Hoang sơ suối Ba Li
Ngày cuối tuần, trốn những ồn ào nơi phố thị, chúng tôi tìm đến với dòng suối Ba Li (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) để được hòa mình vào cảnh vật thiên nhiên hoang sơ, tĩnh lặng.
Suối Ba Li cách trung tâm TP. Nha Trang khoảng 30km về phía nam, chảy dài trên địa bàn hai xã Cam Tân, Cam Hòa. Đi qua hồ chứa nước Cam Ranh Thượng khoảng 2km, chúng tôi bắt gặp một cây cầu tràn, đó chính là vị trí bắt đầu cho chặng đường rừng khám phá vẻ đẹp của suối Ba Li.
Len lỏi dọc theo con đường mòn chạy song song với dòng suối, chúng tôi thấy những tảng đá to, bằng phẳng; không gian rừng cây nguyên sinh mát lành. Có những đoạn, dòng suối ầm ào khi nước băng qua những tảng đá, ghềnh đá, tạo nên những ngọn thác nhỏ; cũng có đoạn dòng suối lặng lờ trôi trong sự tĩnh mịch của núi rừng. Bên kia bờ suối có một bãi cát bồi vàng mịn và trên dòng suối là một hồ nước nhỏ có ghềnh thác khá đẹp. Đắm mình trong làn nước suối mát lạnh, mọi mệt mỏi dường như tan biến. Một bữa tiệc nhỏ với đồ ăn thức uống mang theo cùng người thân bên những câu chuyện vui thực sự mang đến một ngày nghỉ đầy ý nghĩa.
Vẻ hoang sơ của dòng suối Ba Li |
Qua tìm hiểu, suối Ba Li bắt nguồn từ núi Chiến. Đây là một trong những dòng suối đổ nước về hồ Cam Ranh Thượng như: suối Tranh, suối Thượng, suối Rích, suối Cóc… Tên gọi suối Ba Li được người dân địa phương đặt theo tên một hồ chứa nước ở gần dòng suối, đó là hồ Ba Li. Suối Ba Li có thể xem là một thắng cảnh đẹp ở huyện Cam Lâm, nhưng tiếc là đến nay vẫn còn ít người biết nơi này. Lâu nay, vẫn chỉ có một số bạn trẻ, hoặc các nhóm khách gia đình đến đây vào mỗi dịp cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ. “Vào mùa hè, dịp cuối tuần có khi lượng khách đến đây cũng khoảng trăm người. Họ chủ yếu tắm suối, ăn uống, nghỉ ngơi rồi về”, chị Cao Thị Loan – người giữ xe ở khu vực suối Ba Li cho biết. Anh Bảo Long (đường Ngô Đến, TP. Nha Trang) chia sẻ: “Gia đình tôi từ Nha Trang đến đây chủ yếu tìm bầu không khí thiên nhiên hoang sơ. Cảnh quan dòng suối, núi rừng trông rất đẹp mắt. Nếu có dịp, chúng tôi sẽ tiếp tục đến đây vui chơi”.
Theo thông tin từ Sở Du lịch, khu vực suối Ba Li chưa nằm trong quy hoạch hoạt động du lịch. Việc người dân, du khách đến đây vui chơi, dã ngoại chỉ mang tính chất tự phát. Vì thế, chính quyền địa phương nên khuyến cáo người dân và du khách khi tới đây cần cẩn thận đối với việc sử dụng lửa ở trong rừng và có ý thức bảo vệ môi trường. Bởi thực tế, đã có một số trường hợp khách tổ chức cắm trại qua đêm ở khu vực suối Ba Li, nếu không có biện pháp quản lý sẽ dễ dẫn tới những hệ lụy phức tạp.
Video đang HOT
Rời suối Ba Li trong ánh chiều tà và những tiếng chim rừng gọi nhau về tổ, chúng tôi thầm nghĩ đến một ngày suối Ba Li sẽ thực sự là một điểm du lịch được nhiều người biết đến.
Hoang sơ Khe Răm
Thung lũng Khe Răm thuộc thôn An Định, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang. Sở hữu nét đẹp thiên nhiên hoang sơ và không khí trong lành, thắng cảnh này thu hút nhiều người dân, du khách, đặc biệt là những bạn trẻ đam mê du lịch "bụi" tìm đến trải nghiệm trong những năm gần đây.
Thung lũng Khe Răm nằm ở điểm cuối của tuyến du lịch sông Cu Đê thuộc địa phận thôn An Định, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang. Ảnh: TRƯỜNG KỲ
Toàn bộ khu vực thung lũng Khe Răm rộng 46ha. Nơi đây sở hữu không gian sơn thủy hữu tình với những mỏm đá nhiều hình thù nằm dọc hai bên suối, làn nước trong xanh, không gian yên bình. Với nguyên bản là phần đệm giữa Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa và Vườn Quốc gia Bạch Mã, ở Khe Răm hình thành hệ thống ghềnh thác, suối và rừng nguyên sinh hài hòa với nhau. Đây là nơi lý tưởng để người dân, du khách tìm đến tham quan, dã ngoại, tắm suối... vào những dịp cuối tuần.
Để đi đến Khe Răm, du khách có thể di chuyển theo đường Ngô Xuân Thu (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu) về địa bàn xã Hòa Bắc, sau đó qua khỏi cầu Khe Răm và rẽ phải chừng 500m sẽ đến khu vực Suối Mơ - Khe Răm. Tại đây, du khách có thể gửi xe ở nhà dân và di chuyển về khu vực suối để tham quan, thư giãn. Trong những dịp cuối tuần, được hòa mình vào thiên nhiên bên cạnh người thân, tạm xa không khí nhộn nhịp của thành thị là một trải nghiệm tuyệt vời cho mọi người.
Theo thông tin từ Sở Du lịch thành phố, trong công tác hình thành các tuyến du lịch đường thủy, tuyến sông Cu Đê - Trường Định có 4 vị trí được quy hoạch cảng, bến thủy nội địa tại các khu vực phía bắc cầu Nam Ô (X1); bến Hầm Vàng (X2); phía tây dự án Golden Hills mở rộng (phía tây cầu Trường Định) (X3); khu vực Khe Răm, xã Hòa Bắc (X4). Trong đó các bến đều đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết TL 1:500.
Dự kiến quy mô đầu tư bến neo đậu tàu thuyền, đón trả khách kết hợp với các hoạt động thương mại dịch vụ. Vì thế, Khe Răm có tiềm năng để phát triển du lịch lâu dài trong tương lai, đặc biệt là tiềm năng du lịch sinh thái gắn với cộng đồng, trong đó có các hoạt động văn hóa của đồng bào dân tộc Cơ tu trên địa bàn xã Hòa Bắc.
Ở thời điểm hiện tại, do điểm đến còn hoang sơ, nhiều người dân đã mở các dịch vụ du lịch tự phát dọc khu vực suối Khe Răm. Về lâu dài, Khe Răm và các điểm du lịch tự nhiên nói chung cần được khai thác bài bản, bền vững để phát huy được tiềm năng sẵn có, góp phần vào sự phát triển của địa phương.
Theo Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Bắc Trương Thanh Nhân, đặc thù của xã là nằm dọc sông Cu Đê, nhiều khe suối, khung cảnh hoang sơ đã thu hút du khách gần xa tìm đến, trong đó có các điểm đến tự nhiên như Khe Răm, suối Vũng Bọt và khu vực thôn Phò Nam cũ.
Để bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn cho du khách, UBND xã Hòa Bắc tăng cường cắm biển nhắc nhở du khách không vứt rác bừa bãi, không ở lại qua đêm, cảnh báo du khách không tắm ở nơi nước sâu, không đốt lửa gần khu vực rừng. Ngoài ra, xã cử lực lượng tuần tra thường xuyên nhắc nhở du khách và thực hiện phong trào "Chủ nhật xanh - sạch - đẹp" ở các thôn. Đa số du khách đã chấp hành việc thu gom rác thải sạch sẽ ở các điểm đến. Chỉ có một số trường hợp chưa chấp hành đã được lực lượng tuần tra nhắc nhở.
Ngoài ra, UBND xã Hòa Bắc tiến hành lắp đặt thêm các biển cảnh báo nguy hiểm tại vị trí thuận tiện ở các điểm du lịch suối, thác và lắp đặt hệ thống loa phát thanh nhằm thông báo thường xuyên với du khách những vùng nguy hiểm, vùng nước sâu không nên tắm, để du khách dễ dàng quan sát, né tránh những khu vực nguy hiểm.
Để bảo đảm du lịch, vui chơi an toàn khi đến Khe Răm và các điểm du lịch thiên nhiên nói chung, người dân và du khách cần chú ý và tuân thủ các thông báo, khuyến cáo của cơ quan chức năng, đặc biệt cẩn thận khi di chuyển qua khu vực sông, suối, các vách đá, các vùng nước sâu. Đồng thời cần chú ý giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan nơi đến sạch đẹp với thông điệp "Đừng lấy đi gì ngoài những bức ảnh, đừng để lại gì ngoài những dấu chân".
Không gian thơ mộng của Khe Răm với dòng nước trong xanh chảy qua núi rừng hoang sơ của xã Hòa Bắc. Ảnh: TRƯỜNG KỲ
Với nguyên bản là phần đệm giữa Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa và Vườn Quốc gia Bạch Mã, ở Khe Răm hình thành hệ thống ghềnh thác, suối và rừng nguyên sinh hài hòa với nhau. Ảnh: TRƯỜNG KỲ
Một đoạn suối ở Khe Răm với nhiều khối đá lớn, nhiều hình thù. Ảnh: TRƯỜNG KỲ
Hiện tại, ở Khe Răm đã hình thành các dịch vụ du lịch tự phát, nhiều lán trại cho du khách nghỉ chân được mở ra dọc hai bờ suối. Về lâu dài, Khe Răm và các điểm đến khác cần được đầu tư đúng tầm để khai thác tiềm năng du lịch. Ảnh: TRƯỜNG KỲ
Để bảo đảm du lịch, vui chơi an toàn, người dân và du khách cần chú ý các thông báo, khuyến cáo của cơ quan chức năng, đặc biệt cẩn thận khi di chuyển qua khu vực sông, suối, các vách đá, các vùng nước sâu. Đồng thời cần chú ý giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan sạch đẹp. Ảnh: TRƯỜNG KỲ
Giữa biển trời Nam Ô Những ngày giáp Tết Nguyên đán, trời nắng nhẹ là thời điểm ghềnh đá Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu) đổi màu rêu xanh rì. Nơi đây vẫn giữ được vẻ hoang sơ của một làng chài biển lâu đời dưới chân đèo Hải Vân. Với cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ và gắn liền với những dấu tích văn...