. Ngoài ra, nhà vườn cần phải tìm hiểu rõ nhu cầu thị trường lúc thu hoạch mùa nghịch.
Thực tế, tại huyện Chợ Lách (Bến Tre) và huyện Phong Điền (TP.Cần Thơ), nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác có thu nhập cao từ việc cho trái nghịch mùa để phục vụ du lịch và cung ứng tại các chợ đầu mối. Thế nhưng, cũng có những địa phương, người dân cho trái nghịch vụ vẫn gặp cảnh "được mùa mất giá".
Để tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra đối với nông dân trong quá trình cho trái ra nghịch vụ, thời gian qua, Sở NNPTNT, Sở KHCN các địa phương trong vùng đã phối hợp với nhiều đơn vị có liên quan để thực hiện đề tài nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật về nông sản nghịch mùa. Đến nay, rất nhiều loại nông sản có thể áp dụng cách làm này như: xoài, sầu riêng, bưởi Năm Roi, bòn bon, chôm chôm, nhãn, mận, chanh...
Theo Danviet
[Chế biến] - Cách làm chè long nhãn hạt sen thơm ngọt, hương vị đắm say Vị ngọt thơm và thanh mát của món chè nhãn lồng hạt sen sẽ khiến gia đình bạn mê mẩn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cách nấu món chè long nhãn hạt sen chuẩn vị và ngon nhất. Nguyên liệu nấu chè long nhãn hạt sen - Hạt sen tươi: 100 gr - Nhãn: 500 gr - Đường: 250 gr -...