Hoang sơ thắng cảnh Hang Cọp, Ninh Thuận
Hang Cọp là thắng cảnh đặc sắc được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho xã Phước Trung, huyện Bác Ái, Ninh Thuận.
Nơi đây còn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng thu hút đông đảo du khách đến thăm thú vui chơi. Hang Cọp là địa chỉ du lịch xanh dành cho những ai yêu thích khám phá thiên nhiên gắn với nhiều truyền thuyết dân gian của đồng bào Raglai bản địa.
Du khách khởi hành bằng ô tô từ thành phố Phan Rang- Tháp Chàm khoảng 45 phút đến với địa danh Hang Cọp (Gú Rômong- tiếng Raglai). Sau khi dừng xe bên đường liên xã Phước Trung- Phước Đại, du khách cuốc bộ hai cây số theo đường mòn để được tận mắt thưởng ngoạn nét đẹp hoang sơ của đoạn suối Hang Cọp. Gọi “đoạn suối” bởi lẽ nơi đây chỉ là một phần của dòng suối Lô Pa, nguồn nước phục vụ sản xuất, đời sống của hàng ngàn người dân địa phương. Suối Lô Pa là mạch nguồn chính của đập Ô Cam và hồ chứa nước Phước Trung có sức chứa trên 2,3 triệu mét khối nước bảo đảm tưới cho hàng trăm hecta đất canh tác. Suối Lô Pa phát nguyên từ dãy núi Đen có độ cao trên 1000 mét đổ về phía hạ nguồn. Dòng suối nhiều triệu năm “nước chảy đá mòn” tạo thành những hang động kỳ bí được dân gian thêu dệt nên nhiều truyền thuyết làm say đắm lòng người.
Theo những người cao tuổi địa phương cho biết thuở xa xưa vùng đất Phước Trung thường xuyên bị hạn hán. Có người mẹ Raglai tên Lô Pa cầu xin Dàng (trời) ban nước cho dân làng sinh hoạt, sản xuất. Cảm động trước tấm lòng của người mẹ, trời đổ mưa suốt nhiều ngày nước chảy xiết tạo nên dòng suối. Dân làng lấy tên người mẹ Raglai nhân hậu đặt cho dòng suối mát lành. Trên dòng suối có những vũng nước sâu được gọi là vũng Hoa Mai, vũng Bằng Lăng, vũng Cá Sấu, vũng Hang Cọp… Tại vũng Hang Cọp dòng nước len lỏi qua những bậc đá tung bọt trắng xóa tạo nên nét hấp dẫn đặc sắc của suối Lô Pa. Hang Cọp được che chắn bởi những khối đá tự nhiên cao vút tạo nên sự ấm áp. Ngày xưa, cọp thường về đây làm ổ sinh sản bên dòng suối trong mát. Càng đi lên phía thượng nguồn suối Lô Pa càng có nhiều cảnh sắc thiên nhiên đặc sắc. Ở khu vực làng cũ trên núi Đen có tảng đá rộng bằng phẳng còn in rõ dấu chân người dắt trâu đi qua từ thuở khai thiên lập địa…
Đến Hang Cọp, du khách được ngâm mình giữa dòng nước suối mát lành thả hồn thanh thản nghe tiếng chim hót vang rừng. Những tán cây bằng lăng, căm liên, ngành ngạnh trổ bông làm quyến rũ lòng người. Vào những dịp lễ tết, Suối Hang Cọp thu hút đông đảo du khách đến thăm thú, vui chơi. Nếu được ngành du lịch đầu tư khai thác, suối Hang Cọp sẽ nằm trong chuỗi du lịch lữ hành khám phá thiên nhiên Phước Bình- Chapơ- suối Lạnh thuộc địa bàn huyện Bác Ái.
Thác Grăng Thắng cảnh đẹp của Quảng Nam
Thác Grăng (xã Tà Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam) trở thành điểm đến thu hút du khách không chỉ vì có thác nước đẹp mà còn bởi không gian hoang sơ, kỳ thú.
Từ phía thượng nguồn suối Pà Xua, từng cơn gió thổi về mơn man. Dừng chân ở ngã ba thôn Pà Ia (xã Tà Bhing), đường lên thác Grăng dòng người đổ về mỗi lúc một đông.
Leo qua con dốc dài khoảng 300m, thác Grăng hiện ra với nét hoang sơ giữa núi non điệp trùng. Đứng dưới chân thác nhìn lên, những màn "hơi sương" bay theo chiều gió tạt vào người, một cảm giác mát dịu. Cách đó không xa, những nhóm bạn trẻ đi dã ngoại nô đùa cùng nhau trên những tảng đá lô nhô.
Chuyện kể rằng, xa xưa tại thác nước này có rất nhiều loài cá thiêng sinh sống, trong đó có cá Grăng (cá chiên). Ngày nay, cá Grăng không còn nhưng câu chuyện về loài cá thiêng vẫn được nhắc đến cùng vẻ đẹp tuyệt mỹ của thác nước. Để nhớ đến loài cá thiêng nay không còn, người dân bản địa lấy tên cá gọi thác Grăng.
Cùng với thác Nước ở xã Phước Xuân (Phước Sơn), thác Grăng từ lâu được biết như "tiên nữ" giữa rừng xanh với những con thác chảy dài như dải lụa mềm vắt lưng chừng núi. Men theo con đường quanh co uốn lượn, trên những vạt đồi cao, thấp thoáng màu vàng tươi nương lúa đang vào mùa. Chiều trở về, bên dòng suối vắng, những phụ nữ Cơ Tu đắm mình trong dòng nước trong vắt, lộ tấm lưng trần...
Ở Grăng, trò chơi kỳ thú của một số thanh thiếu niên với màn nhào lộn, khiến du khách thót tim. Từ độ cao gần 10m, người thực hiện "màn xiếc" nhào lộn bằng cách tung mình nhảy xuống mặt nước trong sự "cổ vũ" của bạn bè cùng đi. Tưởng kỳ thú vậy, nhưng trò chơi này tìm ẩn nguy hiểm tính mạng.
Bà A Viết Xinh - Phó Chủ tịch UBND xã Tà Bhing cho biết, cùng với chủ trương đưa thác Grăng trở thành điểm du lịch cộng đồng phục vụ du khách, công tác đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn cũng được triển khai chặt chẽ. "Mỗi khi có đoàn du khách đến thác tham quan, nhất là du khách nước ngoài, xã điều lực lượng công an hỗ trợ về mặt giữ gìn an ninh, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách".
Biển Nhơn Lý - Thắng cảnh đẹp của Bình Định Xã Nhơn Lý hiện nay đã phát triển nhưng vẫn còn giữ được vẻ đẹp tự nhiên với những bãi cát trắng trải dài, nhà mái ngói đỏ tươi, biển vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ. Cách trung tâm phố Quy Nhơn 30km, băng qua cầu Thị Nại là xã Nhơn Lý. Xã Nhơn Lý đã có lịch sử lâu đời, bề...