Hoạt động hiệu quả của các nhà văn hóa TP Cẩm Phả
Trong những năm gần đây, hầu hết các nhà văn hóa khu dân cư của TP Cẩm Phả đều hoạt động hàng ngày (trừ khi nghỉ để phòng dịch). Để các nhà văn hóa hoạt động hiệu quả đã có sự vào cuộc tích cực của cộng đồng…
Các phường của TP Cẩm Phả đều có các “ CLB Hưu trí tuổi cao”, “CLB Ông bà cháu” phân bố đều ở 157 khu dân cư. Ở các CLB này, người cao tuổi và người trẻ tuổi cùng tham gia thể dục thể thao. Từ phong trào đã hình thành tinh thần đoàn kết trong đời sống các khu dân cư, người dân bảo nhau thay đổi cách nghĩ, lối sống sinh hoạt để tạo mặt bằng, điều kiện cho các CLB thể thao hoạt động và phát triển một cách có hiệu quả.
Từ năm 2019, thành phố phát động phong trào chơi bóng chuyền hơi và đã nhanh chóng được người dân các phường, xã đón nhận. Ở nhiều phường, mỗi khu phố có một đội bóng chuyền hơi, như phường Quang Hanh có 17 khu phố thì cũng có 17 đội, phường Cẩm Sơn tất cả 15 khu phố trên địa bàn, tất cả đều có đội bóng chuyền hơi… và các đội cầu lông, bóng bàn.
Người dân chơi bóng chuyền hơi tại sân Nhà văn hóa khu Cao Sơn 3, phường Cẩm Sơn.
Ở nhiều khu phố, nhà văn hóa khu dân cư do diện tích đất hạn hẹp nên chỉ xây được nhà, còn sân bé không tổ chức chơi thể thao được. Thế nhưng để đáp ứng nhu cầu thể thao của người dân, nhiều phường đã vào cuộc tích cực lo chỗ chơi cho người dân. Ở phường Cẩm Sơn, cán bộ phường đã vận động một số đơn vị sản xuất than nhường diện tích kho bãi không thiết yếu nằm trên địa bàn cho phường, để xây dựng khu vui chơi cho người dân. Do vậy, tuy Cẩm Sơn chỉ có 15 khu phố nhưng có tới 36 đội bóng chuyền hơi. Người tham gia chơi cầu lông bóng bàn tuy không thành lập đội nhưng con số cũng tới hàng trăm người.
Video đang HOT
Phường Cẩm Bình tự tạo quỹ đất xây dựng Nhà sinh hoạt cộng đồng, nơi tập trung các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của người dân toàn phường. Trên địa bàn phường còn có sân bóng đá cỏ nhân tạo do Hội Liên hiệp Thanh niên phường quản lý.
Nhà văn hóa khu Minh Tiến B, phường Cẩm Bình, đều đều các buổi chiều, nhiều người đến đây để sinh hoạt văn hóa, thể thao. Đặc biệt, nhà văn hóa này không chỉ thu hút người dân trên địa bàn khu phố đến vui chơi, mà còn có sự có mặt của cả các khu phố khác.
Được biết, ban chủ nhiệm Nhà văn hóa khu Minh Tiến thực hiện khá tốt công tác xã hội hóa, vì thế trong năm qua đã vận động làm được 70m2 mái tôn sân nhà văn hóa và mua 2 bàn bóng bàn để mọi người hàng ngày đến sinh hoạt. Tuy chỉ là nhà văn hóa khu phố nhưng cũng đã thành lập được CLB Bóng bàn (30 người), CLB Dưỡng sinh (20 người) và CLB Văn nghệ (30 người) hoạt động thường xuyên. Trong số những người tham gia ở CLB Bóng bàn, có nhiều tay vợt đã đạt giải cao trong các kỳ thi đấu bóng bàn của ngành than, nơi họ đang công tác.
Nhà văn hóa khu Minh Tiến B, phường Cẩm Bình thu hút đông người đến chơi bóng bàn vào buổi chiều.
Cẩm Bình còn có Nhà văn hóa khu phố Hòn Một, năm 2017 là mô hình điểm về nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà văn hóa – khu thể thao do Sở VH-TT chủ trì. Đây là mô hình đầu tiên của TP Cẩm Phả được thực hiện thành công, nhằm phát huy hiệu quả chức năng của nhà văn hóa, tránh gây lãng phí và nâng cao đời sống tinh thần nhân dân.
Nhà văn hóa khu phố Hòn Một có diện tích 320m2, gồm nhà và sân, nhưng có đủ hoạt động cho người chơi bóng bàn, cầu lông, tập văn nghệ, bóng chuyền hơi… Trong khu phố có người thích các môn bóng đá, bóng chuyền hơi lại cần khoảng sân rộng, thì từ khoảng trống giữa hai dãy nhà của khu phố, lãnh đạo khu phố vận động người dân hai bên ít hoạt động xe cộ vào buổi chiều, hoặc nếu có hoạt động thì cũng ưu tiên những người hoạt động thể chất, tạo ra khoảng bình yên cho người chơi, do vậy khu phố có nhiều sân chơi.
Phần lớn người dân khu phố đều là những người lao động, họ chỉ chơi vào buổi chiều tối. Vậy là lãnh đạo khu phố lại vận động xã hội hóa được 2 cột điện chiếu sáng để phục vụ người chơi. Tiền điện, nước hàng tháng phục vụ vui chơi, mọi người cùng đóng góp.
Từ mô hình hoạt động hiệu quả của nhà văn hóa, các khu phố đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần đáng kể cho người dân trên địa bàn TP Cẩm Phả.
Tự giác, gương mẫu trong việc học tập Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng yêu cầu nêu cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu và ý thức tự giác, gương mẫu của cán bộ đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức trong việc học tập Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng
Thực hiện Chỉ thị số 01 của Bộ Chính trị, ngày 27/3, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng theo hình thức trực tuyến toàn quốc, với sự kết nối của các điểm cầu các tỉnh, thành ủy, Đảng ủy khối...
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thành công rất tốt đẹp. Thành công của đại hội đã góp phần củng cố nâng cao niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp đổi mới của đất nước, cổ vu toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phát huy tinh thần yêu nước, ý chí và khát vọng phát triển đất nước, phấn đấu đến giữa thế kỷ 21 nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Theo ông Thưởng, các văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã thực sự tổng kết, kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, thể hiện rõ ý Đảng lòng dân, quyết tâm ý chí phát triển của dân tộc trong xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong quá trình nghiên cứu học tập Nghị quyết, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh, phải đề cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu, ý thức tự giác gương mẫu của cán bộ đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức Đảng. Công tác tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng phải được tiến hành thường xuyên bền bỉ đồng bộ sáng tạo với nhiều hình thức phong phú đa dạng, phù hợp với từng đối tượng.
"Việc nghiên cứu học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII chỉ là bước đầu, điều quan trọng là phải sớm đưa nội dung Nghị quyết vào thực tiễn cuộc sống, nói đi đôi với làm; biến những quyết định của Đại hội thành hiện thực sinh động trong thực tế, thành của cải vật chất, mang lại giàu có và hạnh phúc cho nhân dân như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh trong phiên bế mạc Đại hội", ông Võ Văn Thưởng nhấn mạnh.
Vì vậy, ngay sau Hội nghị này, Thường trực Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng phải tập trung xây dựng chương trình hành động cụ thể hóa bằng các kế hoạch, dự án, đề án khả thi sát với điều kiện thực tế, định lượng được kết quả góp phần nâng cao đời sống nhân dân, và sự phát triển mạnh mẽ của mỗi địa phương, đơn vị.
Đặc biệt, các cơ quan Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ của mình tập trung nghiên cứu, sớm cụ thể hóa, thể chế hóa nội dung Nghị quyết Đại hội XIII thành luật pháp, cơ chế, chính sách để sớm thực thi trong đời sống; Kịp thời khắc phục hạn chế yếu kém mà đại hội đã chỉ ra.
Nhân rộng mô hình giảm nghèo ở xã Hoằng Yến Xã Hoằng Yến (Hoằng Hóa) là xã bãi ngang ven biển còn nhiều khó khăn. Song, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của Nhân dân cùng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, xã đã nắm bắt cơ hội để từng bước phát triển kinh tế, giảm nghèo, nâng cao đời sống Nhân dân. Mô...