Hoàng tử George được tặng hóa thạch răng cá mập Megalodon
Nhà tự nhiên học và phát thanh viên kỳ cựu người Anh David Attenborough đã tặng Hoàng tử George hóa thạch răng cá mập Megalodon, một món quà lưu niệm đặc biệt.
Hoàng tử 7 tuổi của nước Anh đã nhận được món quà tại Cung điện Kensington ở London vào đầu tuần này sau buổi chiếu bộ phim tài liệu về môi trường mới nhất của ông Attenborough, A Life On Our Planet (tạm dịch Cuộc sống trên hành tinh chúng ta). Bộ phim tập trung vào những tác hại với thế giới tự nhiên trong những thập kỷ gần đây.
Gia đình Công tước và Nữ công tước xứ Cambridge gặp ông David Attenborough. Ảnh: AP.
Hoàng tử William, cha Hoàng tử George, và ông Attenborough đã dự buổi xem ngoài trời trong khuôn viên của cung điện vào ngày 24/9.
Sau đó, nhà tự nhiên học 94 tuổi nói chuyện với 3 người con của Công tước và Nữ công tước xứ Cambridge rồi tặng quà cho Hoàng tử George, theo CNN.
Chiếc răng thuộc về loài cá mập đã tuyệt chủng Carcharocles megalodon. Nhà tự nhiên học nổi tiếng thế giới đã phát hiện chiếc răng này trong đá vôi trên đảo Malta trong một chuyến đi cùng gia đình vào cuối những năm 1960.
Hoàng tử George và Hoàng tử Louis xem chiếc răng của cá mập khổng lồ nhà tự nhiên học David Attenborough tặng. Ảnh: AP.
Cá mập khổng lồ Megalodon được cho là có chiều dài trung bình hơn 10 m, theo Encyclopedia Britannica.
Cùng ngày, ông Attenborough đã phá kỷ lục đạt được 1 triệu người theo dõi trên Instagram trong thời gian ngắn nhất, Sách Kỷ lục Thế giới Guinness cho biết.
Video đang HOT
Sau khi tạo tài khoản Instagram để nâng cao nhận thức về tình trạng khí hậu, ông Attenborough chỉ mất hơn bốn giờ để đạt được cột mốc này.
Trong bài đăng đầu tiên trên Instagram, ông Attenborough đã cảnh báo mọi người trong một video rằng “thế giới đang gặp vấn đề”. Ông cũng liệt kê các ví dụ bao gồm sông băng tan chảy.
Ông hứa sẽ quay nhiều thông điệp hơn nữa trong những tuần tới để giải thích các vấn đề mà thế giới phải đối mặt liên quan đến biến đổi khí hậu và đưa ra các giải pháp.
Nhà tự nhiên học 94 tuổi đã hợp tác với Công tước xứ Cambridge để tạo ra Giải thưởng Earthshot. Giải thưởng được Hoàng tử William công bố vào tháng 12 năm ngoái để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu.
Những sinh vật dưới đáy đại dương
Nhiều sinh vật sống ở vùng nước sâu mang hình dạng kỳ dị, khiến không ít người e sợ.
Ảnh: Alexis Rosenfeld.
Dù mang hình dạng giống rắn, đây chính xác là một con sao biển. Nó được biết đến nhiều với tên "đuôi rắn". Loài này thường sống ở vùng nước sâu, khoảng 200 m dưới mực nước biển. Trong ảnh, một con sao biển đuôi rắn ở Guiana thuộc Pháp.
Ảnh: Awashima Marine Park.
Cá nham mang xếp cũng là một loài cá mập. Chúng sống ở ở vùng biển sâu trên 1.500 m, phân bố không đồng đều tại Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Loài này mang những đặc điểm của cá mập nguyên thủy, được ví như "hóa thạch sống".
Ảnh: Getty Images.
Cua nhện khổng lồ Nhật Bản khá lành so với vẻ ngoài dữ tợn của chúng. Chúng sống ở nhiều độ sâu khác nhau, trải dài từ 50-600 m. Việc đánh bắt cua lấy thịt có thể khiến ngư dân bị thương vì những chiếc càng "siêu khỏe" của nó.
Ảnh: Gerard Soury.
Hình ảnh hiếm hoi của con cá mập 6 mang được nhiếp ảnh gia Gerard Soury ghi lại. Chúng sở hữu nhiều đặc tính của cá mập nguyên thủy. Giới khoa học gọi chúng là hóa thạch sống lớn nhất của cá mập nguyên thủy còn tồn tại đến nay. Cá mập thông thường chỉ có 5 cặp khe mang nhưng loài này có tới 6. Các nghiên cứu chỉ ra cặp mang thứ 6 giúp chúng sống được ở các vùng biển sâu, ít không khí.
Ảnh: Sebnem Coskun.
Bức ảnh này được chụp tại vùng nước sâu của biển Địa Trung Hải tại thị trấn Olympos, Antalya (Thổ Nhĩ Kỳ). Tác giả tấm hình cũng không rõ tên con cá kỳ dị có phần thân kẻ vằn như ngựa này.
Ảnh: Sean Gladwell.
Những con sứa trong vùng biển tối là chủ đề được nhiều nhiếp ảnh gia ưa thích. Trong bóng tối của biển sâu, những con sứa với màu sắc kỳ lạ tạo nên khung cảnh mơ hồ và cũng rất đáng sợ.
Ảnh: Tarik Tinazay.
Một con mực ống châu Âu ở vùng nước sâu của bờ biển Địa Trung Hải phía đông Thổ Nhĩ Kỳ. Tác giả đã chụp nó trong một lần lặn đêm. Khi gặp phải nguy hiểm, chúng thường phun mực để tự vệ. Ngoài ra, loài này còn có khả năng thay đổi màu da tùy theo điều kiện môi trường. Thông thường, mực ống châu Âu sống ở khoảng từ mực nước biển đến độ sâu cỡ 500 m.
Ảnh: Alexis Rosenfeld.
Thợ lặn dễ dàng tiếp cận một con cá nhà táng đang say ngủ. Đây là một loại động vật ăn thịt. Một số con đực có thể sống dưới cái lạnh giá của biển Bắc Cực và Nam Cực. Kích thước cơ thể của chúng có thể đạt đến 18 m. Cá nhà táng ăn mực và săn mồi ở độ sâu 300-800 m so với mực nước biển. Đôi khi, chúng có thể tìm mồi ở độ sâu khoảng 2.000 m.
Nhiếp ảnh gia của Getty Images đã ghi lại khoảnh khắc siêu thực khi những con cá cháo lớn Đại Tây Dương xuyên qua "bức tường" dựng bởi đàn cá suốt. Ảnh: Getty Images.
Sứa bougainvillia superciliaris là loài thường bị nhầm với bạch tuộc vì 4 xúc tu bên ngoài. Chúng có thân trong suốt và kích thước tối đa khoảng 8 mm. Ảnh: Getty Images.
Sinh vật bọc thép tiết lộ bí ẩn 'thủy quái' không xương thời hiện đại Hóa thạch 410 triệu năm của một sinh vật bọc thép cổ quái đã giải thích cách mà người các vị tổ tiên cá mập biến hình để trở thành kẻ thống trị các đại dương từ kỷ Devon đến nay. Sinh vật mới được đặt tên là Minjinia turgenensis thuộc về một nhóm cá lớn được gọi là "cá nhau thai", nhóm...