Hoạt động, phong trào Đoàn phải vì đoàn viên, thanh niên
LTS: Sau khi Báo Quân đội nhân dân đăng loạt bài “Vì sao đoàn viên, thanh niên chưa nhiệt huyết tham gia hoạt động Đoàn?” (từ ngày 1 đến 4-3), nhiều bạn đọc bày tỏ sự quan tâm tới vấn đề này.
Bạn đọc đồng tình với những kiến nghị, giải pháp mà loạt bài nêu ra, đồng thời cho rằng:
Vun “gốc” cho phong trào Đoàn
Các hoạt động, phong trào Đoàn phải lấy đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) làm trung tâm; cần có sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị; đổi mới mạnh mẽ cả về nội dung, hình thức, hướng tới chiều sâu, ý nghĩa thiết thực nhằm khơi dậy niềm tin, khát vọng và tinh thần cống hiến của tuổi trẻ…
Tiến sĩ NGUYỄN VIẾT CHỨC, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội:
Xây dựng hoài bão, khát vọng vươn lên
Suốt chiều dài lịch sử, Đảng ta luôn coi trọng công tác thanh niên và đặt công tác giáo dục thế hệ trẻ lên hàng đầu. Phải giáo dục ĐVTN biết trân trọng, nhìn lại quá khứ để thấy được lực lượng thanh niên trong thời kỳ cách mạng dù nhiều khó khăn, thử thách nhưng vẫn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Chúng ta phải làm sao để ĐVTN không quên quá khứ, quá khứ phải là động lực để ĐVTN vươn tới tương lai. Theo tôi, cái thanh niên cần chính là niềm tin, không chỉ là niềm tin với đất nước mà tin vào chính tương lai của mình. Khi chúng ta mang lại cho ĐVTN niềm tin vào tương lai cùng với sự trưởng thành của bản thân họ thì không chỉ đội ngũ cán bộ đoàn mà tất cả ĐVTN sẽ yên tâm cống hiến. Tương lai chính là sự nghiệp, các tổ chức đoàn cần quan tâm đầu tư, chăm lo cho ĐVTN nhiều hơn nữa, đồng hành với thanh niên trong lập thân, lập nghiệp; tích cực rèn luyện và phát huy trí tuệ, tinh thần xung kích của tuổi trẻ trong phát triển kinh tế- xã hội. Đoàn thanh niên phải xây dựng được hoài bão, khát vọng vươn lên của người trẻ để góp phần xây dựng đất nước hùng cường.
Loạt bài “Vì sao đoàn viên, thanh niên chưa nhiệt huyết tham gia hoạt động Đoàn?” phản ánh khá đầy đủ nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến việc một bộ phận ĐVTN không còn mặn mà với các phong trào, hoạt động Đoàn. Đồng tình với quan điểm của bài viết, tôi cũng cho rằng, tuy phong trào, hoạt động Đoàn hiện nay còn một số mặt hạn chế nhưng nhìn chung, ĐVTN luôn xứng đáng với niềm tin của toàn xã hội và cán bộ đoàn, tổ chức đoàn phải khai thác được thế mạnh của tuổi trẻ bằng những phong trào thiết thực. Thế hệ trẻ hiện nay có nhiều khác biệt về phong cách sống, kỹ năng và mối quan tâm đến xã hội. Chính vì vậy đòi hỏi Đoàn Thanh niên phải bám sát quan điểm lãnh đạo của Đảng; sáng tạo hơn để phong trào Đoàn phát triển có hiệu quả, từ đó có thể đồng hành, dẫn dắt, phát huy vai trò của lớp thanh niên tiên tiến; chăm lo cho nhóm thanh niên yếu thế vươn lên. Thực tế đó đòi hỏi cán bộ đoàn phải là người nêu gương, đóng vai trò tiên phong trong những công việc khó, gian khổ, tích cực học tập, sẵn sàng hy sinh… Tuy nhiên, hiện nay các hình thức phát huy vai trò nêu gương của cán bộ đoàn trong giáo dục ĐVTN có lúc còn bộc lộ sự cứng nhắc, chưa có sự kết hợp linh hoạt, hiệu quả; vẫn còn cán bộ đoàn chưa chú trọng kết hợp giữa tuyên truyền, vận động, tập hợp đoàn viên với nêu gương trong các hoạt động và giáo dục, định hướng những chuẩn mực đạo đức. Để thực tế hơn, chúng ta có thể dùng những tấm gương thực tiễn sống động của cán bộ đoàn trong giáo dục ĐVTN, nhằm làm thay đổi nhận thức, tình cảm, ý chí và hành vi của ĐVTN theo hướng tích cực.
Tuổi trẻ Bộ CHQS TP Cần Thơ hành quân dã ngoại giúp người dân xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ. Ảnh: MẠNH THẮNG.
Video đang HOT
Bà Nay H’Nan, Phó bí thư Thường trực Huyện ủy Cư M’gar (Đắc Lắc):
Bám sát thực tiễn để xây dựng các phong trào, mô hình phù hợp, hữu ích
Tôi thấy rằng, loạt bài “Vì sao đoàn viên, thanh niên chưa nhiệt huyết tham gia hoạt động Đoàn?” phản ánh đúng những vấn đề đang đặt ra đối với công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi hiện nay. Thực tế tại huyện Cư M’gar cho thấy, lâu nay, do kinh phí hạn hẹp nên đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở phải vận động sự hỗ trợ từ các nguồn xã hội hóa để tổ chức các hoạt động. Một cái khó nữa là vấn đề phát triển đoàn viên, do phần lớn thanh niên ở huyện đều đi làm ăn xa. Không phát triển được đoàn viên dẫn tới không có đoàn viên ưu tú để tạo nguồn phát triển Đảng. Bên cạnh đó, một số cán bộ đoàn cơ sở hiện đã hết tuổi nhưng lại khó bố trí, sắp xếp vị trí công tác khác do không đủ tiêu chí về trình độ chuyên môn hoặc thiếu chỉ tiêu biên chế. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới nhiều cán bộ, đoàn viên không mặn mà với hoạt động, phong trào Đoàn.
Tôi cho rằng, ngoài việc tìm cách tháo gỡ bất cập, khó khăn trong hoạt động của Đoàn Thanh niên nói chung, Huyện đoàn Cư M’gar cần tập trung vào những phần việc, phong trào cụ thể, sát với tình hình thực tế ở địa phương thì mới thu hút đông đảo ĐVTN tham gia, nhất là ĐVTN người dân tộc thiểu số. Trong đó, cần tập trung vào lĩnh vực phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới; giúp ĐVTN người dân tộc thiểu số bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống; đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đầu tư phát triển sản xuất tại chỗ, không để tiếp tục xảy ra tình trạng thanh niên phải đi làm ăn xa, kéo theo thiếu nguồn phát triển Đoàn và phát triển Đảng…
Anh PHAN TUẤN ANH, Bí thư Đoàn Thanh niên, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường Đại học Đà Lạt:
Mang đến cái thanh niên cần
Để ĐVTN tích cực tham gia công tác Đoàn, trước hết, thủ lĩnh của phong trào cần phải hiểu họ đang muốn gì, hay nói cách khác là phải hiểu được tâm tư, nguyện vọng của ĐVTN để từ đó mang đến cái mà ĐVTN đang cần chứ không chỉ là cái mà tổ chức đoàn đang có. Có thể nói, thế hệ thanh niên “gen Z” đã và đang có những khoảng cách khá lớn so với thế hệ “8X”, đầu “9X” (thế hệ của các cán bộ đoàn hiện nay). Khoảng cách này là do tác động của điều kiện kinh tế-xã hội, sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và mạng xã hội. Cùng là thanh niên nhưng có khi hai thế hệ này lại không thích nghe cùng một loại nhạc, chơi cùng một trò chơi… Nếu không hiểu được sự khác biệt này thì dễ dẫn tới giữa tổ chức đoàn, cán bộ đoàn và ĐVTN không tìm được tiếng nói chung. Vì thế cán bộ đoàn hiện nay phải giống như người làm marketing, phải hiểu được “nhu cầu của thị trường”, từ đó có những hoạt động phù hợp với sở thích, nguyện vọng, đặc điểm tâm sinh lý của ĐVTN; cung cấp cho ĐVTN những kiến thức, kỹ năng họ đang cần, từ đó lồng ghép vào những định hướng chính trị đúng đắn để ĐVTN học tập, noi theo.
Hằng năm, Trung ương Đoàn đều ban hành bộ tiêu chí đánh giá công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, các tỉnh đoàn, thành đoàn trong cả nước. Theo tôi, ưu điểm của bộ tiêu chí là có giá trị định lượng vì đã đưa được một ba-rem các hoạt động, phong trào Đoàn, tạo cơ sở để tổ chức đoàn cấp dưới thực hiện. Tuy nhiên, với số lượng khá lớn các tiêu chí cần phải đáp ứng khiến tổ chức đoàn bị quá tải, tạo nên sự rập khuôn, hình thức; chưa phát huy được tính sáng tạo của tổ chức đoàn và ĐVTN. Thời gian tới, Trung ương Đoàn cần nghiên cứu, xây dựng, ban hành bộ tiêu chí phù hợp hơn nhằm tạo điều kiện để các tổ chức đoàn hoạt động hiệu quả.
Anh PHẠM TRUNG THÀNH, Bí thư Huyện đoàn Nghi Xuân (Hà Tĩnh):
Cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị
Đúng là hiện nay công tác Đoàn còn có một số hạn chế, khó khăn như Báo Quân đội nhân dân đã phản ánh. Thực tế ở địa phương tôi cũng cho thấy, lực lượng đoàn viên mỏng, phân tán và luôn biến động nên tỷ lệ tập hợp thanh niên thấp. Các chương trình, hoạt động chưa được tổ chức thường xuyên, hình thức sinh hoạt và hoạt động ít sáng tạo, chất lượng chuyên môn của cán bộ đoàn ở cơ sở chưa cao; nguồn lực hỗ trợ cho các hoạt động của Đoàn còn rất ít.
Để nâng cao chất lượng hoạt động, các tổ chức đoàn cần tập trung nâng cao chất lượng sinh hoạt, khả năng thu hút, tập hợp, giáo dục ĐVTN. Bên cạnh đó, cần triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ đoàn cấp cơ sở; tham mưu với cấp ủy và lãnh đạo đơn vị tạo điều kiện trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn, đặc biệt đối với các đối tượng trong quy hoạch các chức danh chủ chốt của cơ sở. Chúng tôi cũng mong muốn sớm có những cơ chế, chính sách, phụ cấp đối với cán bộ đoàn kiêm nhiệm, nhất là cấp cơ sở và chi đoàn. Đối với cán bộ đoàn ở địa phương, nhất là bí thư chi đoàn ở nông thôn, cần có sự đãi ngộ thỏa đáng. Hiện nay, mức phụ cấp cho lực lượng này còn rất thấp, trong khi đó, nhiều cán bộ đoàn đã gắn bó, nhiệt huyết với phong trào Đoàn nhiều năm. Mặt khác, thực tế hiện nay, không có kinh phí thì không tổ chức được hoạt động và thu nhập thấp thì không giữ chân được thanh niên tại địa phương. Theo đó, cấp ủy, chính quyền cần thường xuyên tổ chức sinh hoạt, gặp gỡ thanh niên, đồng hành, hỗ trợ, động viên các tổ chức cơ sở đoàn. Nên chăng, chính quyền địa phương cần ưu tiên thêm kinh phí cho hoạt động Đoàn bằng cách cho tổ chức đoàn đảm nhận các công trình, dự án phù hợp với khả năng, có thể phát huy được năng lực chuyên môn của ĐVTN để tăng quỹ vốn. Để phong trào, hoạt động Đoàn vững mạnh, thiết thực thì không nên mặc định là trách nhiệm riêng của các tổ chức đoàn mà rất cần sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự chung tay của cả hệ thống chính trị.
Ông LÙ VĂN ÁNH, Bí thư Đảng ủy xã Lay Nưa, thị xã Mường Lay (Điện Biên):
Quan tâm, tạo điều kiện để tổ chức đoàn hoạt động hiệu quả
Trưởng thành từ cán bộ đoàn nên tôi hiểu khá rõ những khó khăn trong các phong trào, hoạt động Đoàn, nhất là ở một xã miền núi như Lay Nưa. Từ thực tế đó, để phát huy vai trò của ĐVTN, cả hệ thống chính trị xã Lay Nưa đều tham gia vào việc chăm lo cho ĐVTN; tạo môi trường thuận lợi nhất để ĐVTN cống hiến, rèn luyện và trưởng thành. Trong giáo dục lý tưởng cho ĐVTN, chúng tôi phối hợp lồng ghép thông qua việc quan tâm bố trí việc làm cho thanh niên, mạnh dạn giao việc cho thanh niên, có chính sách đãi ngộ đối với những ĐVTN có thành tích trong học tập và công tác.
Một vấn đề nổi lên hiện nay là thiếu cán bộ đoàn và cán bộ đoàn chưa được trẻ hóa. Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, để có được một đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, độ tuổi có tính kế thừa nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Song song với đó, cán bộ chủ trì xã Lay Nưa cũng thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, đối thoại với ĐVTN để lắng nghe ý kiến của thanh niên, coi trọng vai trò của Đoàn, hỗ trợ các hoạt động để tập hợp thanh niên.
An Giang xây dựng 4 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2022
Năm 2022, tỉnh An Giang đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 5,2% và tỉnh xây dựng 4 kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý.
Nuôi cá tra tại An Giang. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Theo đó, trong quý I/2022, An Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP 4,28%; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,73%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,87%; khu vực dịch vụ tăng 6,78% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 0,06%.
Trong quý II/2022, tỉnh đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP 5,56%; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,91%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,79%; khu vực dịch vụ tăng 5,13%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp giảm 0,09%.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, tăng trưởng GRDP là 4,72%; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,74%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,34%; khu vực dịch vụ tăng 6,14%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp giảm 0,01%.
Sang quý III/2022, An Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP 6,32%. Lũy kế 9 tháng tăng trưởng GRDP là 5,28%; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,86%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,51%; khu vực dịch vụ tăng 8,02%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 0,13%.
Quý IV/2022 tăng trưởng GRDP là 4,98%; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,25%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,03%; khu vực dịch vụ tăng 7,23%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 0,02%.
Lũy kế cả năm 2022 tăng trưởng GRDP là 5,2%; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,70%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,75%; khu vực dịch vụ tăng 6,87%; thuế sản phẩm trừ trợ giá sản phẩm tăng 0,01%.
Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Đây là năm An Giang tập trung mọi nguồn lực để phục hồi và phát triển kinh tế với phương châm "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ.
Để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 5,2%, ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, tỉnh tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông để tạo nền tảng phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ. Đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo; khai thác lợi thế so sánh của tỉnh trong liên kết vùng và hội nhập quốc tế.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa; thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh An Giang trên 3 trụ cột như: Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; thực hiện tốt các chính sách về giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới...
Thời gian tới, tỉnh An Giang tập trung ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, từng bước giảm thiểu tai nạn giao thông.
Năm 2021 là năm đầu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID -19 kéo dài từ năm 2020, đặc biệt làn sóng dịch bệnh lần thứ 4 bùng phát đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang. Tuy nhiên, tùy từng thời điểm, giai đoạn theo diễn biến của dịch bệnh, tỉnh An Giang đã chủ động đề ra những biện pháp và giải pháp phù hợp vừa thực hiện hiệu quả trong phòng, chống dịch, vừa phục hồi, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Năm 2021, kinh tế An Giang tăng trưởng hợp lý, GRDP cả năm đạt 2,15%, thực hiện đạt và vượt 13/15 chỉ tiêu đề ra; trong đó, nông, lâm nghiệp và thủy sản là động lực tăng trưởng của nền kinh tế tỉnh trong giai đoạn phát triển khó khăn đầy thách thức do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Ông Nguyễn Tùng Lâm làm Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kiến trúc - Xây dựng TP HCM Trường Cao đẳng Kiến trúc - Xây dựng TP HCM vừa công bố Ban Giám hiệu mới. Ông Trần Hoàng Quân, Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM, phát biểu tại buổi lễ Ngày 25-2, ông Trần Hoàng Quân, Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM, đã trao quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Tùng Lâm giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Cao...