Học cách lấy lại niềm tin
Trực giác của bạn là căn cứ duy nhất để nhận biết sự thật.
Con người không ai hoàn hảo và có thể có lúc người ấy làm điều có lỗi với bạn. Một chút “say nắng” với người thứ ba khiến bạn buồn bực, thất vọng. Nhưng thực sự bạn còn rất yêu người ấy nên chấp nhận tha thứ để làm lại từ đầu. Mặc dù vậy, cũng như một chiếc gương vỡ khi hàn lại vẫn còn những vết nứt, làm thể nào để xây dựng niềm tin nơi người ấy?
Là người trong cảnh ấy, Nga (La Thành, Hà Nội) chia sẻ: “Anh ấy nói rằng anh không còn liên lạc với cô ta nữa và tôi cũng muốn tin những lời anh nói. Nhưng làm sao đó tôi vẫn còn nghi ngờ. Cảm giác khó chịu khiến tôi ghét cả bản thân mình. Tôi có nên kết thúc mọi chuyện? Tôi biết chính bản thân anh cũng đang mệt mỏi với những câu hỏi liên tục của tôi”.
Tin tưởng ai đó không phải là điều dễ dàng, nhất là sau khi họ đã phản bội bạn. Bạn muốn tin những gì họ nói nhưng làm sao biết được liệu đó có phải là sự thật? Câu trả lời có thể là “Không”. Nhưng có một tin tốt lành cho bạn. Đó là bạn có thể học cách tin tưởng người ấy một lần nữa, chỉ cần bạn không làm theo cách bạn nghĩ.
Video đang HOT
Xây dựng lại niềm tin không phải là nhu cầu và hy vọng rằng đối tác của bạn sẽ không gian dối hoặc sẽ không nói chuyện với người tình cũ. Mà đó thực chất là sự lắng nghe một lần nữa lời mách bảo của trực giác bên trong bạn.
Giữa người yêu của bạn và người thứ ba kia có giấu giếm điều gì không? Bạn sẽ chẳng biết được nếu không có ai đó nói cho bạn. Nhưng bằng linh cảm, bạn vẫn có thể nhận ra một sự khang khác nơi người ấy. Đó chính là trực giác và với những cặp đôi yêu nhau thật sự, lâu dài, trực giác thường là đúng. Các chuyên gia tâm lý cho rằng học cách tin vào bản năng là cách duy nhất và quan trọng nhất để biết được mức độ trung thực của người ấy với bạn.
Cũng như vậy, nguyên tắc chung để duy trì một mối quan hệ bền vững và luôn cảm thấy an toàn là học cách tin tưởng tiếng nói bên trong của bạn. Trực giác của bạn sẽ không bao giờ nói dối bạn. Một khi bạn đã học được cách lắng nghe nó, bạn cũng cảm thấy dễ dàng hơn để vận hành mọi việc.
Thách thức đặt ra trong quá trình tìm lại niềm tin chính là khoảng cách giữa tiếng nói của trực giác và nỗi sợ hãi. Khi nỗi sợ hãi lớn hơn trực giác, nó sẽ giam cầm bạn trong sự nghi ngờ mãi mãi. Tuy nhiên, sợ hãi và trực giác là hai điều hoàn toàn khác nhau. Sự sợ hãi cho bạn biết những gì bạn không muốn biết. Còn trực giác cho bạn biết sự thật. Trực giác là thật và luôn luôn xác thực. Sợ hãi của bạn có thể là thực nhưng đôi khi nó lại là ảo tưởng.
Tin tưởng tiếng nói bên trong của bạn và bạn có thể tìm hiểu được căn nguyên của sự việc, từ đó biết đối tác là người như thế nào. Do vậy, trở lại với trường hợp của bạn gái trên, thay vì đặt quá nhiều câu hỏi nghi ngờ với người yêu, hãy nhìn vào mắt anh ấy, nói hết những suy nghĩ bên trong bạn. Chờ xem phản ứng tiếp theo của chàng là gì và khi đó hãy để trực giác lên tiếng. Nó sẽ mách bảo bạn phải làm gì.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Giúp chồng lấy lại bản lĩnh khi thất nghiệp
Đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế, không ít ông chồng đã bị sa thải. "Áp lực kinh tế có mối liên quan trực tiếp tới hạnh phúc gia đình. Một khi người đàn ông rơi vào cảnh túng quẫn và không có khả năng kiếm tiền, anh ta sẽ căng thẳng tột độ", Corinne Sweet (chuyên viên tâm lý) chia sẻ
Buồn chán kéo dài là tâm trạng chung của các ông chồng khi mất việc. Nó còn kéo theo một loạt tính xấu khác từ người bạn đời như cáu kỉnh, bê tha, mất phương hướng, sa ngã và quá nhạy cảm. Chứng kiến cảnh chồng mình như vậy, đa phần chị em sẽ nảy sinh cảm xúc giận dữ, coi thường, phẫn uất.
"Khi sự nản lòng lên tới cực điểm, bạn sẵn sàng ném vào ông xã những lời miệt thị khủng khiếp. Tất nhiên, tình cảm vợ chồng sứt mẻ là điều đã được cảnh báo", một người vợ chia sẻ. Theo đó, mối quan hệ gia đình mà bạn mất bao năm gìn giữ có nguy cơ sụp đổ hoàn toàn.
Vai trò của người vợ
- Để đảm bảo rằng ông xã không bi quan đến mức tiếp tục làm người thừa trong tương lai, bạn nên thảo luận các kế hoạch tìm việc với chồng.
"Trao đổi cởi mở là cực kỳ quan trọng, tuy nhiên, bạn nên tránh đàm phán khi thấy chồng mệt mỏi hoặc chìm đắm trong men say. Bởi vì lúc này, mọi lời của bạn sẽ mở đầu cho một cuộc cãi vã và đối đầu" - Chuyên viên Swett gợi ý.
- Bạn cũng nên tránh cảm giác dồn ép khi đề cập đến chuyện tiền bạc với chồng. Nên tìm những tình huống ít nhạy cảm và hiệu quả hơn, ví dụ, bạn có thể trao đổi với anh ấy về khó khăn trong tiền học của con.
- Bản thân bạn cũng nên lạc quan: Thử coi tình huống anh ấy bị thất nghiệp là cơ hội vợ chồng gần gũi và giúp đỡ nhau. Nếu biết cổ vũ nhau, vợ chồng bạn sẽ tạo ra sức mạnh để vượt qua bất kỳ khủng hoảng nào trong cuộc sống.
- Động viên chồng: Khi bị mất việc, đàn ông thường cô đơn và bất lực, bạn nên tránh những chủ đề khơi gợi nỗi đau như "Anh chồng của cô bạn em kiếm được thật nhiều" hoặc "Anh đã tài giỏi lắm mà, sao giờ lại ngồi nhà bó gối thế?"... Thay vào đó, bạn nên khẳng định với chồng rằng, đây chỉ là hoàn cảnh tạm thời thôi, nếu anh ấy cố gắng thì mọi chuyện sẽ sớm ổn thỏa...
- Gợi nhớ về quá khứ: Nếu bố chồng từng bị sa thải thì hẳn mẹ chồng sẽ là một tấm gương để bạn học hỏi. Bạn có thể trao đổi với bà về kỹ năng giải quyết khó khăn cũng như tìm sự nâng đỡ về mặt tinh thần cho chồng.
- Lên kế hoạch tìm việc cùng chồng: Thông qua các mối quan hệ bạn bè, họ hàng... bạn có thể tìm kiếm các cơ hội việc làm cho ông xã. Nếu anh ấy chán nản đến mức muốn buông xuôi mọi việc, bạn nên là người chủ động "vực" chồng thức giấc. Có thể gửi mail, hồ sơ xin việc... đến những nơi phù hợp với anh ấy và lạc quan chờ đợi.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Buồn bực vì vợ quá... hiền Cứ nhìn thấy cái dáng vẻ, điệu bộ hiện thục nhu mì quá thể của vợ, anh Thành lại ôm trán, vỗ đầu bồm bộp kêu trời. Anh Thành (35 tuổi) ở Cầu Giấy - Hà Nội tâm sự với mấy cậu bạn cùng phòng rằng anh đang muốn hỏi mấy anh em xem có liều thuốc nào khiến cho cô vợ của...