Hoạt động ý nghĩa của mem Việt Nam Ơi: Dầm mưa kéo nước cho bản nghèo
Con người sinh ra vốn không được phép chọn cha mẹ, cũng chẳng được phép chọn hoàn cảnh sống.
Bởi thế mà bên cạnh những người có cuộc sống giàu sang, sung túc thì cũng có những người phải chật vật từng ngày để trang trải cuộc sống. Có những mảnh đất, những con người phải từng ngày vất vả gánh từng gánh nước, lo từng đong gạo,… thế nhưng, nghị lực thay, những con người Việt Nam dù cho có nghèo khó, chật vật nhưng vẫn có một sức sống mãnh liệt.
Và sức sống mãnh liệt ấy cũng khiến những người khác phải khâm phục mà đưa tay ra giúp đỡ. Một vài thành viên trong group Việt Nam Ơi cũng đã làm điều đó.
Những thành viên của Việt Nam Ơi “kéo nước” lên bản.
Thành viên Việt Nam Ơi quyết “kéo nước” lên bản
Là một người thường “lang thang” đến mọi miền tổ quốc để ghi lại những bức hình của con người Việt Nam và lắng nghe tâm tình của những con người ở từng địa phương, thành viên Long Quang Le trong group Việt Nam Ơi đã cùng bạn bè đến nhiều nơi để thiện nguyện. Và lần giúp đỡ mới nhất của nhiếp ảnh gia này đó là việc “kéo nước” lên bản.
Mặc dù phải vượt hơn 1000km và hơn 3 tiếng đồng hồ mang vật tư có thể giúp cho việc “kéo nước” từ suối nguồn về bản làng phục vụ sinh hoạt nhưng “những bước chân xanh” ấy vẫn không hề biết mỏi. Những cơn mưa khiến ai nấy lạnh đến run người nhưng nụ cười thì vẫn luôn nở trên môi.
Được biết, nơi mà nhiếp ảnh gia Long Quang Le cùng những người bạn của mình đến giúp đỡ là một ngôi làng thuộc huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam với 36 hộ dân cùng 34 em học sinh sống tách biệt trong rừng.
Cơn mưa cũng không khiến những tấm lòng “vàng” hề hấn gì.
Vậy là đã “kéo được nước” về bản.
Công việc “kéo nước” cho bản làng cũng có sự tham gia của những người đàn ông bản địa. Trên môi họ nở nụ cười hạnh phúc vì sắp được uống nước sạch và không ngừng biết ơn những người có tấm lòng đẹp ấy.
Sau khi “kéo nước” lên cho bản làng, thanh viên của group Việt Nam Ơi cùng những người bạn của mình đã có một buổi trải nghiệm thú vị ở ngôi làng sống tách biệt trong rừng. Họ đã được cùng ăn, cùng uống và cùng lắng nghe những tâm sự về cuộc sống của những người dân nơi đây.
Người dân khấp khởi vui mừng vì nước đã về đến bản.
Người dân nơi vừa được giúp đỡ “kéo nước” lên bản.
Cho đi là còn mãi
Video đang HOT
Hành động “cho đi” của thành viên Long Quang Le ở bản làng xa xôi này đã nhận được sự biết ơn của dân làng cũng như của những member khác trong group Việt Nam Ơi.Ai nấy đều cảm ơn tấm lòng mà những người này mang đến cho bản làng.
Không chỉ hoạt động “kéo nước” lên bản, thành viên Long Quang Le còn cùng với bạn bè đi khắp mọi miền tổ quốc để làm những hoạt động thiện nguyện của mình.
Hành trình “những bước chân xanh” của họ đã ghi lại những bức ảnh vô cùng độc đáo của người lao động, của trẻ em trên mọi miền Tổ quốc và điều đó khiến cho bất cứ ai trên dải đất hình chữ S cũng phải tự hào rằng: Hóa ra quê ta đẹp đến vậy.
Hình ảnh bản làng nơi mà Long Quang Le cũng bạn bè đến “kéo nước”.
“Cho đi là còn mãi”, những việc làm tốt đẹp mà thành viên trong group Việt Nam Ơi đã phần nào lan tỏa đi thông điệp đó. Chỉ có cho đi thì mới có thể chứng kiến được những nụ cười đang nở trên môi, chỉ có cho đi thì những việc ta làm mới tồn tại mãi trong con tim của những người được nhận lại.
Hy vọng qua những hành động đẹp của các thành viên trong Việt Nam Ơi, mỗi người sẽ từ đó mà biết cho đi, biết giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Và hãy dùng sự chân thành để làm sáng lên câu nói của cha ông – “Lá lành đùm lá rách”.
Tham gia Việt Nam Ơi để cùng nhau cho đi những thông điệp ý nghĩa nhé!
Nguồn ảnh: Long Quang Le
Các bé trong "bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng 2019": Năm nay các em sung sướng vì được mang áo mới, cặp mới đến trường
Các em học sinh ở điểm trường Tăk Pổ nơi vùng núi cao đã đón một lễ khai giảng ấm áp, nhiều niềm vui nhờ sự sẻ chia từ cộng đồng.
Còn nhớ đầu năm học 2019-2020, điểm trường Tăk Pổ (thuộc trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Trà Tập và trường mẫu giáo Phong Lan, xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) từng trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng với buổi lễ khai giảng đơn sơ, giản dị nhưng vô cùng ấm cúng.
Loạt ảnh ghi lại buổi lễ khai giảng dẫu còn thiếu thốn trăm bề, các em học sinh đen nhẻm, gầy gò nhưng trên gương mặt hiện rõ niềm hân hoan đón chào năm học mới đã khiến nhiều người xúc động.
Năm nay, những hình ảnh mới nhất từ buổi lễ khai giảng nơi "thâm sơn cùng cốc" này lại một lần nữa được cô giáo trẻ có tên Nguyễn Việt Thảo chia sẻ lên trang cá nhân và gây "bão" mạng.
Thầy trò đón chào năm học mới ở điểm trường nơi lưng chừng núi
Được biết, cô Nguyễn Việt Thảo (26 tuổi) là cô giáo mới lên tiếp nhận công việc ở điểm trường Tăk Pổ. Năm học 2020-2021 này, các em học sinh vùng cao rất háo hức đi dự lễ khai giảng vì được ngắm nhìn diện mạo mới của trường.
Dẫu dịch bệnh Covid-19 vẫn còn, cả thầy cô giáo và các học trò đều phải đeo khẩu trang dự lễ, nhưng điều đó không làm giảm bớt niềm hân hoan của cô trò nơi đây.
Cô Nguyễn Việt Thảo chia sẻ: "Đây là nam đau tiên mình đuoc phân công day o điem truong Tak Po.
Lan khai giang này cô trò vui hơn mọi năm vì năm nay các em nhận đuoc su quan tâm, chia se cua mọi người.
Ngoài phần lễ, tại buổi khai giảng, các em còn được tặng quà là quan áo moi, sách vo, sữa, bánh kẹo từ các nhà hảo tâm ủng hộ. Nhìn các em sung sướng mang cặp sách mới, ôm gấu bông, uống sữa, ăn bánh kẹo... những món ngon mà hiếm khi được ăn, mình cung cam thay vui lây."
Cô Nguyễn Việt Thảo (áo dài xanh) hân hoan đón chào năm học 2020-2021 cùng các học trò thân thương
Là năm đầu tiên cô giáo Việt Thảo được đón chào năm học mới cùng các học trò ở điểm trường Tăk Pổ. Thế nhưng trước đó, cô đã có 5 năm "gánh chữ lên non", dạy học ở các điểm trường vùng cao, nên cô Thảo cực kỳ thấu hiểu những khó khăn, thiếu thốn của các em học sinh vùng sâu vùng xa.
Xuất phát từ lòng yêu nghề và đặc biệt là tình yêu thương dành cho con trẻ, Việt Thảo luôn rất vui và tự hào khi được là người dạy dỗ, mang cái chữ lên non, dìu dắt các em học sinh học hành đến nơi đến chốn, hướng đến tương lai tốt đẹp hơn.
"Mình tot nghiep nam 2014 ngành giáo duc Tieu hoc. Dù lan đau tiên lên điem này, cuoc song và công viec o đây không có gì là khó khăn đoi voi mình vì 5 nam hoc truoc đó mình cung đã tung o các điem truong le nhu vay roi.
Ban đau các em ở đây còn rut rè, nhung nay mới vào năm học đã mạnh dan lam roi. Buổi chiều mỗi ngày, các em hay xuong truong choi voi cô, khi đi không quên mang theo quà cho cô, khi thì khúc mía, quả oi, mớ rau...
Gia đình các em rat khó khan, có lúc đi hoc phai cõng theo em nhỏ đen truong vì nhà bố mẹ đi rẫy cả, không có ai trông em.
Nhieu em lop 1, lop 2 mà nhìn cu nhu mau giáo ay, gầy nhẳng, đen nhẻm vì ăn không đủ no, thương lắm, vậy mà vẫn chăm chỉ đi học" - Cô Việt Thảo kể.
Lễ khai giảng năm nay, các em ở điểm trường nơi lưng chừng núi đón nhận nhiều niềm vui mới. Bên cạnh những món quà là đồ dùng học tập, sách vở, cô trò nơi đây còn hân hoan với diện mạo mới của cơ sở vật chất trường học.
Các em không phải đứng, đã có đủ ghế nhựa ngồi dự lễ, trường lớp cũng khang trang, sạch đẹp hơn.
"Năm ngoái Tăk Pổ và cô giáo Thu nổi tiếng với những hình ảnh mộc mạc, từ đó mọi người quan tâm đến trường nhiều hơn. Tu đó đen nay các em học sinh luôn đuoc su quan tâm và chia se cua các manh thuong quân, các em và phu huynh rat vui.
Giờ cơ sở vật chất đã khang trang hơn năm ngoái, trường được trang bi thêm ghe chào co, tivi, wifi, có ca loa và phòng học được đóng la phông cho mát nua.
Sự đồng hành, hỗ trợ này vừa là sự khích lệ, cũng là áp lực để thầy cô giáo chúng mình làm tốt hơn công việc của mình, dạy dỗ các em thật tốt" - Cô Thảo chia sẻ.
Những hình ảnh vui tươi của thầy cô và các em học trò nơi điểm trường Tăk Pổ nhân ngày khai giảng năm học mới hiện vẫn được dân mạng chia sẻ.
Ứng cử viên sáng giá mất cơ hội trở thành tân Thủ tướng Nhật Bản chỉ vì đăng ảnh vợ nấu cơm như người hầu Cựu Ngoại trưởng Nhật Bản đã gây ra phản ứng trái chiều khi chia sẻ bức ảnh cho thấy vợ ông đeo tạp dề đứng bên cạnh ông ngồi ăn cơm trong trang phục chỉnh tề. Bức ảnh được đăng vào tối ngày 31/8, cho thấy ông Fumio Kishida - cựu Ngoại trưởng Nhật Bản - đang mặc vest và ăn cơm do...