Hoàng Su Phì Hà Giang
Đôi nét về Hoàng Su Phì:
Hoàng Su Phì là nằm ở phía Tây Hà Giang có cảnh đẹp mê người nhưng vẫn chưa được nhiều người biết đến.
Cảnh đẹp nơi đây không nên bỏ qua nhất là vào mùa lúa chín. Hoàng Su Phì có không khí mát mẻ, cảnh sắc nguyên sơ với những đồng ruộng bậc thang bao la. Đến Hoàng Su Phì không chỉ được ngắm cảnh đẹp mà bạn còn có thể giao lưu văn hóa với 12 dân tộc trong đó người Nùng, Dao, Tày, Mông, La Chí chiếm đa số.
Nên đến thăm Hoàng Su Phì vào mùa nào?
Hoàng Su Phì đẹp nhất là vào tháng 9 đến tháng 10 thời điểm của những cánh đồng lúa chín vàng. Vào mùa này cả cao nguyên khoác lên mình một chiếc áo màu vàng rực rỡ. Tại Hoàng Su Phì người ta chỉ trồng một vụ lúa duy nhất nên thời điểm này là thời điểm khi đi du lịch không thể bỏ qua.
Ngoài tháng 9 đến tháng10 là vụ lúa đẹp nhất ra thì mỗi mùa Hoàng Su Phì đều mang một vẻ đẹp riêng:
Mùa xuân là mùa của những lễ hội, tại đây các vào dịp này các dân tộc thiểu số sẽ tổ chức những lễ hội vui chơi mừng xuân khác nhau. Đến đầy vào mùa xuân bạn sẽ được hòa mình vào không khí lễ hội nhộn nhịp cùng người dân nơi đây. Ngoài ra, có thể chiêm ngưỡng một khung cảnh sắc màu của các loài hoa như hoa đào, hoa lê,…
Vào khoảng tháng 4 tháng 6 là mùa cấy lúa bạn có thể tìm hiểu cách người dân trồng lúa và chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang mùa nước nổi.
Video đang HOT
Vào cuối năm là thời điểm mà Hoàng Su Phì lạnh nhất trong năm nếu các bạn không ngại cái lạnh thì có thể đến Hoàng Su Phì có thể được ngắm tuyết rơi.
Điểm đến thú vị ở Hoàng Su Phì
Ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì
Một nơi không thể nào bỏ qua tại Hoàng Su Phì là chính là các đồng ruộng bậc thang tại đây để trải nghiệm một khung cảnh như đang ở chốn thần tiên. Ruộng bậc thang Bản Phùng được biết đến là ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam. Ngoài ra còn có ruộng bậc thang Hồ Thầu, Thông Nguyên hay Bản Luộc – Sàn Sả Hồ,…đều là các nơi bạn có thể ngắm nhìn cảnh tượng hùng vĩ của ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì.
Hoa tam giác mạch
Đây là một loại hoa nổi tiếng tại Hà Giang mang vẻ đẹp hoang dại thu hút vô số khách du lịch đến thăm các vùng cao nguyên. Tam giác mạch được trồng trên những thửa ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì. Vào thời điểm cuối thu màu sắc của tam giác mạch sẽ thay thế màu vàng của lua trên những thửa ruộng bậc thang.
Tây Côn Lĩnh
Một trong những đỉnh núi cao nhất Việt Nam với độ cao 2419m. Bạn nên leo đến đỉnh Tây Côn Lĩnh để ngắm nhìn một vùng đất hoang sơ và săn mây ở tại Hà Giang. Tây Côn Lĩnh là một vùng đất thiêng của người dân tộc La Chí. Ngoài ra tại Hoàng Su Phì bạn còn có thể đến ngộn núi Chiêu Lầu Thi với độ cao 2402m được tạo thành từ những khối đá vôi khổng lồ.
Tìm hiểu về các nét văn hóa mới của dân tộc
Hoàng Su Phì không chỉ có những cảnh đẹp như chốn thần tiên nơi đây còn là nơi sinh sống của những người dân tộc. Bạn có thể nghe thăm chợ Hoàng Su Phì nằm dưới chân núi Tây Côn Lĩnh họp vào chủ nhật hàng tuần. Nơi mà mà các bạn có thể trao đổi và mua bán các hàng hóa. Ngoài ra, muốn tìm hiểu thêm về các nét văn hóa khác nhau thì bạn có thể ghé thăm các bản làng văn hóa với khung cảnh bình yên và những đồng bào dân tộc sẽ cho bạn một trải nghiệm tuyệt vời.
Giao lưu văn hóa dân tộc ở Hoàng Su Phì
Ăn gì tại Hoàng Su Phì?
Tại Hoàng Su Phì bạn sẽ được thưởng thức các món ăn đặc biệt chỉ có tại vùng núi cao như thịt trâu gác bếp, tháng cố, cháo ấu tẩu, thịt chuột… bên cạnh đó rượu thóc Nàng Đôn một loại rượu được ủ và chưng cất truyền thống của người Nùng tại xã Nàng Đôn.
Hà Giang: Hoàng Su Phì "mùa vàng" vẫy gọi
Chương trình "Qua những miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì" được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2015.
Qua 7 mùa tổ chức bằng các hình thức khác nhau (trực tiếp và trực tuyến), đều để lại ấn tượng đặc biệt trong lòng du khách. Đến với Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang vào mùa lúa chín năm nay, du khách sẽ được trải nghiệm chương trình du lịch hoàn toàn mới lạ với sự tổng hợp, hội tụ các hoạt động văn hóa tiêu biểu của mảnh đất, con người Hoàng Su Phì.
Những thửa ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì
Hoàng Su Phì là huyện vùng cao núi đất, nằm ở phía Tây của tỉnh Hà Giang. Nơi đây có cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp với phong cảnh núi non hùng vỹ và những thửa ruộng bậc thang uốn lượn tới tận chân trời. Vào khoảng tháng 9, tháng 10 là mùa đẹp nhất trong năm khi lúa trên những thửa ruộng bậc thang chuyển màu vàng óng ả, đứng quan sát từ xa trông như một thảm lụa vàng với hương thơm ngọt ngào của lúa chín hòa quyện trong làn gió.
Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đã được công nhận Di tích quốc gia vào năm 2012, trải dài trên 6 xã: Bản Luốc, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty, Sán Sả Hồ và Thông Nguyên. Xác định đây là tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, năm 2015, lần đầu tiên huyện tổ chức Chương trình "Qua những miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì" và gây được tiếng vang lớn trong lòng du khách. Chương trình đã qua 7 mùa tổ chức, mỗi mùa đều để lại dấu ấn riêng với du khách thập phương.
Theo Ban tổ chức, Chương trình năm nay sẽ diễn ra với nhiều hoạt động hấp dẫn và đổi mới, như: Ngày hội văn hóa dân tộc Mông lần thứ II (cấp huyện), địa điểm tổ chức tại thôn Tả Sử Choóng, xã Tả Sử Choóng; biểu diễn dù lượn "Trên những bậc thang vàng" lần thứ II năm 2022 tại xã Nậm Ty, xã Thông Nguyên; trưng bày sản phẩm và không gian chợ phiên. Ngoài ra, các xã, thị trấn còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian truyền thống, các hoạt động du lịch sinh thái, trải nghiệm; thời gian tổ chức từ ngày 02/9 đến 30/9/2022.
Bí thư Đảng ủy xã Tả Sử Choóng, Hoàng Xuân Hòa cho biết: Là địa điểm được huyện lựa chọn tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Mông năm 2022 và cũng là sự kiện mở đầu cho Chương trình "Qua những miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì", cấp ủy, chính quyền xã đã chuẩn bị chu đáo các điều kiện về trang trí, khánh tiết, hội trường, sân bãi. Thành lập đoàn văn nghệ, thể thao để tham gia ngày hội; cử các hội viên Hội nghệ nhân dân gian tham gia luyện tập và trình diễn Lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông theo nghi thức truyền thống tại ngày hội. Với các hoạt động văn nghệ dân gian phong phú và thi đấu các môn thể thao truyền thống như bắn nỏ, đánh yến, thi đan quẩy tấu, võ cổ truyền dân tộc Mông... ngày hội đã được tổ chức thành công vào ngày 02/9 vừa qua, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và du khách. Qua đó, đã góp phần quảng bá tiềm năng du lịch của địa phương, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn.
Xác định đây là cơ hội tốt để quảng bá tiềm năng du lịch và giới thiệu văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc của địa phương tới du khách trong và ngoài nước, huyện Hoàng Su Phì đã tập trung chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, các xã, thị trấn chuẩn bị chu đáo các điều kiện để tổ chức Chương trình "Qua những miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì". Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân vệ sinh đường làng, ngõ xóm, chỉnh trang khuôn viên nhà cửa, vệ sinh môi trường sạch, đẹp. Chỉ đạo các lực lượng làm tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trước, trong và sau chương trình. Yêu cầu các đơn vị kinh doanh dịch vụ, du lịch, các homestay niêm yết giá công khai, ký cam kết không tăng giá. Đặc biệt, công tác tuyên truyền, quảng bá về chương trình du lịch được huyện đẩy mạnh trên các nền tảng công nghệ số, lan tỏa sâu rộng tới bạn bè trong nước và quốc tế.
Chủ tịch UBND huyện, Thèn Ngọc Minh cho biết: 2 năm vừa qua do ảnh hưởng của dịch bệnh nên huyện chủ yếu quảng bá Chương trình "Qua những miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì" qua hình thức du lịch online. Năm nay, tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, vì vậy huyện đã thành lập Ban tổ chức Tuần văn hóa du lịch năm 2022, xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện. Chương trình năm nay là sự tổng hợp, hội tụ các hoạt động văn hóa đặc trưng, tiêu biểu của mảnh đất, con người Hoàng Su Phì với các hoạt động như trình diễn Lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông, Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao, nghi thức nhảy lửa và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, đánh yến, đánh cù, bắn nỏ, cà kheo... Trải nghiệm các hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc, hòa mình vào vẻ đẹp của di tích ruộng bậc thang mùa lúa chín và thưởng thức những món ăn truyền thống đậm đà bản sắc của đồng bào các dân tộc chắc chắn sẽ đem đến những trải nghiệm vô cùng thú vị cho du khách khi tham gia Chương trình "Qua những miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì" lần này.
Du lịch qua những miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì 2022 Tại sân vận động huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) vừa diễn ra lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và khai mạc chương trình 'Du lịch qua những miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì' - 2022. Hoàng Su Phì là huyện vùng núi nằm ở phía Tây của tỉnh Hà Giang hay...