Hoạt động đầu tư của các DN trong và ngoài nước sẽ đem lại hiệu quả thiết thực, tạo động lực thúc đẩy phát triển Thủ đô.
Ngày 4/6, Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị “Hà Nội 2016 – Hợp tác đầu tư và phát triển” theo tinh thần Nghị quyết số 19 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020. Thay mặt lãnh đạo Thành phố, đồng chí Hoàng Trung Hải UVBCT, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã phát biểu khai mạc Hội nghị. HNMO xin trân trọng đăng toàn văn bài phát biểu quan trọng này:
Đồng chí Hoàng Trung Hải, UVBCT, Bí thư Thành ủy Hà Nội phát biểu khai mạc hội nghị
Trải qua 30 năm đổi mới, Hà Nội đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn trong phát triển kinh tế – xã hội. Kinh tế Thủ đô tăng trưởng liên tục ở mức khá cao. GRDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 3.660 USD, tăng gấp 6,36 lần so với năm 1990. Các thành phần kinh tế đều phát triển mạnh mẽ. Doanh nghiệp trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài có bước phát triển đột phá. Huy động và phát huy có hiệu quả các nguồn lực xã hội, đẩy mạnh xã hội hóa, tập trung cho đầu tư phát triển. Diện mạo Thủ đô ngày càng khang trang và khởi sắc. Sự ổn định và phát triển của thành phố Hà Nội trong những năm qua đã đóng góp quan trọng vào sự ổn định và phát triển chung của đất nước. Hà Nội đã và đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
Nhân dịp này, Thành phố Hà xin ghi nhận và đánh giá cao kết quả hợp tác của các nhà đầu tư,Nội các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố trong thời gian qua.
Với mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô nghìn năm văn hiến trở thành một đô thị hiện đại xứng tầm là một trong những trung tâm lớn của khu vực, Hà Nội quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu và những đột phá trong nhiệm kỳ 2015-2020, đồng thời cam kết thực hiện các nội dung sau:
Video đang HOT
Một là, đảm bảo kinh tế tăng tưởng nhanh, bền vững, đồng thời chú trọng đến an sinh xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường. Đảm bảo sự công bằng, nhanh chóng, thuận lợi trong tiếp cận dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp.
Hai là, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, trong đó tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo động lực quan trọng đê thúc đẩy thu hút nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển và hiện thực hóa các cơ hội trong hội nhập quốc tế. Xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch; nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Ba là, khuyến khích nỗ lực tự thân của các doanh nghiệp theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển các sản phẩm công nghệ cao, chất lượng cao để sẵn sàng hội nhập và phát triển.
Bốn là, đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là hệ thống hạ tầng khung: giao thông, cấp, thoát nước, điện, viễn thông,… tạo diện mạo đô thị hiện đại, văn minh.
Năm là, đảm bảo sự phát triển hài hòa trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng Thủ đô, tăng cường hợp tác, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương, tạo chuỗi liên kết phát triển vùng nguyên liệu sản xuất thị trường.
Từ yêu cầu và nhiệm vụ đầy thách thức của giai đoạn 2016-2020, Hà Nội cần huy động khoảng 2,5-2,6 triệu tỷ đồng vốn đầu tư xã hội. Trong đó, vốn đầu tư ngân sách chiếm khoảng 20%; vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước và vốn đầu tư nước ngoài khoảng 80%. Tức là, đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ là nòng cốt cho sự phát triển kinh tế của Thủ đô.
Tại Hội nghị hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu định hướng phát triển kinh tế – xã hội, định hướng đầu tư, giới thiệu cơ hội đầu tư và đề xuất danh mục dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016-2020. Đặc biệt mong muốn được tham vấn ý kiến của các nhà quản lý, các nhà đầu tư để xây dựng môi trường kinh doanh công bằng, thông thoáng, minh bạch; tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; xây dựng nền hành chính hiệu quả. Đây là nền tảng cơ bản để Hà Nội hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tạo điều kiện thuận lợi mở ra cơ hội hợp tác lớn cho phát triển Thủ đô trong năm 2016 và những năm tiếp theo.
Với bề dày truyền thống hợp tác, phát triển và những điều kiện thuận lợi riêng có về kinh tế – xã hội của Thủ đô. Chúng tôi tin tưởng các mục tiêu hướng về cộng đồng doanh nghiệp, hướng về sự hợp tác và phát triển; với sự quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự đồng hành của các bộ, ngành Trung ương, sự hỗ trợ từ các đối tác, các tỉnh, thành trong nước; sự chung tay của các doanh nghiệp và sự quyết tâm cao của Thành phố, đặc biệt là sự thành công của Hội nghị “Hà Nội 2016 – Hợp tác đầu tư và phát triển” ngày hôm nay, trong thời gian tới, hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước tại Hà Nội sẽ đem lại hiệu quả thiết thực, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội của Thủ đô. Xứng đáng là Thủ đô anh hùng, niềm tin yêu, hy vọng của cả nước.
Theo_Hà Nội Mới
Hỗ trợ doanh nghiệp: Tạo chuyển biến mạnh mẽ
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, hiệu quả, thông qua việc xác định doanh nghiệp (DN) là đối tượng hỗ trợ từ hệ thống cơ quan quản lý là nội dung hội thảo "Triển khai Nghị quyết 19/2016/NQ-CP của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia", do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) phối hợp với Văn phòng Chính phủ, tổ chức ngày 18-5 tại Hà Nội. Đây là yêu cầu không dễ thực hiện, đòi hỏi sự quyết tâm của các ngành; tinh thần chủ động yêu cầu được phục vụ hiệu quả, thay vì thụ động chờ đợi của các DN.
Theo Viện trưởng CIEM Nguyễn Đình Cung, môi trường đầu tư, kinh doanh đã cải thiện, được cộng đồng DN ghi nhận và đó là chuyển biến rất quan trọng trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, với yêu cầu ngày càng cao về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, giữa yêu cầu của DN và khả năng đáp ứng của các cơ quan chức năng vẫn còn khoảng cách. Một số chỉ tiêu quan trọng như cấp phép xây dựng, tiếp cận nguồn tín dụng, đăng ký tài sản của nhà đầu tư, giải quyết tranh chấp theo hợp đồng... cải thiện chậm, là nguyên nhân khiến chất lượng môi trường kinh doanh của Việt Nam còn khoảng cách đáng kể so với các nước Singapore, Thái Lan và Malaysia - ông Cung nhấn mạnh.
Doanh nghiệp cần chủ động đặt ra các "yêu cầu" với các cơ quan hành chính để được phục vụ hiệu quả hơn nữa. Ảnh: Nhật Nam
Nghị quyết 19/2016/NQ-CP của Chính phủ (NQ 19) xác định mục tiêu Việt Nam đạt mức trung bình về chất lượng môi trường kinh doanh của ASEAN-4 vào năm 2017 và ASEAN-3 (Thái Lan, Singapore và Malaysia) vào năm 2020. Chính phủ sẽ tham chiếu các chỉ số của Ngân hàng Thế giới; hệ thống chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới; đánh giá toàn diện năng lực cạnh tranh, so sánh với hơn 140 nền kinh tế. NQ 19 cũng xác lập nhiệm vụ, trách nhiệm của 17 bộ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội...
Xét từ góc độ địa phương, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hoàng Minh cho biết, việc triển khai NQ 19 cần có sự theo dõi sát sao từ cấp vĩ mô, qua từng cấp quản lý, để bảo đảm hiệu quả thực tế. Sự vào cuộc phải đồng bộ, cầu thị và không né tránh. Đặc biệt, ông Minh cho rằng, yếu tố quyết định sự thành bại là ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức có đạt yêu cầu hay không. Nếu không hành động xuất phát từ lợi ích DN thì không đạt kết quả. Ông Minh cũng nhất trí quan điểm duy trì việc chính quyền đối thoại với DN, lắng nghe, giải quyết các vấn đề phát sinh.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, NQ 19 đặt ra yêu cầu không dễ thực hiện, đòi hỏi sự quyết tâm, nghiêm túc của các ngành. Riêng lĩnh vực hải quan, Bộ sẽ đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại, đủ đáp ứng yêu cầu kiểm tra tại cửa khẩu, bố trí nhân sự có trình độ tương xứng với đòi hỏi của công việc. Ông Tuấn xác nhận, việc đổi mới, cải cách hành chính trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng là thách thức đối với cơ quan quản lý. Đơn cử, hiện 35% hàng hóa xuất - nhập khẩu được kiểm tra trong quá trình thông quan tại cửa khẩu, nhưng sẽ giảm xuống 15% vào cuối năm nay. Đây là khối lượng công việc rất lớn, là áp lực đối với ngành hải quan và minh chứng cho nhận thức quá trình cải cách thủ tục là không có điểm dừng... Nếu chỉ riêng ngành hải quan không thể quyết định kết quả cuối cùng, cần có sự hợp tác, giải quyết đồng bộ của các ngành như y tế, nông nghiệp, môi trường.
Với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, lấy người dân và DN là đối tượng phục vụ, Chính phủ là nhà kiến tạo, DN cần hiểu rõ quyền lợi chính đáng của mình, yêu cầu được phục vụ hiệu quả thay vì thụ động chờ đợi. Bên cạnh đó, người dân và DN cũng cần giám sát, đánh giá chất lượng phục vụ của các cơ quan quản lý. Vì sự hài lòng của DN chính là thước đo chất lượng phục vụ, mức độ hoàn thành công việc của cán bộ, công chức.
Hồng Sơn
Theo_Hà Nội Mới
Chặng đường phát triển ngân hàng qua góc nhìn kiểm toán Từ những ngày đầu thành lập cho đến nay, ngành ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của toàn ngành kinh tế. Với sự cập nhật công nghệ, các sản phẩm ngân hàng ngày càng phong phú, đa dạng Đặc biệt, trong hơn 2 thập kỷ vừa qua, các ngân hàng đã có những...