Hoàng tử Anh cảnh báo thận trọng với thông tin sai về vaccine trên mạng xã hội
Hoàng tử Anh William vừa lên tiếng c ảnh báo về việc những thông tin chống vaccine phòng COVID-19 lan tràn trên mạng xã hội, đồng thời hối thúc những người có bệnh nền và những người đủ điều kiện nên sớm tiêm phòng. Tuyên bố này được đưa ra sau lời kêu gọi tương tự của Nữ hoàng Elizabeth II.
Hoàng tử Anh William phát biểu tại Peterborough, Anh, ngày 16/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một video do Cung điện Kensington công bố tối 27/2, Công tước xứ Cambridge William cho rằng truyền thông xã hội đôi khi tràn ngập nhiều tin đồn và thông tin sai lệch, đồng thời khuyến cáo mọi người nên thận trọng đối với nguồn thông tin. Công tước William cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm vaccine, đặc biệt đối với những người có bệnh nền, và khẳng định ông cùng với Công tước phu nhân Catherine sẵn sàng hỗ trợ chương trình tiêm vaccine.
Video trên được công bố sau khi Nữ hoàng Elizabeth II ngày 25/2 hối thúc người dân nên đi tiêm phòng. Nữ hoàng Anh kêu gọi những người lo ngại về việc tiêm chủng nên “nghĩ đến người khác thay vì chính bản thân họ”. Số liệu chính thức được công bố cùng ngày 27/2 cho thấy tổng cộng 19,7 triệu người tại Anh đã được tiêm mũi đầu tiên phòng COVID-19 kể từ khi nước này triển khai chiến dịch tiêm vào tháng 12/2020.
Một số nước khác tại châu Âu cũng đang tích cực thúc đẩy chương trình tiêm vaccine với hy vọng chấm dứt đại dịch COVID-19. Bộ Y tế Bồ Đào Nha ngày 27/2 cho biết quốc gia Tây Nam Âu này đã đạt tỷ lệ tiêm phòng 7,5 liều/100 dân, cao hơn so mức trung bình 6,83/100 của Liên minh châu Âu (EU). Hai tháng sau khi bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm phòng, Bồ Đào Nha đã tiêm vaccine cho 837.887 người, trong đó có 263.825 người đã được tiêm mũi thứ hai.
Video đang HOT
Cũng trong ngày 27/2, Chính phủ Romania thông báo đã vận chuyển lô vaccine đầu tiên tới Moldova nhằm hỗ trợ nước láng giềng này triển khai chiến dịch tiêm phòng cho các nhân viên y tế vào tuần tới.
Trên mạng xã hội Facebook, Thủ tướng Romania Florin Citu cho biết theo cam kết trước đó, nước này đã chuyển cho Moldova 21.600 liều vaccine do hãng dược phẩm liên doanh Anh-Thụy Điển AstraZeneca sản xuất. Đây là lô vaccine đầu tiên trong tổng số 200.000 liều vaccine Romania đề xuất viện trợ nhân đạo cho Moldova. Số vaccine còn lại sẽ được vận chuyển đến nước này trong những tháng tới.
Tổng thống Maia Sandu dẫn đầu phái đoàn đã nhận lô vaccine trên tại sân bay Chisinau. Trong một tuyên bố trên Facebook, bà Sandu bày tỏ cảm ơn Chính phủ Romania và EU.
Moldova cùng với nước láng giềng Ukraine, 2 nước kém phát triển tại châu Âu đang “tụt hậu” trong cuộc đua triển khai vaccine, hoan nghênh các nước bạn quyên góp vaccine. Ngày 26/2, Cơ quan Dược phẩm và Thiết bị Y tế Moldova đã phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga, theo đó trở thành quốc gia thứ 37 ngoài Nga cấp phép sử dụng vaccine này. Trước đó, cơ quan trên cũng cấp phép sử dụng các vaccine do Pfizer/BioNTech và hãng AstraZeneca sản xuất.
Anh phê duyệt khẩn cấp vắc xin COVID-19 của AstraZeneca/Oxford
Vương quốc Anh ngày 30-12 trở thành nước đầu tiên trên thế giới phê duyệt khẩn cấp vắc xin COVID-19 của AstraZeneca/Oxford (hãng dược AstraZeneca và Đại học Oxford).
Anh là nước đầu tiên phê duyệt khẩn cấp vắc xin COVID-19 của AstraZeneca/Oxford - Ảnh: REUTERS
"Chính phủ đã đồng ý với khuyến nghị từ Cơ quan Quản lý thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe (MHRA), để cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc xin COVID-19 của AstraZeneca/Oxford", Bộ Y tế Anh thông báo.
AstraZeneca cho biết việc vắc xin của họ gồm 2 liều tiêm và nước Anh đã đặt hàng khoảng 100 triệu liều.
Kết quả tổng hợp từ nhiều thử nghiệm cho thấy vắc xin của AstraZeneca/Oxford có hiệu quả trung bình là 70,4%. Đối với tình nguyện viên được tiêm 2 liều đầy đủ thì hiệu quả là 62%. Những tình nguyện viên được tiêm trước nửa liều, sau đó tiêm 1 liều đầy đủ thì hiệu quả là 90%.
"Hôm này là một ngày quan trọng với hàng triệu người ở Anh, những người được tiếp cận với vắc xin mới này. Nó đã được chứng minh là có hiệu quả, dung nạp tốt, dễ quản lý và được AstraZeneca cung cấp không tính tới lợi nhuận", giám đốc điều hành AstraZeneca là Pascal Soriot cho biết.
Vắc xin của AstraZeneca/Oxford có thể được bảo quản, vận chuyển ở điều kiện làm lạnh bình thường, vì vậy giá rẻ hơn và dễ sử dụng hơn vắc xin của Pfizer/BioNTech hay Moderna, vốn yêu cầu đông lạnh ở nhiệt độ rất thấp.
Bộ trưởng Y tế Matt Hancock cho biết nước Anh sẽ trở thành quốc gia đầu tiên tiêm vắc xin AstraZeneca/Oxford vào ngày 4-1, trong bối cảnh lo ngại gia tăng về sự lây lan của biến thể mới của virus corona.
Biến thể mới của virus corona được cho là dễ lây lan hơn chủng virus ban đầu. Khoảng 65 quốc gia đã tạm dừng các chuyến bay và tàu hỏa tới Anh vì lo ngại biến thể này.
AstraZeneca/Oxford và các nhà sản xuất vắc xin nói họ đang nghiên cứu tác động của biển thế mới và hi vọng vắc xin của họ có thể chống lại nó.
Mỹ phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể COVID-19 mới ở Anh Hôm 29/12, giới chức y tế Colorado cho biết, biến thể COVID-19 mới đã lây lan từ Anh đến Mỹ sau khi bang này ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh. "Biến thể COVID-19 mới mà Thủ tướng Anh Boris Johnson đã cảnh báo có thể lây nhiễm cao hơn 70% đã được xác định ở một người đàn ông ở hạt...