Học bổng trinh tiết gây tranh cãi ở Nam Phi
Lãnh đạo một huyện phía đông Nam Phi tuyên bố sẽ cấp học bổng cho 16 thiếu nữ – những người đồng ý cho kiểm tra trinh tiết để chứng minh bản thân trong trắng.
Học sinh nư ở Nam Phi. Ảnh minh họa: New York Post
Theo BBC, Dudu Mazibuko – người đứng đầu huyện Uthukela, tỉnh Kwazulu-Natal phía đông Nam Phi hôm 22/1 tuyên bố 113 sinh viên ở Uthukela sẽ được nhận học bổng đại học của chính phủ, và 16 người trong đó sẽ được cấp học bổng trinh tiết.
Bà cho rằng đây là cách tốt nhất để chống lại tỷ lệ hiếp dâm cao ở địa phương, giảm tỷ lệ mắc HIV AIDS và mang thai ngoài ý muốn. Những người được nhận học bổng sẽ phải cung cấp bằng chứng thông qua các cuộc kiểm tra trinh tiết thường xuyên.
“Đối với chúng tôi, đây là cách để cảm ơn những thiếu nữ đã gìn giữ bản thân, và tiếp tục giữ mình trong ba năm tiếp theo cho đến khi nhận được bằng tốt nghiệp”, bà Mazibuko nói.
Video đang HOT
Phát ngôn viên của chính quyền Uthukela cho biết học bổng trinh tiết nhằm khuyến khích “sinh viên nữ giữ mình trong sạch và tránh xa chuyện tình dục, tập trung vào học hành”. Người vi phạm sẽ bị cắt học bổng, theoAP.
Nhiều nhóm nhân quyền đã lên án hành động này.
Điều kiện của học bổng đã “ vi phạm nhân quyền và phẩm giá của trẻ gái”, phát ngôn viên nhóm Powa, một tổ chức nhân quyền vì phụ nữ ở Nam Phi nói.
“Kiểm tra trinh tiết vĩnh viễn không ngăn được HIV – AIDS lây truyền”, Idumeleng Muloko nói. Ước tính khoảng 6,3 triệu người Nam Phi dương tính với virus HIV, tương đương 10 người thì hơn một người phải sống chung với virus căn bệnh thế kỷ.
Kwazulu-Natal là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở Nam Phi – đất nước có tỷ lệ người nhiễm HIV cao nhất thế giới. Ủy ban bình đẳng giới của chính phủ cũng chỉ trích sáng kiến này, cho rằng nó hơi quá lố.
“Tôi cho rằng ý định của lãnh đạo huyện là tốt, nhưng chúng tôi không đồng ý với cách làm chỉ cấp học bổng vì trinh tiết của bà ấy”, Mfanozelwe Shozi, chủ tịch ủy ban cho biết.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Học bổng trinh tiết ở Nam Phi gây xôn xao
Một thị trưởng ở Nam Phi đã quyết định trao học bổng cho 16 nữ sinh còn trinh tiết với mục đích khuyến khích các học sinh khác "giữ trinh tiết và tập trung cho học hành". Tuy nhiên, chính sách này đã vấp phải không ít chỉ trích.
Thị trưởng Dudu Mazibuko
Theo tờ Dailymail, học bổng này do bà Dudu Mazibuko, thị trưởng của quận Uthukela ở tỉnh KwaZulu-Natal của Nam Phi đưa ra từ năm nay. Theo đó, hàng năm, văn phòng thị trưởng sẽ trao học bổng cho hơn 100 nữ sinh trung học và đại học trong khu vực.
Các nữ sinh làm hồ sơn xin học bổng phải còn trinh tiết và đồng ý trải qua các đợt kiểm tra trinh tiết để tiếp tục nhận học bổng, bà Mazibuko cho biết như vậy trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh.
"Với chúng tôi, trao học bổng là cách để ghi nhận và động viên với các cô gái đã biết giữ mình và chúng tôi mong là họ sẽ tiếp tục làm điều đó trong 3 năm đến khi họ nhận được một tấm bằng hay chứng chỉ," bà Mazibuko nói. Bà cho biết thêm, học bổng này tập trung vào các cô gái trẻ bởi họ dễ bị lợi dụng, mang thai ở tuổi vị thành niên, hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm liên quan đến tình dục.
Theo số liệu của chính phủ Nam Phi, năm 2014 nước này có khoảng 20.000 người mang thai ở tuổi vị thành niên, trong đó có 223 trường hợp mới chỉ là học sinh tiểu học. Năm 2013, khoảng 5,6% phụ nữ Nam Phi mang thai trong độ tuổi từ 14-19 tuổi.
Tuy vậy, chương trình học bổng của vị thị trưởng nêu trên vẫn vấp phải không ít chỉ trích. Mfanozelwe Shozi, Chủ tịch Ủy ban bình đẳng giới Nam Phi, nói: "Tôi cho rằng ý tưởng của bà thị trưởng là tốt nhưng điều chúng tôi không đồng tình là việc chỉ trao học bổng cho nữ sinh trinh tiết". Quan chức này nói thêm, tuy kiểm tra trinh tiết không phải là hành động vi hiến nhưng cần đảm bảo rằng nó được tiến hành trên cơ sở sự đồng tình.
Nhiều nhà hoạt động ở Nam Phi đã lên tiếng kêu gọi cấm kiểm tra trinh tiết, bởi coi đây là hành động phân biệt và xâm hại.
Minh Phương
Theo Dantri/Dailymail
Kỳ lạ hươu cao cổ màu trắng ở Nam Phi Con hươu cao cổ màu trắng xuất hiện ở vườn quốc gia của Tanzania. Màu sắc khác thường khiến nó trở nên nổi bật giữa đàn. Các chuyên gia đánh giá đây là cá thể hươu cao cổ rất hiếm có. Hươu Omo màu trắng ở Tanzania - Ảnh chụp màn hình Daily Mail Con hươu cao cổ có màu trắng được đặt...