Hoàng tử Thụy Điển tốt nghiệp 3 trường đại học lớn nào?
Hoàng tử Carl Philip của Thụy Điển tốt nghiệp đến 3 trường đại học, ở 3 chuyên ngành khác nhau. Trong đó, anh có đam mê lớn hơn cả với nghệ thuật.
Hoàng tử Carl Philip Edmund Bertil (sinh ngày 13/5/1979) là người con thứ hai trong ba người con và là con trai duy nhất của Vua Carl XVI Gustaf và Hoàng hậu Silvia. Anh được trao tước hiệu là Công tước xứ Varmland.
Ban đầu hoàng tử được chọn làm người thừa kế ngai vàng của hoàng gia Thụy Điển, tuy nhiên vào ngày 1/1/1980, vị trí đầu tiên trong danh sách kế vị được trao lại cho chị gái của Carl Philip – Công nương Victoria, vốn là con gái cả của Vua Carl XVI Gustaf và Hoàng hậu Silvia.
Hoàng tử Carl Philip có con đường học tập với 3 “ngã rẽ” khác nhau.
Sau khi tốt nghiệp trường trung học Enskilda Gymnasiet vào mùa xuân năm 1999, anh tham gia nghĩa vụ quân sự tại Tiểu đoàn lữ hành Vaxholm Coastal Artillery Regiment trong vai trò người chỉ huy tàu chiến. Sau đó, anh chính thức được đào tạo trong ngành Hải quân Thụy Điển và theo học Đại học Quốc phòng Thụy Điển.
Từ 2007 đến 2008, Carl Philip lại theo học chuyên ngành thiết kế đồ họa của trường Thiết kế Rhode Island. Vừa học tập, anh vừa tham gia vào các dự án sáng tạo nghệ thuật.
Bản thiết kế Bảo tàng Vineyard Martha của hoàng tử đã nhận được nhiều lời khen ngợi. Sự công nhận của mọi người tạo động lực mạnh mẽ giúp anh tiếp tục theo đuổi con đường này.
Với tài năng nghệ thuật tỏa sáng, hoàng tử Carl Philip được ủy nhiệm phát triển chương trình thiết kế cho Bảo tàng Vineyard. Thiết kế được bảo tàng dự định sử dụng cho các hoạt động tiếp thị và truyền thông.
“Thật vinh dự khi tôi giành được giải thưởng thiết kế cho Bảo tàng Vineyard của Martha. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc và tự hào về giải thưởng này”, Hoàng tử Carl Philip chia sẻ.
Ngôi trường đại học thứ 3 Hoàng tử Carl Philip theo đuổi là ĐH Khoa học Nông nghiệp Thụy Điển. Năm 2011, anh tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý nông nghiệp và nông thôn.
Nói về lý do trở thành một nhà quản lý nông nghiệp, Hoàng tử Carl Philip cho hay: “Tôi muốn trở thành một quản lý nông nghiệp là để có thể đóng góp sức lực cho việc quản lý khu nghỉ dưỡng Stenhammar, nơi nhà máy sản xuất thịt bò của cha tôi đang hoạt động. Tôi thấy động vật và cuộc sống nông thôn rất thú vị”.
Từ lâu, Hoàng tử Carl Philip thể hiện niềm đam mê mạnh mẽ với chuyên ngành thiết kế và hội họa. Anh bắt đầu nghiên cứu đồ họa vào năm 2003. Năm 2006 Carl Philip theo học thiết kế đồ họa tại trường Forsberg trước khi theo học trường Thiết kế Rhode Island năm 2007. Anh từng thực tập tại National Geographic Society ở Washington DC, Mỹ.
Video đang HOT
Ngoài ra, Carl Philip còn đam mê thể thao, đặc biệt là đua xe tốc độ. Anh từng tham gia giải vô địch đua xe thể thao Porsche Carrera Cup Scandinavia trong chiếc Porsche 911 GT3. Năm 2013, Carl Philip tham gia Giải vô địch Xe hơi Du lịch Scandinavia. Năm 2015, anh lần đầu tiên giành chiến thắng trong cuộc đua tại Falkenberg.
Carl Philip thường xuyên tập luyện bơi lội, bóng đá, trượt tuyết và điền kinh. Anh nhiều lần góp mặt trong cuộc đua trượt tuyết xuyên quốc gia Thụy Điển được tổ chức hàng năm. Đây là cuộc thi lâu đời nhất và thu hút số lượng người đến tham gia cao nhất thế giới.
Về cuộc sống cá nhân, Hoàng tử Carl Philip đã có đám cưới hoành tráng với cựu người mẫu Sofia Hellqvist tại nhà thờ thủ đô Stockholm, Thụy Điển vào năm 2015.
Lễ cưới hoàng gia giữa Hoàng tử Carl Philip, 36 tuổi, và cựu người mẫu Sofia Hellqvist, 30 tuổi, đã được tổ chức long trọng tại nhà thờ thủ đô Stockholm, với sự tham dự của đại gia đình hoàng gia Thụy Điển, cùng nhiều quan chức cấp cao đến từ nhiều quốc gia khác nhau.
Trước đó, ngày 12/6, cặp đôi hoàng gia đã có một buổi tiệc cưới xa hoa và linh đình trên du thuyền Stockholm cùng 200 khách mời.
Gia đình của Hoàng tử Carl Philip.
Sau 5 năm kết hôn, Công nương Sofia và Hoàng tử Philip có với nhau 2 người con là Hoàng tử Alexander (3 tuổi) và Darlarna (2 tuổi). Hiện vợ của Hoàng tử Philip đứng ở vị trí thứ 4 trong danh sách kế vị của Hoàng gia Thụy Điển.
Dù có xuất thân hoàng gia cao quý, các nhân vật công chúa hoàng tử này cũng làm những công việc rất đỗi bình thường như bao người khác
Nhiều nhân vật trong các gia đình hoàng gia trên thế giới cũng đang lao động kiếm tiền như bao người bình thường khác.
Có lẽ nhiều người sẽ bất ngờ khi biết một số các nhân vật với xuất thân hoàng tộc cao quý cũng lao động kiếm tiền như bất kì ai trong chúng ta. Đúng vậy, giống như mọi người, họ sinh ra cũng có những niềm đam mê sở thích riêng, và khá nhiều trong số họ đang âm thầm dùng chính đam mê của mình để nuôi sống bản thân và góp sức cho xã hội, từ đó xoá tan định kiến con cháu hoàng tộc sinh ra đã "ngậm thìa vàng", không cần lo toan đến vấn đề tài chính. Dưới đây là một số ví dụ điển hình:
1. Công nương Sofia của Thuỵ Điển làm việc ở bệnh viện
Vợ của Hoàng tử Carl Philip, Công nương Sofia nổi tiếng là người phụ nữ mẫu mực với trái tim nhân ái. Cô từng học chuyên ngành kế toán và kinh doanh. Ngoài ra, vị công nương cũng từng là một huấn luyện yoga được chứng nhận chuyên môn tại thành phố New York.
Cách đây không lâu, Công nương Sofia quyết định đến làm việc tình nguyện ở các bệnh viện bị quá tải do khối lượng lớn công việc chất đống. Cô đã hoàn thành khóa đào tạo trực tuyến cấp cứu cấp tốc để đến làm tại một bệnh viện ở Stockholm. Cô hỗ trợ các bác sĩ và y tá từ những công việc trong bếp, dọn dẹp và khử trùng dụng cụ.
2. Công chúa Charlene của Monaco là một vận động viên bơi lội chuyên nghiệp
Công chúa Charlene sinh ra ở Rhodesia (nay là Zimbabwe). Cô bắt đầu sự nghiệp bơi lội của mình vào năm 1996, trong giải vô địch Nam Phi. Cô cũng là đại diện cho Nam Phi tại Thế vận hội Sydney năm 2000, nhưng sau 7 năm, Charlene đã nghỉ thi đấu vì chấn thương vai.
Giờ đây, khi đã giải nghệ, Công chúa thường tổ chức những buổi gặp gỡ với các vận động viên Paralympic và đến thăm các trung tâm phục hồi chức năng cho trẻ em bị khiếm thính.
3. Công chúa Charlotte xứ Hanover (Đức) là một nhà văn
Công chúa Charlotte Casiraghi không chỉ là một phụ nữ xinh đẹp mà còn thông minh và thích đóng góp cho xã hội. Công chúa là một nhà văn và biên tập viên tạp chí khá có tiếng. Ngoài ra, cô còn là tổng biên tập của tạp chí Above vào năm 2009.
Sau đó, cô rời bỏ vai trò này để cùng với hai người bạn tập trung sáng lập các dự án liên quan đến sinh thái và thời trang. Vào năm 2009, Charlotte thông báo rằng cô có kế hoạch xuất bản 3.000 bản Tuyên ngôn Ever Manifesto của mình, trong đó tiết lộ ngành công nghiệp thời trang có tác hại như thế nào đến môi trường toàn cầu.
4. Công nương Mary của Đan Mạch là một quản lý và một giáo viên
Công nương Mary được sinh ra trong gia đình gia giáo. Cha bà là một giáo sư toán học, vì vậy không có gì lạ khi bà có thành tích học tập xuất sắc. Năm 1998, 6 tháng sau khi mẹ bà qua đời, cô từ chức quản lý và đi du lịch đến Châu Mỹ và Châu Âu. Nửa đầu năm 2002, Công nương Mary theo dạy tiếng Anh tại một trường kinh doanh ở Paris.
Sau khi chuyển đến Đan Mạch, cô được tuyển dụng làm cố vấn dự án cho một công ty phát triển kinh doanh, truyền thông và tiếp thị.
5. Vua Willem-Alexander của Hà Lan là một phi công
Khi Vua Willem-Alexander còn trẻ, ông thực hiện nghĩa vụ quân sự trong Hải quân Hoàng gia Hà Lan sau đó trở thành trung úy. Tuy nhiên, ông có một niềm đam mê ấp ủ khác đó là được "làm chủ bầu trời". Vua Willem-Alexander thú nhận rằng nếu ông không xuất thân từ hoàng tộc, ông chắc chắn sẽ trở thành một phi công chuyên nghiệp.
Sự thật là Vua Willem làm việc như một "phi công khách mời" cho một hãng hàng không thương mại. Nhà vua cho biết ông đã bay trong nhiều năm và hành khách hiếm khi nhận ra ông.
6. Hoàng tử Nikolai của Đan Mạch là một người mẫu
Hoàng tử Nikolai (21 tuổi) là một thành viên của hoàng gia Đan Mạch. Năm 2018, anh bắt đầu tham gia làm người mẫu thời trang theo ý thích. Hoàng tử đã ra mắt giới mộ điệu lần đầu tiên tại Tuần lễ thời trang London. Sau đó, nhờ vẻ ngoài điển trai, lãng tử của mình, anh nhanh chóng trở thành "cậu bé vàng" của làng thời trang và mở màn cho show diễn Dior Homme năm 2020 gần đây.
7. Hoàng tử Joachim của Bỉ là một sĩ quan Hải quân
10 năm trước, Hoàng tử Joachim của Bỉ đã tham gia một khóa huấn luyện quân sự tình nguyện. Sau đó, anh hoàn thành chương trình học tại Trường Hải lý ở Bruges và trở thành một sĩ quan trong Hải quân Bỉ thay vì lựa chọn sống một cuộc sống nhàn hạ. Bộ đồng phục cùng quân hàm trên vai này chắc chắn rất hợp với vị hoàng tử.
Dụ 20 anh bạn trai tặng iPhone, cô gái có được tài sản trong mơ và loạt sự kiện khiến bạn kinh ngạc Thế giới mà chúng ta đang sống có vô vàn những bí mật thú vị mà chúng ta chưa biết tới. Hôm nay, hãy cùng khám phá vài trong số những điều tuyệt vời đó từ Uberfacts, 1 ứng dụng được tạo ra bởi Kris Sanchez vào năm 2009. Kris đã thu thập những kiến thức từ các cuộc nghiên cứu, sách vở......