Hoàng tử Na Uy hồn nhiên ngoáy mũi trong quốc lễ
Hoàng tử Na Uy đã chứng minh khi còn nhỏ thì việc giữ gìn ý tứ trước công chúng khó khăn thế nào, dù đó là trong lễ kỉ niệm Ngày Hiến pháp Na Uy tổ chức ở thủ đô Oslo.
Hoàng tử Magnus, 10 tuổi, hồn nhiên ngoáy mũi trước đông đảo công chúng.
Hoàng tử Sverre Magnus đã bị ghi lại khoảnh khắc “hồn nhiên” ngáp dài và ngoáy mũi khi đứng cạnh cha mẹ ngoài ban công, bên dưới là đông đảo người dân Na Uy.
Hoàng tử 10 tuổi mặc bộ đồ màu lính hải quân nhưng quên mất nghi lễ cần có trước một sự kiện trọng đại. Trong giây phút đáng lẽ phải vẫy tay với người dân, hoàng tử Magnus lại ngoáy mũi.
Cùng có mặt với hoàng tử Magnus là chị gái Ingrid Alexandra 12 tuổi, hoàng hậu Sonja và vua Harald. Sau khi thay bộ quần áo truyền thống Na Uy mang tên “bunad”, hoàng tử Magnus tiếp tục ngáp dài và rõ ràng không hứng thú với buổi lễ ngày 17.5.
Video đang HOT
Magnus ngáp dài trong lễ độc lập diễn ra ở thủ đô Oslo.
Ngày Hiến pháp cũng là dịp Na Uy kỉ niệm ngày tuyên bố độc lập năm 1814. Ngoài gia đình hoàng gia, chú chó Milly cũng có mặt trên thảm đỏ và đeo một chiếc ruy-băng quanh cổ in hình cờ Na Uy.
Dịp quốc lễ luôn được tổ chức vào ngày 17.5 nhằm kỉ niệm dịp Na Uy ký hiến pháp tuyên bố độc lập năm 1814.
Theo Danviet
Mỹ trang bị tên lửa chống hạm mới cho tàu tuần duyên cỡ nhỏ LCS
Hải quân Mỹ vừa tiết lộ, họ sẽ trang bị cho chiếc tàu chiến cỡ nhỏ nhất của mình tên lửa chống hạm do Na Uy thiết kế.
Hải quân Mỹ vừa tuyên bố, tàu USS Freedom, một trong những chiếc tàu thuộc dự án "Tàu tuần duyên cỡ nhỏ" (LCS) sẽ được trang bị "tên lửa tấn công trên biển" (NSM) do Na Uy chế tạo.
Dự án LCS nhằm tạo ra các tàu tuần duyên hoạt động ven biển nhưng đang gặp rất nhiều vấn đề nan giải. Mỹ xây dựng LCS theo kiểu mô-đun để giúp nó dễ dàng biến đổi nhằm thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như chống tàu ngầm, chống tàu mặt nước và chống mìn.
8 năm sau khi chiếc tàu đầu tiên được hạ thủy, các mô-đun tách rời vẫn chưa được hoàn thành khiến LCS thành một nỗi thất vọng so với những gì đã quảng cáo.
Việc bổ sung thêm tên lửa NSM được cho là một biện pháp nhằm giúp nó giải quyết về vấn đề chống tàu chiến mặt nước.
Tàu USS Freedom của hải quân Mỹ
Được chế tạo bởi nhà thầu quân sự Kongberg, tên lửa NSM nặng khoảng 400kg, trong đó đầu đạn nặng 125 kg và tầm bắn là 170km. Tên lửa được trang bị đầu dò hình ảnh nhiệt, giúp nó có thể xác định và tấn công mục tiêu một cách chính xác.
Tên lửa NSM hiện đang được sử dụng trên các tàu hộ tống lớp Fritjof Nansen và tàu hộ vệ lớp Skjold của Na Uy, nó cũng có thể được bắn từ máy bay trực thăng hoặc các ống phóng từ mặt đất.
Khác với USS Freedom, tàu USS Coronado thuộc chương trình LCS, lại được trang bị phiên bản mới nhất của tên lửa Harpoon. Được giới thiệu lần đầu tiên vào đầu những năm 1970, tên lửa Harpoon đã được nâng cấp hệ thống kết nối dữ liệu và tầm bắn tăng lên gấp đôi lên ít nhất 150km.
Nhiều khả năng hải quân Mỹ đang muốn thử nghiệm cả 2 loại tên lửa để chọn ra một loại làm tiêu chuẩn chung cho toàn bộ hạm đội LCS.
Theo_An ninh thủ đô
Chiến hạm Mỹ lột xác với tên lửa nhập khẩu Sắp tới siêu hạm ven bờ (LCS) của Hải quân Mỹ sẽ được trang bị tên lửa đối hạm thế hệ 5 NSM do công ty Kongsberg của Na Uy sản xuất. Thông tin này được trang Navy Recognition cho biết, tuy nhiên trước khi được trang bị chính thức, tàu LCS của Mỹ phải tiến hành các cuộc thử nghiệm để kiểm...