Hoạt hình Đông Nam Á: Bước trỗi dậy khó ai ngờ tới!
Chỉ qua khoảng một thập kỷ, hoạt hình các nước Đông Nam Á đã có một bước trỗi dậy khó ai ngờ tới. Nguyên do tại sao, hãy cùng TGĐA đi vào tìm hiểu điều này. Chú trọng đào tạo có chủ đích
Kim Possible - series hoạt hình nổi tiếng của Disney có sự tham gia của rất nhiều nghệ sĩ Philippines
Để điện ảnh trở thành một ngành công nghiệp văn hóa mang về lợi nhuận, sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc định hướng về thị trường, hay nhất là công tác đào tạo nguồn nhân lực, chắc chắn là điều cần phải có. Philippines là một ví dụ điển hình nhất cho điều đó, nhất là trong ngành làm phim hoạt hình.
Thực tế cho thấy, từ những năm 90 hay đầu 2000, nhu cầu các lao động Philippines hỗ trợ các doanh nghiệp hay công ty nước ngoài dần dần tăng cao trong lĩnh vực hoạt hình. Toei Animation là một công ty lâu đời ở Nhật Bản được thành lập từ năm 1948 và được coi là xưởng sản xuất phim hoạt hình hàng đầu thế giới. Toei Animation cũng có công ty con ở Philippines và Toei Animation Philippines từng tham gia hỗ trợ sản xuất một số phim hoạt hình nổi tiếng của Disney như The Legend of Tarzan, Kim Possible và Hercules. Việc các phim hoạt hình Hollywood có sự hỗ trợ của những ê-kíp châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á đã không còn là việc gì quá lạ, nhưng Chính phủ Philippines dường như đã nhìn thấy tiềm năng từ điều này mà đề ra một loạt những phương án đào tạo có chủ đích.
Một loạt các đơn vị tại Philippines như: Ủy ban Giáo dục Đại học (CHED), Bộ Giáo dục (DepEd) và Cơ quan Giáo dục Kỹ thuật và Phát triển Kỹ năng (TESDA) đã thực hiện hành động trong việc tạo ra các tiêu chuẩn quy định cho các yêu cầu học tập liên quan đến các khóa học hoạt hình kéo dài trong hai năm, cũng như một số các chương trình học và đánh giá cho các trường cung cấp các khóa học về hoạt hình, với nhu cầu thực tiễn được đặt lên hàng đầu.
Không những vậy, Philippines rất chú trọng việc hợp tác quốc tế. Khi không chỉ kết hợp với các nước khác để trao đổi kinh nghiệm, mà còn cố gắng đẩy mạnh “đầu ra”. Gần đây các công ty hoạt hình của Philippines và Ấn Độ đều đã có một sự hợp tác tương đối chặt chẽ, nhằm đảm bảo phim của hai bên có thể tới dự thi tại nhiều Liên hoan phim quốc tế.
Nhờ vậy, chỉ trong vòng 7 năm (2004 – 2011), số lượng nghệ sĩ hoạt động trong ngành hoạt hình tại Philippines đã tăng lên từ 3000 cho đến 10000 – 20000. Đây quả thực là con số đáng nể với một nước Đông Nam Á.
Định hướng thị trường rõ ràng
Về khoản định hướng thị trường, có lẽ khó nước Đông Nam Á nào làm được trong ngành hoạt hình như Malaysia. Điều cơ bản nhất để tạo nên những thay đổi, chính là Chính phủ nước này định hướng chuyển đổi Malaysia từ nền kinh tế sản xuất sang nền kinh tế dựa trên thông tin và kiến thức nhiều hơn, từ khoảng năm 1996.
Video đang HOT
Chương trình đào tạo ngành làm hoạt hình của Philippines rất chú trọng thực tiễn
Các đại học đa phương tiện ra đời từ đó, cùng với đấy là nội dung số như được phát triển thành một hệ sinh thái đa dạng. Bên cạnh việc chú trọng đào tạo về
công nghệ, Chính phủ Malaysia còn phối hợp với các tổ chức để tạo nên các cuộc thi về sáng tạo nội dung số với giải thưởng cực kỳ giá trị. Khi chấp nhận bỏ ra một số tiền lớn để tổ chức nhiều cuộc thi, Chính phủ đã khiến cho thị trường phim, nhất là mảng hoạt hình có thêm một số lượng nhân tài không hề nhỏ.
Dĩ nhiên để tạo ra một mạng lưới nội dung số phát triển, Chính phủ Malaysia thành lập ra một tổ chức riêng có tên gọi Tổng công ty Kinh tế Kỹ thuật số Malaysia (MDEC), nhằm quản lý các giai đoạn khác nhau của quá trình sáng tạo, bao gồm phát triển, sản xuất, cấp phép và đưa ra thị trường. Các khoản tài trợ dao động từ 72.150 USD đến 1.200.000 USD, tùy thuộc vào hạng mục.
Các nghệ sĩ làm hoạt hình tại Malaysia được hưởng lợi từ việc nhà nước định hướng thị trường rõ ràng
Trong những ngày đầu, MDEC trợ cấp tới 90% chi phí sản xuất của một dự án. Con số này hiện đã giảm xuống còn 40%, do các nhà sản xuất và đài truyền hình đã dần tự tin hơn trong việc đầu tư vào phim hoạt hình. Bên cạnh đó, khi các đối tác nước ngoài muốn lấn sâu vào thị trường nội địa, các yếu tố như thủ tục hay giấy tờ “loằng ngoằng” cũng bị loại bỏ thẳng và đi luôn vào cách thức thực hiện ra sao.
Giả dụ như công ty sản xuất Nhật Bản OLM, nổi tiếng với series hoạt hình Pokémon, đã quyết định mở tiền đồn đầu tiên ở nước ngoài tại Cyberjaya – thành phố khoa học của Malaysia, cũng là giá trị cốt lõi tạo thành một phần quan trọng của Siêu Hành lang Đa phương tiện ở Malaysia.
Philippines ước tính đã mang lại doanh thu 153 triệu USD trong năm 2015 từ việc hợp tác phát triển với quốc tế trong mảng phim hoạt hình. Mặc dù con số này chỉ bằng một phần mười doanh thu từ phim hoạt hình Nhật Bản, nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp Philippines đang ở mức hai con số.
Một đất nước khác là Campuchia cũng dựa vào số liệu với 90% tổng số phim hoạt hình series Mỹ được sản xuất ở châu Á, theo báo cáo Nghiên cứu và Thị trường năm 2015, để phát triển ngành công nghiệp làm phim hoạt hình của riêng mình. Họ tạo điều kiện hết sức có thể để phát triển những dự án phim hợp tác nước ngoài, có thể kể tới một số phim đã thành công như Joe and Jack và The Neighbours.
Coi trọng bản sắc và giá trị văn hóa
Như đã nói ở trên, MDEC luôn lưu ý đến các tiêu chí khi đánh giá các dự án rất cụ thể đối với hoạt hình Malaysia. Đại diện của MDEC cho hay: “Chúng tôi từng cân nhắc việc đang tài trợ cho những thứ có thể chỉ mang lại lợi ích văn hóa, hay những thứ mang lại lợi ích về sở hữu trí tuệ hoặc thương mại hóa? Bởi vì một lợi ích thương mại hóa có nghĩa là nhiều việc làm hơn, nhiều cơ hội hơn. Lợi ích văn hóa là rất tốt để có, nhưng liệu nó có mang lại tiền cho đất nước không? Chính phủ cần phải tìm ra điều đó!”.
Series Upin & Ipin là thành quả của việc mạnh dạn đầu tư và giữ gìn bản sắc văn hóa
Tuy nhiên, MDEC tự tin rằng, dù Malaysia chỉ có khoảng 32 triệu người, nhưng đất nước này có ngôn ngữ khác nhau, văn hóa khác nhau, tín ngưỡng đa dạng, hoàn toàn có thể dựa vào đó để sáng tạo ra những nội dung đặc biệt. Nếu từng là khán giả thường xuyên theo dõi kênh Disney Asia, bạn sẽ không lạ gì loạt phim Upin & Ipin do Les ‘Copaque Production sản xuất, thậm chí còn được làm thành phim dài chiếu rạp đưa ra thị trường quốc tế. Upin & Ipin làthành quả của sự mạnh dạn đầu tư cũng như niềm tin vào giá trị văn hóa cốt lõi.
Tại Campuchia, một hãng có tên là Sil Animation Studio đã mạnh dạn sản xuất Little Yak – loạt phim hoạt hình lấy cảm hứng từ sinh vật thần thoại giống như bò mộng trong văn hóa dân gian Campuchia. Đây được coi là loạt phim hoạt hình Campuchia đầu tiên hấp dẫn trẻ em và người lớn, với hình ảnh đầy màu sắc, âm nhạc vui nhộn và khiếu hài hước – ngay cả khi các nhân vật còn không biết nói.
Little Yak là series hoạt hình nổi tiếng nhất nhì Campuchia
Nhà sáng lập của Sil Animation Studio từng chia sẻ với tạp chí The Post rằng: “Tôi đã làm việc trong ngành hoạt hình nhiều năm, với một số lần tạm dừng và thường xuyên bị cám dỗ rằng: hãy từ bỏ vì tôi thấy nó quá khó. Không giống như những bộ phim có dàn nhân vật theo kịch bản, trong quá trình sản xuất phim hoạt hình, tôi phải tự vẽ nhân vật và mất nhiều bước để biến nó thành hiện thực. Sau đó, quá trình trích xuất có thể mất hai hoặc ba ngày. Quá trình này thường khiến nhóm của tôi và tôi không có hy vọng rằng chúng tôi sẽ có thể tiếp tục thực hiện nó. Nhưng niềm đam mê của nhóm đã đảm bảo rằng sẽ không để các chướng ngại vật cản trở họ”. Sau đó từ thành công của Little Yak, Sil Animation Studio sẵn sàng cung cấp nhiều khóa học hoạt hình 3D và 2D có mức giá phải chăng dành cho những ai đam mê ngành làm phim hoạt hình tại Campuchia.
Mỹ nhân mất vai nữ chính Nhật Ký Công Chúa vào tay Anne Hathaway: Chỉ vì quay muộn mà bỏ lỡ cơ hội!
Mỹ nhân này không giấu được sự hối tiếc khi bỏ lỡ Nhật Ký Công Chúa.
Vào năm 2001, The Princess Diaries - Nhật Ký Công Chúa trở thành cơn sốt trên Disney, giới thiệu đến khân giả màn "vịt hoá thiên nga" đình đám giúp Anne Hathaway nổi tiếng. Bộ phim thành công và tiếp tục được "bật đèn xanh" cho phần 2. Tuy nhiên vai diễn này đã suýt thuộc về mỹ nhân khác chứ không phải Hathaway, nếu như cô không gặp sự cố "bất khả kháng".
Theo lời chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2021, nữ diễn viên Christy Carlson Romano cho biết cô đã rất nỗ lực để tranh vai nữ chính Nhật Ký Công Chúa. Thậm chí khi đang đóng phim Even Stevens ở California, Romano đã tranh thủ tập vai Mia để chuẩn bị cho buổi casting.
Christy Carlson Romano suýt đóng vai Mia
Thế nhưng vì lịch trình quay Even Stevens quá muộn, Romano đã bỏ lỡ buổi tuyển chọn Nhật Ký Công Chúa. Cô cho biết: " Lúc đó gần như kịp thời gian để tôi đi casting. Thế nhưng nhà sản xuất đã gọi tôi, bảo rằng không có thời gian để hôm đó tôi đi thử vai".
Lịch quay dày đặc của Even Stevens khiến Romano bỏ lỡ casting
Mặt khác, thời điểm đó ekip Nhật Ký Công Chúa không chấp nhận casting bằng clip thu trước, nên rốt cuộc Romano không thể thử sức để trở thành Mia. Vì lẽ đó, Romano vụt mất tấm vé đóng phim, và cơ hội đó thuộc về Anne Hathaway. Nhật Ký Công Chúa đã thay đổi sự nghiệp Hathaway mãi mãi, đưa cô trở thành diễn viên nữ được săn đón nhất nhì Hollywood.
Mặt khác Christy Carlson Romano đã được chọn để lồng tiếng cho nhân vật hoạt hình Kim Possible nổi tiếng, đến tận những năm gần đây vẫn được Disney trọng dụng.
Disney âm thầm loại bỏ "Avatar" khỏi nền tảng trực tuyến Disney đã lặng lẽ xóa "Avatar" khỏi danh mục phát trên nền tảng trực tuyến ngay trước thềm bộ phim chuẩn bị tái phát hành vào tháng tới. (Ảnh: Disney) Theo nguồn tin từ Screen Rant, bom tấn một thời Avatar đã bị gỡ bỏ khỏi nền tảng trực tuyến Disney . Động thái lần này được cho là nhằm thúc đẩy khán...